Bệnh tổ đỉa ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Bệnh tổ đỉa ở trẻ em khiến bé quấy khóc, nổi mụn nước, sốt nóng, ngứa ngáy khó chịu… Bệnh có thể gây nhiễm trùng nếu mụn nước vỡ và trầy xước da.
Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa ở trẻ em
Bệnh tổ đỉa ở trẻ em được đặc trưng bởi những nốt mụn nước nhỏ mọc thành cụm kèm theo ngứa ngáy. Không rõ nguyên nhân gây bệnh nhưng những yếu tố dưới đây có thể kích thích sự bùng phát:
- Di truyền
Theo kết quả thống kê từ các chuyên gia sức khỏe, nếu người mẹ mắc bệnh tổ đỉa thì khả năng di truyền sang con khoảng 8%. Nếu cả bố và mẹ cùng mắc bệnh thì tỉ lệ di truyền lên đến 41%.
- Dị ứng thời tiết, thực phẩm
Thời tiết hanh khô, chuyển mùa, ẩm mốc có thể khiến da dễ kích ứng và bùng phát bệnh tổ đỉa. Ngoài ra một số loại thực phẩm gây dị ứng hoặc không dung nạp cũng có thể kích hoạt tình trạng này.
- Một số yếu tố khác
- Tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa…
- Cơ địa nhạy cảm
- Dị ứng với các loại sữa tắm, bột giặt, chất tẩy rửa và quần áo
- Nhiễm trùng
XEM THÊM: Bệnh tổ đỉa có lây không, làm sao phòng ngừa?
Dấu hiệu và triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp khi trẻ bị tổ đỉa:
- Nổi mụn nước trên da
- Các nốt mụn nước nổi li ti có màu trắng đục, kích thước khoảng 1 – 2 mm
- Mụn nước mọc thành từng đám, rất khó vỡ, chuyển sang màu vàng khi xẹp
- Khi sờ vào có cảm giác rất chắc chắn, nổi cộm trên bề mặt da
- Thường tập trung ở bàn tay hoặc bàn chân và một số bộ phận khác trên cơ thể như nách, bẹn
- Ngứa ngáy, trẻ thường xuyên cào gãi
- Làn da bị sưng tấy đỏ, xuất hiện các vảy bao bọc xung quanh
- Da dễ bị lở loét, tổn thương
- Nóng, sốt.
Tổ đỉa ở trẻ em có nguy hiểm không?
Tổ đỉa không phải là tình trạng nguy hiểm. Tuy nhiên việc trẻ cào gãi thường xuyên có thể gây tổn thương da, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hay bội nhiễm, lở loét. Một số trường hợp nặng có thể còn gặp biến chứng nổi hạch bạch huyết và viêm mô tế bào.
ĐỌC NGAY: Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không? Chuyên gia giải đáp
Cách điều trị bệnh tổ đỉa an toàn cho trẻ em
Những trẻ bị tổ đỉa cần được điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường trẻ sẽ được kê đơn những loại thuốc sau:
- Thuốc kháng histamin
- Dung dịch sát khuẩn
- Thuốc kháng viêm
- Thuốc kháng sinh
Để bệnh tổ đỉa nhanh chóng thuyên giảm, các mẹ nên chú ý thêm một số vấn đề sau:
- Cho trẻ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu để cải thiện sức đề kháng và hệ miễn dịch. Nên tăng cường ăn nhiều thịt, cá, các loại rau xanh và trái cây.
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Hạn chế ăn các loại hải sản dễ gây dị ứng, thực phẩm nhiều đường, chất béo, thức ăn nhiều dầu mỡ,…
- Nếu trẻ còn bú mẹ,hãy cho bé bú đều đặn ít nhất 6 tháng đầu đời.
- Cắt móng tay, vệ sinh da tay sạch sẽ cho các bé. Tránh để tình trạng các bé gãi ngứa gây trầy xước da, khiến cho các nốt mụn bị vỡ ra dẫn đến viêm nhiễm, lở loét.
- Sử dụng các loại dung dịch tẩy rửa dịu nhẹ để hạn chế gây kích ứng cho làn da của trẻ.
- Nên mặc các bộ quần áo thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi.
- Giữ phòng ngủ mát mẻ hoặc ấm áp khi trời lạnh.
- Hạn chế trẻ tiếp xúc với môi trường khói bụi, phấn hoa,…
Trên đây là một số thông tin về bệnh tổ đỉa ở trẻ em, các bậc phụ huynh nên biết để phòng ngừa và điều trị bệnh cho trẻ. Nếu chẳng may trẻ nhà bạn mắc phải căn bệnh này, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng. Đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám là việc cần thiết bạn cần làm lúc này.
Có thể bạn quan tâm:
- 4 Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt đơn giản tại nhà
- Bị bệnh tổ đỉa nên ăn gì, kiêng gì và làm gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!