Nổi mụn nước ở tay gây ngứa – nguyên nhân và cách trị dứt điểm

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Tình trạng nổi mụn nước ở tay có triệu chứng gần giống như bệnh tổ đỉa, thường kéo dài trong khoảng 3 – 4 tuần và gây đau, ngứa dữ dội. Tình trạng này cũng có thể là do dị ứng hoặc khi người bệnh quá căng thẳng trong cuộc sống.

nổi mụn nước ở tay
Tình trạng nổi mụn nước ở tay thường khiến người bệnh ngứa dữ dội và đau đớn

Nguyên nhân gây mụn nước ở tay

Hiện tại, vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra mụn nước ngứa ở tay. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng tình trạng này có liên quan đến một số rối loạn da giống như bệnh chàm (Eczema) hoặc bệnh tổ đỉa. Đôi khi phản ứng dị ứng hoặc hen suyễn cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nổi mụn nước ở tay bao gồm:

  • Cơ địa nhạy cảm: Nhiều người có xu hướng nổi mẩn ngứa khi tiếp xúc với một số chất kích ứng. Điều này làm tăng nguy cơ nổi mụn nước ở tay.
  • Viêm da dị ứng: Bệnh nhân có tiền sử viêm da dị ứng thường dễ nổi mụn nước ngứa hơn người khác.
  • Căng thẳng: Tình trạng mụn nước thường phổ biến hơn nếu người bệnh căng thẳng, stress.
  • Thường xuyên tiếp xúc với kim loại: Bao gồm Niken, Coban,… trong môi trường làm việc rất dễ bị viêm da, nổi mề đay mẩn ngứa.
  • Tính chất công việc: Người có công việc đòi hỏi phải thường xuyên ngâm tay trong nước hoặc sinh hoạt trong môi trường ẩm thấp thường dễ mắc các bệnh ngoài da bao gồm mụn nước ở tay.

ĐỌC THÊM: Nổi mụn nước ngứa ở cánh tay và các nguyên nhân

Chẩn đoán mụn nước ngứa ở tay

Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra các dấu hiệu bên ngoài các ngón tay để chẩn đoán bệnh. Bởi vì tình trạng nổi mụn nước tay khác giống các bệnh viêm da khác do đó bác sĩ cũng có thể đề nghị thực hiện một số xét nghiệm nhất định.

 mụn nước ngứa ở tay gây ngứa
Dấu hiệu mụn nước ngứa ở tay thường khá giống với các bệnh ngoài da khác

Các loại xét nghiệm bao gồm:

  • Sinh thiết da: Là việc lấy một mảng da nhỏ ở tay để tiến hành kiểm tra ở phòng thí nghiệm. Sinh thiết da có thể loại trừ các nguyên nhân khác gây ra mụn nước, ví dụ như nhiễm nấm.
  • Xét nghiệm dị ứng da: Điều này thường được chỉ định khi bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân gây bệnh liên quan đến các tác nhân dị ứng.

Cách điều trị mụn nước ở tay gây ngứa

Mụn nước thường xảy ra ở hai bên ngón tay, lòng bàn tay và có thể gây đau, ngứa. Tình trạng này có xu hướng tái phát và có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Việc điều trị thường tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các lựa chọn điều trị có thể bao gồm:

1. Thay đổi chế độ ăn uống

Bởi vì dị ứng Niken và Coban có thể dẫn đến việc nổi mụn nước, do đó hãy loại bỏ thực phẩm chứa kim loại này. Các loại thực phẩm này bao gồm:

  • Hạt và quả hạch
  • Sữa đậu nành
  • Chocolate hoặc bột ca cao
  • Thực phẩm đóng hộp chứa chất bảo quản
  • Kiều mạch, lúa mì và mầm lúa mì
  • Măng tây, bông cải xanh
  • Rau bina
  • Chuối và lê

Ngoài ra, bổ sung thêm vitamin A vào chế độ ăn uống cũng có thể hỗ trợ điều trị tình trạng mụn nước ở tay. Tuy nhiên hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thay đổi chế độ ăn uống.

2. Điều trị tại nhà

Ngâm tay trong nước mát hoặc chườm lạnh có thể hỗ trợ cắt giảm các cơn ngứa và khó chịu. Nếu bạn chườm lạnh, hãy bọc viên đá trong một mảnh vải mỏng để tránh làm da bị bỏng lạnh. Có thể chườm lạnh 15 phút mỗi lần, mỗi ngày 2 – 4 lần hoặc bất cứ khi nào cảm thấy cần thiết.

Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thoa thuốc mỡ hoặc kem dưỡng ẩm không kê đơn. Các sản phẩm này có thể làm ẩm da, hạn chế tình trạng khô da và giảm ngứa. Một số loại kem dưỡng không kê đơn bao gồm:

  • Kem chứa sáp dầu như Vaseline
  • Kem dưỡng ẩm chống khô da như Lubriderm hoặc Eucerin
  • Sử dụng các loại thuốc chống ngứa đường uống như Benadryl, Claritin, Alavert.

Ngoài ra người bệnh cũng có thể ngâm tay trong các loại tinh dầu tự nhiên để ngăn ngừa tổn thương trên da và tăng tốc độ khỏi bệnh.

mụn nước ở tay gây ngứa
Tình trạng mụn nước ở tay có thể chữa khỏi hoàn toàn khi áp dụng đúng phương pháp điều trị

3. Điều trị y tế bằng Tây y

Tùy theo mức độ nghiêm trọng và tổn thương của người bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau:

  • Corticosteroid: Các loại kem và thuốc mỡ Corticosteroid có thể điều trị các mụn nước ngứa ở tay. Bạn có thể băng vết thương lại sau khi thoa thuốc để đẩy nhanh quá trình chữa lành tổn thương.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Các loại thuốc như Protopic và Elidel thường được chỉ định đối với trường hợp người bệnh không muốn sử dụng thuốc Steroid. Tuy nhiên, thuốc này có thể gây nhiễm trùng da và một số tác dụng phụ khác.
  • Thuốc kháng sinh: Bác sĩ sẽ kê nhóm thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nhiễm trùng khi da có nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Quang trị liệu: Đây là phương pháp điều trị bằng tia cực tím, thường được chỉ định khi các phương pháp điều trị khác không có hiệu quả. Tuy nhiên, liệu pháp này có thể gây một số tổn thương nhất định và làm tăng nguy cơ ung thư da, do đo trao đổi với bác sĩ về lợi ích và rủi ro trước khi thực hiện điều trị.

Để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất người bệnh nên kết hợp điều trị và tránh các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, không được gãi hoặc làm vỡ các mụn nước. Điều này có thể làm tăng nguy cơ lây lan và gây khó khăn cho việc điều trị. Nếu bệnh không thuyên giảm hoặc các triệu chứng nặng hơn, hãy đến bệnh viện để kiểm tra.

Biện pháp phòng ngừa mụn nước ngứa ở tay

Bởi vì nguyên nhân gây mụn nước ở tay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Do đó, việc phòng ngừa thường gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên người bệnh có thể ngăn ngừa bệnh bằng một số lưu ý sau:

  • Tránh việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với kim loại, đặc biệt là Niken và Coban.
  • Sử dụng các chất tẩy rửa nhẹ hoặc có nguồn gốc thiên nhiên để rửa tay.
  • Tắm, vệ sinh, rửa tay bằng nước ấm hoặc nước mát. Không nên sử dụng nước nóng, bởi vì điều này có thể làm khô da và gây bệnh.
  • Thường xuyên dưỡng ẩm cho da tay.
  • Sử dụng găng tay, đồ bảo hộ lao động nếu cần tiếp xúc với các tác nhân dị ứng hoặc kim loại và dung môi.
  • Xây dựng chế độ ăn uống, lối sống, sinh hoạt khoa học.

Tình trạng mụn nước ở tay gây ngứa có thể biến mất trong một vài tuần và không gây ra biến chứng. Tuy nhiên, nếu người bệnh gãi hoặc làm tổn thương vùng da bệnh thì có thể để lại sẹo hoặc vết thâm. Do đó, tránh làm tổn thương vùng da bệnh để tăng khả năng hồi phục và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.

Tham khảo thêm:

Chia sẻ:
Chữa bệnh tổ đỉa bằng cây thuốc nam
Chữa bệnh tổ đỉa bằng cây thuốc Nam gồm những bài thuốc từ thảo dược tự nhiên như lá trầu không, lá đào tươi, lá mò trắng,... Khi dùng có…
Bệnh tổ đỉa Bệnh tổ đỉa là gì? Nguyên nhân, hình ảnh và điều trị

Bệnh tổ đỉa là nỗi ám ảnh với nhiều người khi các dấu hiệu tổ đỉa bàn tay, bàn chân…

6 cách chữa bệnh tổ đỉa tại nhà theo dân gian hiệu quả

Cách chữa bệnh tổ đỉa tại nhà theo dân gian chủ yếu sử dụng những loại thảo dược có công…

Cách Chữa Tổ Đỉa Bằng Khế (Trái+Lá) - Mẹo Hay Dân Gian Cách Chữa Tổ Đỉa Bằng Khế (Trái+Lá) – Mẹo Hay Dân Gian

Các cách chữa tổ đỉa bằng khế có tác dụng cải thiện tình trạng ngứa ngáy, chống viêm, kháng khuẩn,…

10 loại thuốc trị tổ đỉa tốt nhất (dạng bôi + uống)

Có nhiều loại thuốc trị tổ đĩa trên thị trường hiện nay, chúng có cả dạng bôi và dạng uống,…

4 cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt đơn giản tại nhà

Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt là mẹo dân gian được sử dụng phổ biến. Nhờ đặc tính…

Chia sẻ
Bỏ qua