Cách Chữa Tổ Đỉa Bằng Khế (Trái+Lá) – Mẹo Hay Dân Gian

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Các cách chữa tổ đỉa bằng khế có tác dụng cải thiện tình trạng ngứa ngáy, chống viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ phục hồi vùng da bị tổn thương. Mẹo chữa này phù hợp với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, chưa xuất hiện bội nhiễm.

Có nên chữa tổ đỉa bằng khế (trái và lá) không? 

Tổ đỉa là một trong những bệnh ngoài da thường gặp ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Tổn thương do bệnh lý gây ra đặc trưng bởi các mụn nước li ti nằm sâu trong da gây ngứa ngáy, khó chịu.

Cách Chữa Tổ Đỉa Bằng Khế (Trái+Lá) - Mẹo Hay Dân Gian
Các cách chữa tổ đỉa bằng khế có tác dụng cải thiện tình trạng ngứa ngáy, chống viêm, kháng khuẩn

Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị tổ đỉa theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nhiều người bệnh còn tìm đến các mẹo dân gian từ quả và lá khế, giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh lý gây ra.

Theo tài liệu y học cổ truyền

Lá khế và trái khế có tính lành, mát, ôn sinh, công dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn,… Do đó, thảo dược này thường được tận dụng để cải thiện các vấn đề ngoài da như tổ đỉa, rôm sảy, mề đay mẩn ngứa,…

Các nghiên cứu dược lý hiện đại

Trong khế có thành phần hóa học đa dạng, lượng tinh dầu dồi dào cùng với một số hoạt chất quan trọng. Theo đó, thảo dược này chứa tinh dầu gốc trans-2-hexenal, etyl axetat, carbohydrate, protein, xơ, vitamin A, B1, B2, C, PP cùng một số hoạt chất khác. 

Một số thực nghiệm lâm sàng nhận thấy, dùng lá khế, quả khế có tác dụng giảm các biểu hiện viêm, ngứa ngáy ngoài da thông qua cơ chế kháng histamin. Đồng thời giúp làm sạch da, cải thiện tổn thương và phục hồi da nhanh chóng.

Dùng lá và quả khế có thể cải thiện một số triệu chứng khó chịu do bệnh tổ đỉa gây ra. Tuy nhiên, các mẹo chữa từ thảo dược này chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, không xuất hiện bội nhiễm.

6 Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng khế (lá + trái) hiệu quả

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương và các triệu chứng đi kèm, bạn có thể áp dụng bài thuốc ngâm, đắp, uống hoặc kết hợp với một số thảo dược khác để tăng tác dụng chữa bệnh.

1. Ngâm nước lá khế chữa tổ đỉa

Dùng nước lá khế ngâm rửa là một trong những cách chữa bệnh tổ đỉa đơn giản, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao. Mẹo chữa này giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, đau rát, khó chịu do bệnh lý gây ra. Bên cạnh đó, ngâm nước lá khế đều đặn còn thúc đẩy quá trình phục hồi vùng da bị tổn thương hiệu quả.

Ngâm nước lá khế chữa tổ đỉa
Dùng nước lá khế ngâm rửa là một trong những cách chữa bệnh tổ đỉa đơn giản, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 100g lá khế, sau khi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng thì để ráo
  • Đun sôi 1.5 lít nước rồi cho lá khế vào đun thêm vài phút nữa thì tắt bếp
  • Cho một ít muối vào khuấy đều
  • Đợi đến khi nước nguội bớt thì dùng để ngâm vùng da bị tổ đỉa
  • Tận dụng phần bã chà nhẹ lên da để giảm cảm giác ngứa ngáy và một số biểu hiện đi kèm
  • Sau đó rửa lại với nước sạch và lau khô

2. Cải thiện bệnh tổ đỉa bằng khế nướng

Dùng khế nướng đúng cách có thể giảm các mụn nước, ngứa ngáy và đau rát khó chịu do tổ đỉa gây ra.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Quả khế tươi sau khi rửa sạch thì cắt lát mỏng
  • Mang khế nướng trên bếp than đến khi nóng 
  • Để nguội bớt thì áp lên vùng da cần điều trị đến khi nguội hẳn
  • Có thể lặp lại nhiều lần để cải thiện triệu chứng
  • Áp dụng đều đặn mỗi ngày đến khi bệnh lý thuyên giảm hẳn 

3. Uống nước lá khế cải thiện bệnh lý

Bên cạnh áp dụng các bài thuốc dùng ngoài, người bệnh có thể cải thiện bệnh tổ đỉa từ bên trong. Trong đó, uống nước lá khế là cách chữa được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả cao.

Uống nước lá khế cải thiện bệnh lý
Uống nước lá khế là cách chữa tổ đỉa được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả cao

Bên cạnh tác dụng cải thiện các biểu hiện lâm sàng, mẹo chữa này còn giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe tổng thể. Theo đó, dùng nước lá khế phù hợp với những trường hợp bị tổ đỉa mãn tính hoặc người bệnh bị suy giảm chức năng thận, gan.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi, ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng rồi để ráo
  • Cho thảo dược vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ rồi đun trên lửa nhỏ
  • Chia nước thuốc thành nhiều lần và uống hết trong ngày 
  • Áp dụng đều đặn mỗi ngày đến khi bệnh lý thuyên giảm hẳn
  • Hoặc bạn cũng có thể dùng lá khế khô hãm trà uống mỗi ngày 

Lưu ý: Cách chữa này không được khuyến khích dùng cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ vì có thể gây kích ứng, phát sinh tác dụng không mong muốn.

4. Chữa tổ đỉa bằng lá khế chườm nóng

Để cải thiện các triệu chứng do bệnh tổ đỉa gây ra, người bệnh có thể áp dụng biện pháp chườm nóng bằng lá khế. Mẹo chữa này giúp giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, đau rát, đồng thời làm dịu vùng da bị tổn thương. Bên cạnh đó, nhiệt độ ấm còn giúp tăng tuần hoàn máu, lưu thông máu dưới da hiệu quả.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi, sau khi ngâm rửa sạch thì mang đi sao nóng
  • Đến khi dược liệu chuyển sang màu vàng và có mùi thơm thì tắt bếp
  • Cho lá khế vào một miếng vải mỏng sạch rồi chườm lên vùng da cần điều trị
  • Áp dụng nhiều lần trong ngày đến khi các triệu chứng bệnh lý thuyên giảm hẳn

5. Bài thuốc đắp từ lá khế và chanh chữa bệnh

Cách dùng lá khế và chanh phù hợp với những trường hợp mắc bệnh do tăng tiết mồ hôi ở bàn chân, bàn tay.

Bài thuốc đắp từ lá khế và chanh chữa bệnh
Dùng lá khế và chanh chữa bệnh tổ đỉa là một trong những mẹo dân gian được nhiều người bệnh áp dụng

Trong chanh chứa hàm lượng axit citric và vitamin C dồi dào giúp làm sạch da, hạn chế sự phát triển quá mức của tác nhân gây bệnh, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Hơn nữa, vitamin C trong chanh còn có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, thúc đẩy tăng sinh và tái tạo vùng da bị tổn thương. 

Việc kết hợp lá khế và chanh không chỉ giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, đau rát, khó chịu do bệnh lý gây ra mà còn thúc đẩy phục hồi vùng da bị tổn thương và tăng cường hàng rào bảo vệ da trước những tác nhân gây hại.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị lá khế tươi 100g, nước cốt chanh 2 muỗng, băng gạc
  • Lá khế sau khi ngâm rửa sạch thì cho vào cối vùng với nước cốt chanh và giã nát
  • Cho hỗn hợp này vào băng gạc và đắp lên vùng da bị tổn đỉa
  • Giữ khoảng 1 tiếng thì rửa lại với nước sạch và lau khô
  • Áp dụng cách chữa này đều đặn mỗi ngày đến khi triệu chứng bệnh lý thuyên giảm hẳn.

6. Kết hợp lá khế và một số thảo dược khác

Để tăng tác dụng chữa bệnh lý, bạn có thể kết hợp lá khế với các thảo dược khác như thanh hao, long não,… Những thảo dược này đều có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, lành tính, có độ an toàn cao. Việc áp dụng cách chữa này đúng cách có thể giúp cải thiện các triệu chứng bệnh tổ đỉa nhanh chóng.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá khế tươi, long não, thanh hao với liều lượng bằng nhau
  • Các thảo dược sau khi ngâm rửa sạch thì cho vào nồi đun sôi cùng với 1 lít nước
  • Đun đến khi các hoạt chất hòa tan trong nước thì tắt bếp
  • Đổ nước ra chậu đựng, pha với nước mát và dùng vệ sinh vùng da bị tổn thương
  • Cuối cùng rửa lại với nước sạch và lau khô

ĐỌC THÊM: 6 cách chữa bệnh tổ đỉa tại nhà theo dân gian hiệu quả

Một số lưu ý khi dùng khế chữa bệnh tổ đỉa

Trong quá trình dùng khế chữa bệnh tổ đỉa, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

Một số lưu ý khi dùng khế chữa bệnh tổ đỉa 
Không áp dụng các mẹo dùng ngoài từ lá khế lên vùng da có vết thương hở, đang rỉ dịch, lở loét
  • Cần chọn lá và quả khế sạch, không bị nhiễm thuốc trừ sâu, vi khuẩn, virus. Do đó, khi chọn mua hoặc hái lá khế bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng để tránh gây kích ứng da, phát sinh tác dụng phụ trong quá trình sử dụng.
  • Để đảm bảo dược tính cũng như công dụng tốt nhất, bạn cần chọn lá khế xanh, tránh dùng lá quá già hoặc quá non.
  • Lá khế và quả khế cần được ngâm rửa với nước muối pha loãng trước khi bào chế thuốc chữa bệnh.
  • Không áp dụng các mẹo dùng ngoài từ lá khế lên vùng da có vết thương hở, đang rỉ dịch, lở loét hoặc có dấu hiệu viêm nhiễm.
  • Để kiểm tra làn da có dị ứng với thảo dược hay không, bạn nên thử lên vùng da nhỏ để xem phản ứng. Nếu không có biểu hiện bất thường, có thể áp dụng cho vùng da bị tổn đỉa.
  • Các mẹo chữa tổ đỉa bằng lá khế chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể thay thế biện pháp y tế. Do đó, người bệnh tránh lạm dụng, phụ thuộc vào cách chữa này. Trường hợp bệnh tiến triển nặng nề, bạn cần điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát tổn thương nhanh chóng, phòng ngừa viêm nhiễm.
  • Mặc dù được đánh giá có độ an toàn cao nhưng dùng khế chữa bệnh có thể gây ra một số biểu hiện như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy dữ dội, phát ban,… Do đó, nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn nên ngưng áp dụng và thông báo với bác sĩ trong trường hợp cần thiết để được xử lý đúng cách.
  • Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị, người bệnh cần kết hợp chăm sóc, vệ sinh da đúng cách, cách ly các dị nguyên gây kích ứng dị ứng. Đồng thời xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ để kiểm soát bệnh lý nhanh chóng và hạn chế bệnh tái đi tái lại nhiều lần.

Bài viết đã tổng hợp 6 cách chữa tổ đỉa bằng khế cũng như một số lưu ý trong quá trình thực hiện. Cách chữa này phù hợp với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, chưa xuất hiện bội nhiễm. Để đạt được kết quả điều trị tốt nhất cũng như đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng để được hướng dẫn cụ thể.

ĐỌC NGAY:

Chia sẻ:
10 loại thuốc trị tổ đỉa tốt nhất (dạng bôi + uống)
Có nhiều loại thuốc trị tổ đĩa trên thị trường hiện nay, chúng có cả dạng bôi và dạng uống, hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng của bệnh, giúp…
Cách Chữa Bệnh Tổ Đỉa Bằng Tỏi Và Lưu Khi Dùng

Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng tỏi là một trong những mẹo dân gian đã được lưu truyền từ lâu…

chữa tổ đỉa bằng rau răm Mẹo chữa tổ đỉa bằng rau răm đơn giản mà hay

Chữa tổ đỉa bằng rau răm là bài thuốc dân gian được sử dụng từ rất lâu đời. Bài thuốc…

Bệnh tổ đỉa có lây không, làm sao phòng ngừa?

Bệnh tổ đỉa có lây không, có thể phòng ngừa như thế nào là thắc mắc chung của nhiều người.…

Ghẻ nước và tổ đỉa: Cách nhận biết, phân biệt, điều trị

Ghẻ nước và tổ đỉa là hai bệnh lý da liễu thường gặp, có các triệu chứng tương tự nên…

Bệnh tổ đỉa Bệnh tổ đỉa là gì? Nguyên nhân, hình ảnh và điều trị

Bệnh tổ đỉa là nỗi ám ảnh với nhiều người khi các dấu hiệu tổ đỉa bàn tay, bàn chân…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua