Lá đào chữa bệnh tổ đỉa có thực sự hiệu quả không?
Lá đào chữa bệnh tổ đỉa là cách trị theo dân gian, thường dùng để đắp trực tiếp, ngâm rửa hoặc kết hợp với gừng. Cách này có thể giảm bớt cơn ngứa, làm dịu tổn thương trên da.
Tại sao lá đào được dùng chữa bệnh tổ đỉa?
Bệnh nhân chủ yếu dùng thuốc chữa tổ đỉa theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên các triệu chứng gồm nổi mụn nước ngứa và khô da cũng có thể thuyên giảm khi dùng lá đào trị bệnh tại nhà.
Theo Đông y, lá đào có vị đắng, tính bình. Loại thảo dược này có tác dụng giảm đau, lợi tiểu, làm tan kết tụ, chống dị ứng, giảm ngứa trên da. Nhờ vậy mà cách dùng lá đào chữa bệnh tổ đỉa có thể làm dịu da, giảm phản ứng dị ứng, giảm sự hình thành của các nốt mụn nước, xoa dịu cơn ngứa da.
Mách bạn 3 cách dùng lá đào chữa bệnh tổ đỉa
Có 3 cách dùng lá đào chữa bệnh tổ đỉa đơn giản mà mang đến hiệu quả cao:
1. Bài thuốc đắp từ lá đào tươi
Dùng lá đào làm bài thuốc đắp có thể cải thiện bề mặt da bị tổn thương, giảm ngứa và kích ứng trên da. Đồng thời giúp mụn nước nhanh khô se và giảm thiểu nguy cơ bị sẹo.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá đào tươi
- Muối
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch lá đào
- Bước 2: Muối bạn đem pha loãng rồi dùng ngâm lá đào 15 phút để diệt khuẩn
- Bước 3: Vớt lá đào ra rổ cho ráo nước, sau đó bỏ vào cối giã nhuyễn
- Bước 4: Đắp trực tiếp lá đào lên vùng da bị tổ đỉa
- Bước 5: Loại bỏ thuốc, rửa lại da bằng nước ấm sau 30 phút
Tần suất thực hiện: Đều đặn mỗi ngày 1 lần.
2. Kết hợp gừng tươi với lá đào chữa bệnh tổ đỉa
Theo y học cổ truyền, gừng có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, chống viêm. Khi dùng giúp kích thích lưu thông máu, giảm sưng đỏ, xoa dịu cảm giác ngứa ngáy khó chịu trên da.
Kết hợp lá đào và gừng có thể giúp làm nhanh lành tổn thương trên da và xoa dịu cơn ngứa, cải thiện giấc ngủ vào ban đêm.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá đào
- 1 nhánh gừng tươi
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Đem 2 nguyên liệu rửa sạch, gừng cạo vỏ
- Bước 2: Lần lượt bỏ gừng cùng với lá đào vào cối giã nát
- Bước 3: Thêm vào hỗn hợp một ít nước đun sôi để nguội, trộn đều
- Bước 4: Sử dụng một miếng vải sạch vắt lấy nước cốt, bỏ bã
- Bước 5: Thoa hỗn hợp nước cốt gừng và lá đào lên khu vực da bị ảnh hưởng. Để khô rồi tiếp tục thoa thêm 2 – 3 lớp nữa
- Bước 6: Chờ khoảng 20 phút sau bạn hãy lấy nước rửa lại da cho sạch và thấm khô bằng khăn mềm.
Tần suất thực hiện: Thực hiện liên tục mỗi ngày khoảng 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
3. Nước ngâm từ lá đào chữa bệnh tổ đỉa
Dùng nước lá đào ngâm rửa bên ngoài để kích thích tái tạo da và giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh tổ đỉa. Thực hiện cách này hàng ngày giúp vùng da bệnh được sát trùng và duy trì độ ẩm cần thiết; giảm tình trạng thô ráp, bong tróc, ngứa ngáy trên da; ngăn tổn thương tiến triển.
Chuẩn bị:
- 100 gram lá đào
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Trước tiên, hãy rửa sạch lá đào, ngâm với nước muối 15 – 20 phút. Sau đó vớt ra cho ráo rồi vò nhẹ.
- Bước 2: Bắc ấm lên bếp, đun sôi 2 lít nước rồi bỏ lá đào vào nấu thêm 10 phút nữa.
- Bước 3: Gạn nước lá đào ra chậu, chờ cho nước nguội còn hơi âm ấm thì lấy ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa trong 15 phút. Trường hợp bị bệnh ở nhiều vị trí trên cơ thể, bạn có thể lấy nước lá đào tắm gội toàn thân.
Tần suất áp dụng: Thực hiện 1 – 2 lần/ ngày.
Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá đào có hiệu quả không?
Về bản chất, sự khởi phát của bệnh tổ đỉa có liên quan đến yếu tố cơ địa nên y học vẫn chưa tìm ra cách điều trị căn bệnh này tận gốc. Việc sử dụng lá đào chữa bệnh tổ đỉa chỉ giúp giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của bệnh, giảm thiểu sự lệ thuộc vào thuốc, đồng thời ngăn ngừa bội nhiễm và kích thích tái tạo tổn thương trên da.
Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu khoa học nữa để khẳng định tác dụng thật sự của lá đào trên bệnh nhân bị tổ đỉa. Đến nay, mẹo trị bệnh này được áp dụng trong dân gian chủ yếu vẫn là theo hình thức truyền miệng, chưa có cơ sở khoa học.
Trước khi dùng lá đào chữa bệnh tổ đỉa, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được sự tư vấn hữu ích. Cùng với đó, hãy lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Không áp dụng cách chữa bệnh tổ đỉa tại nhà bằng lá đào cho các trường hợp bệnh nặng hoặc có biểu hiện nhiễm trùng.
- Sử dụng lá đào sạch, đảm bảo ngâm rửa kỹ với nước muối trước khi dùng để không bị nhiễm trùng.
- Tránh sử dụng thuốc đắp hay các bài thuốc ngâm rửa từ lá đào ở vùng da bị bệnh có tổn thương hở hoặc đang bị lở loét.
- Không chà sát, cào gãi mạnh lên khu vực bị tổn thương. Để giảm ngứa, bạn có thể dùng lá đào làm thuốc kết hợp với một số mẹo giảm ngứa tự nhiên như chườm lạnh, thoa dầu dừa…
- Trong quá trình điều trị, cần tránh để vùng da bị tổ đỉa tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như xà phòng, nước tẩy rửa, hóa chất, bụi bẩn… Không ăn thực phẩm gây dị ứng.
- Một số trường hợp có biểu hiện quá mẫn với thành phần có trong lá đào. Nếu sau khi sử dụng bạn thấy da bị nổi mẩn, phát ban hay ngứa ngáy dữ dội hơn thì nên ngưng ngay và tìm kiếm một phương pháp điều trị khác an toàn, phù hợp hơn.
Bạn nên tham khảo thêm
- 6 cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian phổ biến nhất
- Bệnh tổ đỉa có lây không, làm sao phòng ngừa?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!