5 cây thuốc nam trị ghẻ hiệu quả – Mẹo hay dân gian
Ghẻ là căn bệnh da liễu dễ chữa, không nguy hiểm cho người bệnh, chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu và làm mất tính thẩm mỹ cho da. Bên cạnh phương pháp điều trị bằng thuốc, các cây thuốc nam trị ghẻ cũng được dân gian áp dụng và đạt hiệu quả nhất định.
Dùng cây thuốc nam trị ghẻ ngứa có hiệu quả không?
Dùng thuốc nam, lá tắm trị ghẻ ngứa có thể mang lại hiệu quả nhất định, đặc biệt là trong các trường hợp ghẻ nhẹ. Tuy nhiên, hiệu quả này có thể khác nhau tùy thuộc vào từng loại cây thuốc, cơ địa của người bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Ưu điểm:
- Thành phần tự nhiên, có tính kháng viêm, sát khuẩn, giúp làm dịu da, giảm ngứa và tiêu diệt ký sinh trùng gây ghẻ.
- Ít tác dụng phụ hơn so với thuốc tây y, giảm thiểu tình trạng kích ứng da, có thể sử dụng trong thời gian dài.
- Các loại dược liệu này khá dễ tìm trong tự nhiên, cách chế biến cũng vô cùng đơn giản.
- Chi phí thấp, thích hợp với mọi đối tượng bệnh nhân.
Hạn chế:
- Quá trình điều trị bằng thuốc nam thường diễn ra chậm hơn so với thuốc tây y.
- Đối với các trường hợp ghẻ mãn tính, diện tích tổn thương lớn, thuốc nam có thể không đủ khả năng kiểm soát bệnh.
- Hiệu quả không đồng đều, có thể khác nhau ở từng bệnh nhân.
- Việc xác định liều lượng và thời gian sử dụng thuốc nam thường không có tiêu chuẩn cụ thể, dễ dẫn đến tình trạng quá liều hoặc thiếu liều.
- Nếu không đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến và sử dụng, có thể gây nhiễm trùng da.
Tham khảo thêm: Bệnh ghẻ phỏng -Dấu hiệu và cách điều trị
5 cây thuốc nam trị ghẻ tại quả hiệu quả, an toàn
Bạn muốn trị ghẻ nhưng lại lo ngại về tác dụng phụ của thuốc tây, thì các loại thuốc nam là một lựa chọn đáng cân nhắc. Với những thành phần tự nhiên, các cây thuốc nam, lá tắm trị ghẻ ngứa dưới đây không chỉ giúp giảm ngứa, kháng khuẩn mà còn nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh.
1. Lá trầu không
Trầu không với tác dụng kháng khuẩn, chống sưng, giảm ngứa, thải độc hiệu quả, giúp khống chế sự phát triển của ghẻ nước ở thể nhẹ.
Cách 1:
- Chuẩn bị 3 – 4 lá trầu không đem rửa sạch và phơi ráo.
- Cắt nhỏ lá, sau đó đun một ấm nước sôi để hãm.
- Thêm một chút muối, đợi nguội rồi sử dụng.
- Sử dụng nước lá trầu không để lau rửa vùng da bị ghẻ nước, dùng bã lá chà xát lên vùng da bệnh.
- Dùng khăn mềm lau vùng vết thương lại cho khô và sạch.
Cách 2:
- Chuẩn bị 10 lá trầu không đem đi rửa sạch, đem ngâm lá với nước muối rồi vớt ra đun sôi ngập nước.
- Thêm vào nồi nước một ít muối hạt, đun đến khi nước sôi bừng và để nguội bớt.
- Dùng nước để tắm rửa vệ sinh vùng bị ghẻ.
Lưu ý:
- Thực hiện kiên trì điều đặn trong khoảng 2 – 3 tuần để đạt được hiệu quả.
- Không nên tắm nước lá trầu khi có vết thương hở.
- Đối với trẻ nhỏ, cần tham khảo ý kiến của những bác sĩ trước khi sử dụng.
Xem thêm: Dùng nước muối trị ghẻ hiệu quả an toàn, lành tính
2. Lá bạch đàn
Thành phần của lá bạch đàn chứa chất kháng khuẩn tự nhiên mạnh – hoạt chất flavonoid có thể ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng.
Cách 1:
- Chuẩn bị 5 – 7 lá bạch đàn (cả lá khô và lá tươi) đem rửa sạch bụi và phơi khô.
- Vò nát lá và đem đi đun với nước.
- Đun khoảng 30 phút, đến khi có mùi thơm nồng.
- Dùng phần nước để tắm hoặc lau rửa tại vùng da bị ghẻ
- Kiên trì trong 2 – 3 tuần.
Cách 2:
- Rửa sạch lá bạch đàn tươi.
- Đem lá cây giã nát cùng với lượng muối nhỏ.
- Dùng bã của lá bạch đàn chà lên vùng da bị ghẻ và dùng gạc cố định trong 20 – 30 phút.
- Rửa lại với nước ấm, áp dụng cách này trong 2 tuần.
Tham khảo thêm: Cách chữa ghẻ bằng nước muối tẩy sạch các nốt ghẻ trên da
3. Rau sam
Rau sam có khả năng kiểm soát các triệu chứng sưng viêm, ngứa ngoài da, đặc biệt được dùng nhiều trong điều trị bệnh ghẻ, nấm và viêm da. Tuy nhiên rau sam thường không được khuyến khích dùng cho đối tượng phụ nữ mang thai.
Thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 30gr rau sam, 20gr lá xoan, 10gr lá đào, 3 chén rượu trắng.
- Đem nguyên liệu ngâm nước muối.
- Sau đó giã nát các nguyên liệu, ngâm nguyên liệu cùng với rượu trắng qua đêm.
- Có thể dùng luôn cả bã và rượu để bôi và xoa bóp lên vùng da bị ghẻ.
- Áp dụng bài thuốc trong vòng 2 tuần tối đa.
4. Cây sầu đâu
Lá sầu đâu được biết đến với nhiều công dụng trong y học, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh cần tính kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng để chữa trị các bệnh sốt rét, giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu và hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng.
Thực hiện:
- Chuẩn bị 20 – 25 lá cây sầu đâu, 1 thìa dầu mù tạt và 1 thìa bột nghệ.
- Trộn đều các nguyên liệu sau đó bôi lên vùng da ghẻ đã vệ sinh sạch.
- Dùng tay sạch để massage và giữ nguyên trong vòng 1 giờ sau đó rửa sạch với nước ấm.
Gợi ý thêm: 7 Cách trị ghẻ bằng lá trầu không nhanh khỏi an toàn tại nhà
5, Lá khế
Lá khế chứa những hoạt chất chống viêm quan trọng có tác dụng ức chế sự phát triển của vi trùng, vi khuẩn gây bệnh ghẻ và nấm Candida. Chúng được xem là một trong những loại lá tắm trị ghẻ ngứa hiệu quả, phù hợp với trẻ em.
Cách 1:
- Chuẩn bị một nắm lá khế vừa đủ và đem rửa sạch đun sôi với 3 lít nước.
- Khi nước sôi lăn tăn thì cho vào 1 – 2 thìa muối, sau đó đun đến khi nước sôi bừng.
- Đợi nước nguội bớt thì rửa hoặc tắm, kết hợp chà xát phẫn bã lá khế lên vùng da bị ghẻ.
Cách 2:
- Chuẩn bị một nắm lá khế, đem rửa sạch và phơi ráo.
- Đem giã lá khế cùng với một ít muối, lấy bã đắp trực tiếp lên da.
- Để khoảng 20 phút thì rửa lại với nước và lau khô.
Tham khảo thêm: Trị ghẻ nước ở tay, chân hiệu quả bằng phương pháp dân gian
Lưu ý khi sử dụng cây thuốc nam trị ghẻ ngứa
Thuốc nam thường an toàn, lành tính và ít tác dụng phụ hơn thuốc tây, tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người bệnh cũng nên tuân thủ những điều sau để đạt được hiệu quả tốt nhất:
- Sử dụng thuốc nam có nguồn gốc tự nhiên, sơ chế sạch sẽ trước khi dùng.
- Hiệu quả thường chậm, vì vậy cần kiêng trì sử dụng.
- Không nên gãi vì có thể làm trầy xước da, tạo thành sẹo mất thâm mất thẩm mỹ.
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc bôi kết hợp vì có thể gây tương tác.
- Mỗi ngày đều cần giặt sạch đồ cá nhân, không dùng chung đồ với người khác.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể dục đều đặn.
- Khi thấy những triệu chứng bất thường sau khi dùng thuốc nam, nên ngừng dùng và đến bác sĩ để được kiểm tra.
- Sau một thời gian điều trị mà không mang lại hiệu quả, cần tìm đến bác sĩ để thăm khám và áp dụng các biện phù hơp hơn.
- Không thay thế hoàn toàn phương pháp điều trị bằng y khoa.
Cách phòng ngừa ghẻ ngứa đơn giản, hiệu quả tại nhà
Bệnh ghẻ khó chịu và dễ lây lan, nhưng bạn hoàn toàn có thể áp dụng các biện phòng ngừa ghẻ ngứa tại nhà đơn giản bằng những cách sau:
- Giữ vệ sinh cá nhân: Tắm rửa hàng ngày bằng xà phòng, thay quần áo thường xuyên để loại bỏ ký sinh trùng.
- Giặt và vệ sinh đồ dùng cá nhân: Giặt quần áo, ga giường, khăn tắm… thường xuyên, sấy khô hoặc phơi nắng, tránh ẩm mốc.
- Tránh tiếp xúc với người bị ghẻ: Hạn chế dùng chung đồ cá nhân và tránh tiếp xúc trực tiếp với da của người bị nhiễm ghẻ.
- Sử dụng thuốc trị ghẻ: Bôi kem hoặc thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ nếu phát hiện triệu chứng nghi ngờ bị ghẻ.
- Giữ nhà cửa sạch sẽ: Thường xuyên hút bụi, lau chùi các bề mặt tiếp xúc trong nhà để giảm nguy cơ lây nhiễm.
- Tránh đến những nơi có nguy cơ nhiễm ghẻ cao: Như các khu vực đông đúc, chật chội, không đảm bảo vệ sinh, không khí ô nhiễm.
- Sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng: Sử dụng các loại thuốc diệt ký sinh trùng theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt khi có nguy cơ lây nhiễm cao hoặc trong môi trường sống có nhiều người mắc ghẻ.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phát hiện và điều trị kịp thời.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn đủ chất, nhiều rau xanh, vitamin, uống nhiều nước.
- Tập thể dục đều đặn: Giúp tăng cường sức để kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh.
Ghẻ không phải là căn bệnh nguy hiểm, nhưng để cơn ngứa ngáy không gây khó chịu hay ảnh hưởng đến sức khỏe thì người bệnh nên có phương pháp ngăn chặn ngay từ sớm. Nếu tình trạng không quá nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng các cây thuốc nam trị ghẻ tại nhà để kiểm soát và đẩy lùi bệnh tật, bảo vệ làn da luôn khỏe mạnh, nâng cao sự tự tin.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh ghẻ nước có tự khỏi không? Bác sĩ giải đáp thắc mắc
- Phân biệt ghẻ nước và tổ đỉa: Cách điều trị hiệu quả
Bình luận (4)
Bs ơi. Em bị ghẻ 2 năm rồi, bệnh cứ tái phát k có thuốc gì bôi khỏi hoàn toàn ạ ?
Em bị ghẻ ở hai bên bẹn hán trời nắng rất ngứa giờ bs có cách nào điều trị ko ạ
Cho e hoi..trẻ e bi ghẻ ngứa nổi ở hai bên bìu thì làm sao ạ.
Con trai e nó bị nổi ghẻ ở bìu có thuốc gì boi đặc trị không ạ.em cảm ơn