Ghẻ nước và tổ đỉa: Cách nhận biết, phân biệt, điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Ghẻ nước và tổ đỉa là hai bệnh lý da liễu thường gặp, có các triệu chứng tương tự nên dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên cần phân biệt rõ để có những phương pháp điều trị tốt nhất.

Ghẻ nước và tổ đỉa
Ghẻ nước (dưới) và tổ đỉa (trên) cần được phân biệt rõ ràng để có hướng điều trị thích hợp

Những điều cần biết về tổ đỉa và ghẻ nước

Ghẻ nước và tổ đỉa đều là những căn bệnh nhiễm trùng ngoài da, không nguy hiểm nhưng gây ngứa ngáy kéo dài. 

  • Bệnh tổ đỉa

Tổ đỉa là một dạng của bệnh chàm, một tình trạng viêm da phổ biến. Bệnh được đặc trưng bởi những mụn nước hình thành trên da ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Chúng có kích thước lớn nhỏ khác nhau, đôi khi chứa dịch bên trong, bên ngoài phồng rộp, vỡ khi có tác đông mạnh.

Những nốt mụn nước của bệnh tổ đỉa có xu hướng mọc thành từng đám, kèm theo ngứa ngáy dữ dội, gây mất thẩm mỹ. Mụn nước vỡ có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng.

  • Bệnh ghẻ nước

Ghẻ nước là bệnh lý ngoài da do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei (cái ghẻ) gây ra. Bệnh gây ra những tổn thương ở dạng mụn nước, tập trung ở lòng bàn tay, kẽ ngón tay, ngấn cổ tay, mông, hai chân, bộ phận sinh dục, cùi tay…

Đôi khi vùng da bệnh xuất hiện mụn mủ, vảy da hoặc những vết xước. Mụn nước có thể mọc riêng lẻ ở những vùng da mỏng, thường gây ngứa ngáy dữ dội, nhất là vào ban đêm.

Bệnh ghẻ nước có khả năng lây nhiễm từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.

Ghẻ nước và tổ đỉa giống hay khác nhau
Bệnh ghẻ nước khiến người bệnh bị ngứa ngáy do con ghẻ đào hang trên da

Dấu hiệu nhận biết tổ đỉa và ghẻ nước

Dấu hiệu của bệnh tổ đỉa

  • Da nổi mụn nước: Nổi nhiều mụn nước nhỏ li ti, khá sần sùi và không có nhân, thường tập trung thành mảng dày khiến vùng da bị bệnh nổi sạm và nổi cục.
  • Nhiễm khuẩn mụn nước: Các nốt mụn nước màu đục, sưng đỏ do nhiễm trùng. Có thể kèm theo sốt cao, sưng hạch bạch huyết, nhức mỏi cơ…
  • Ngứa, đau rát: Ngứa thường kéo dài âm ỉ, càng gãi càng ngứa. Gãi nhiều khiến vết thương sưng tấy, đau, bề mặt da bị nóng rát do các mảng bong tróc gây ra.
  • Đóng vảy trên bề mặt: Đóng vảy sau khi mụn vỡ hoặc xẹp, vảy dày sừng vàng đục, tương tự như vết chai sạn.
  • Biến dạng móng: Tổ đỉa cũng có thể gặp phải ở móng tay và móng chân. Điều này dẫn đến biến dạng móng.
tổ đỉa và ghẻ nước
Đặc trưng của tổ đỉa là các hạt mụn nước cứng và tạo thành vùng chai sần trên da

Triệu chứng của bệnh ghẻ nước

  • Mụn nước mọc rải rác: Mụn nước tập trung tại kẽ ngón tay, ngón chân, thắt lưng, mặt trong đùi và cơ quan sinh dục. Mụn nước ở bộ phận sinh dục có thể đỏ sẫm và gây ngứa ngáy dữ dội
  • Ngứa ngáy: Ngứa dữ dội, nhiều hơn vào ban đêm do cái ghẻ ra khỏi hang. Cơn ngứa cũng tồi tệ hơn khi đổ nhiều mồ hôi, da ẩm ướt.
  • Hình dáng mụn nước: Khác với mụn nước ở bệnh tổ đỉa, ghẻ nước thường có hình tròn nổi bật và có quầng tối màu xung quanh nốt ghẻ. Mụn nước có kèm theo rãnh rất nhỏ, bề mặt nông và có chiều dài 2-4mm.
  • Mụn dễ vỡ: Mụn nước có chất dịch trong, dễ vỡ.
  • Mức độ lan rộng nhanh: Mụn nước lan rộng và dễ lây khi gãi nhiều.

Tổ đỉa và ghẻ nước – Bệnh nào nguy hiểm hơn?

Mức độ nguy hiểm của tổ đỉa

Tổ đỉa không gây nguy hiểm đến tính mạng.Tuy nhiên bệnh khuynh hướng tái phát cao, những triệu chứng gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến các hoạt động.

Các biến chứng có thể gặp:

  • Nhiễm trùng ngoài da
  • Biến dạng móng

Mức độ nguy hiểm của ghẻ nước

Ghẻ nước thường gặp ở người vệ sinh da kém, hệ miễn dịch suy giảm. Bệnh dễ lây lan, gây ngứa ngáy dữ dội làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và tâm trạng.

Những biến chứng khác:

  • Nhiễm trùng da do gãi
  • Lở loét
  • Sẹo
  • Chàm hóa
  • Viêm cầu thận cấp sau nhiễm trùng

Phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa và ghẻ nước

Phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa và ghẻ nước hoàn toàn khác nhau. Sau điều trị, cả hai bệnh  lý này đều có thể được khắc phục.

Điều trị bệnh tổ đỉa

Tổ đỉa có thể tự khỏi trong 3 đến 4 tuần nếu bệnh nhân biết cách chăm sóc và vệ sinh vùng da bị bệnh hợp lý.

+ Bài thuốc dân gian

bệnh tổ đỉa và bệnh ghẻ nước
Muối có tác dụng khử trùng và diệt khuẩn, ức chế sự phát triển của lý sinh trùng
  • Dùng muối: Chữa tổ đỉa bằng muối có thể giảm ngứa, giúp sát khuẩn và kháng viêm. Hòa tan 1 – 2 thìa muối biển cùng với 1 ca nước đầy. Vệ sinh vùng da bị bệnh bằng nước sạch, lau khô, sau đó đem nước muối ngâm rửa lại lần nữa.
  • Lá trầu không: Lá trầu không có thành phần kháng khuẩn và chống viêm mạnh, giúp giảm triệu chứng của bệnh tổ đỉa. Đầu tiên, vò nhẹ lá trầu không cho ra tinh dầu, sau đó đem đun lá trầu không cùng với 1,5 lít nước sạch, đợi nước nguội bớt rồi đem ngâm vùng da bị bệnh trong 15 phút.
  • Dùng tỏi: Tỏi chứa thành phần tallicin có khả năng kháng khuẩn, sát trùng, ngăn tổ đỉa lan rộng. Bạn có thể đắp tỏi tươi giã nhuyễn lên vùng da bị bệnh hoặc sử dụng nước ép tỏi bôi lên khu vực bị mụn nước.

Cách chữa tổ đỉa tại nhà chỉ có hiệu quả cho những trường hợp viêm da nhẹ. Không được dùng để thay thế thuốc.

+ Thuốc

Thuốc trị bệnh tổ đỉa (bôi + uống) thường dùng gồm:

  • Corticosteroid: Nhóm thuốc bôi có chứa corticosteroid giúp kháng viêm, giảm đau và ngứa, đồng thời đẩy lùi các mụn nước trong thời gian ngắn.
  • Chlorpheniramine, Loratadine: Thuộc nhóm thuốc chống dị ứng, giúp trị ngứa, giảm kích ứng.
  • Nước muối sinh lý: Rửa vùng da bị tổ đỉa bằng nước muối mỗi ngày để hạn chế mụn nước lan sang các vùng lân cận.
  • Triamcinolone dạng tiêm: Tiêm thuốc trực tiếp đến vùng da tổn thương để phục hồi từ bên trong. 
  • Thuốc chống nhiễm khuẩn: Kháng sinh được dùng để trị viêm nhiễm.
bệnh tổ đỉa và bệnh ghẻ ngứa giống hay khác nhau
Các loại thuốc bôi có tác dụng rất nhanh trong điều trị viêm da do ký sinh trùng

Các loại thuốc Tây mặc dù cho hiệu quả nhanh nhưng không trị được gốc bệnh, luôn tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ, làm các triệu chứng bệnh tổ đỉa ngày càng trầm trọng. 

Điều trị bệnh ghẻ nước

+ Bài thuốc dân gian

Triệu chứng của bệnh có thể được điều trị hiệu quả bằng các bài thuốc dân gian, gồm:

  • Lá tần ô ( cải cúc ): Người bệnh có thể sử dụng lá cúc tần vò nát và đắp trực tiếp lên vùng da bị ghẻ nước. Trong thành phần của lá cúc tần chứa lượng đáng kể tanin, giúp làm lành tổn thương và giảm viêm . Đối với trẻ em có thể sử dụng lá tần ô nấu nước tắm cho trẻ hàng ngày chữa ghẻ.
  • Nước muối ấm: Đun nước muối trước và để nước còn ấm khi ngâm rửa. Nước muối có tính sát trùng và giảm ngứa hiệu quả, ngoài ra nước muối cũng giúp kháng khuẩn và hạn chế được khả năng nhiễm trùng xảy ra.  
  • Dùng lá đào: Người bệnh chuẩn bị 1 nắm lá đào tươi đem đi nấu nước, sau đó dùng nước này để ngâm và rửa vùng da bị ghẻ nước. Nước lá đào có công dụng chống viêm và chữa ghẻ hiệu quả.
  • Nha đam: Nha đam là nguyên liệu có thành phần chống viêm nhiễm hiệu quả. Khi sử dụng, bạn chỉ dùng phần gel nha đam được cạo đắp lên vùng da bị tổn thương. Mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần và lưu ý rửa sạch vùng da bị ghẻ bằng nước trước khi mặc quần áo.

XEM THÊM: Dùng lá đào chữa bệnh tổ đỉa sao cho đúng?

+ Thuốc

Nếu ghẻ nước viêm nhiễm nặng và tổn thương da lan rộng, cần thăm khám và điều trị bằng thuốc Tây. Các loại thuốc thường được sử dụng gồm:

  • Kem Permethrin 5%
  • Thuốc D.E.P
  • lindane 1%
  • Benzyl Benzoate 33%
  • Kem Eurax
  • Nhóm thuốc kháng histamine
  • Viên uống giúp bổ sung vitamin C, vitamin B1….

Phòng tránh bệnh tổ đỉa và ghẻ nước bằng cách nào?

Những cách dưới đây có thể ngăn bệnh tổ đỉa và ghẻ nước xảy ra hoặc tái phát:

Đeo bao tay khi lau dọn và vệ sinh nhà ở để phòng tránh kích ứng gây tổ đỉa
  • Vệ sinh cơ thể đúng cách, đặc biệt là những khu vực như bàn tay, bàn chân, các kẽ ngón tay, ngón chân. Tắm và vệ sinh da sau khi ra ngoài hoặc tiếp xúc chất bẩn.
  • Tránh tiếp xúc với hóa chất, những chất gây dị ứng như nước bẩn, lông thú, bụi bẩn, phấn hoa,….
  • Thường xuyên lau dọn nhà cửa sạch sẽ.
  • Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa có thành phần hóa chất mạnh, nên dùng bao tay. Nên ưu tiên nhóm sản phẩm vệ sinh lành tính, phù hợp với da nhạy cảm.

Bài viết đã tổng hợp thông tin giúp phân biệt bệnh tổ đỉa và ghẻ nước. Việc nhận diện đúng bệnh ngay từ đầu có thể giúp điều trị tốt hơn. Vì vậy người bệnh cần chủ động thăm khám khi có triệu chứng.

ĐỌC NGAY:

Chia sẻ:
Bài thuốc Nam nổi tiếng chữa bệnh tổ đỉa: 10 người dùng 9 người thoát bệnh

Tổ đỉa là căn bệnh đặc biệt dai dẳng, gây ra tình trạng mụn nước lở loét, ngứa ngáy nghiêm…

Bệnh tổ đỉa ở bàn tay, ngón tay: Hình ảnh nhận biết và điều trị

Bệnh tổ đỉa ở bàn tay, ngón tay là căn bệnh mạn tính và thường tái phát theo chu kỳ.…

5 Thuốc trị tổ đỉa của Nhật tốt nhất, được tin dùng hiện nay

Các loại thuốc trị tổ đĩa của Nhật từ lâu đã được biết đến với hiệu quả vượt trội trong…

Ghẻ nước và tổ đỉa: Cách nhận biết, phân biệt, điều trị

Ghẻ nước và tổ đỉa là hai bệnh lý da liễu thường gặp, có các triệu chứng tương tự nên…

Tổ đỉa bội nhiễm Tổ Đỉa Bội Nhiễm: Dấu Hiệu, Cách Điều Trị và Phòng Ngừa

Tổ đỉa bội nhiễm là một biến chứng của bệnh tổ đỉa, có tổn thương da ở dạng mãn tính.…

Bình luận (1)

  1. Huỳnh Công Thảo
    Huỳnh Công Thảo says: Trả lời

    Bị gì vậy ak

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua