Viêm loét dạ dày cần kiêng những gì trong sinh hoạt và ăn uống?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Viêm loét dạ dày là một trong những căn bệnh về đường tiêu hóa thường gặp. Bệnh lý này xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bệnh nhân cần nắm bắt vấn đề viêm loét dạ dày cần ăn và kiêng những gì trong ăn uống cũng như sinh hoạt để tránh tác động xấu đến tiến triển của bệnh.

viêm loét dạ dày kiêng những gì
Viêm loét dạ dày cần kiêng những gì để tránh tác động xấu và làm gián đoạn quá trình điều trị

Viêm loét dạ dày cần kiêng những gì khi ăn uống?

Khi mắc viêm loét dạ dày, việc kết hợp điều trị thuốc và chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp hồi phục nhanh chóng. Cần tránh thực phẩm kích thích niêm mạc dạ dày, bao gồm cà phê, đồ cay nóng, chất có cồn, và thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ để ngăn chặn bệnh tiến triển thành mãn tính.

1. Hạn chế các thói quen ăn uống thiếu khoa học

Một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày là thói quen ăn uống thiếu khoa học. Vì vậy để hạn chế bệnh chuyển biến theo chiều hướng xấu, bạn cần thay đổi các thói quen sau:

  • Ăn uống không điều độ và thường xuyên bỏ bữa
  • Hoạt động mạnh và làm việc ngay sau khi ăn
  • Ăn uống vội vã, tạm bợ, không ăn chậm – nhai kĩ
  • Nằm sau khi ăn
  • Ăn quá no hoặc quá ít

Những thói quen ăn uống này đều có khả năng kích thích dạ dày và làm nghiêm trọng hóa ổ loét ở niêm mạc. Vì vậy trong thời gian điều trị, bạn nên hạn chế những thói quen nói trên.

Tham khảo: Viêm Xung Huyết Hang Vị Dạ Dày Ăn Và Kiêng Gì Tốt?

2. Kiêng cử những thực phẩm và đồ uống có hại

Bên cạnh các thói quen ăn uống không lành mạnh, bệnh nhân bị viêm loét dạ dày còn phải hạn chế các thực phẩm và đồ uống tác động tiêu cực đến cơ quan tiêu hóa, như:

món ăn không dành cho người bị viêm dạ dày
Nên hạn chế thực phẩm nhiều chất béo bão hòa, thực phẩm cay nóng và nước ngọt có gas

Thực phẩm cay nóng

Nhóm thực phẩm này có thể gây kích thích dạ dày và làm phát sinh các triệu chứng như nóng bụng, đau thượng vị, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu… Thường xuyên ăn đồ cay nóng còn có thể làm nghiêm trọng vết loét ở niêm mạc và tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày.

Thực phẩm có tính acid

Thực phẩm có tính acid như me, chanh, tắc, giấm, mẻ… gây tăng tiết dịch vị. Khi nồng độ acid trong dạ dày tăng lên, vị trí niêm mạc bị viêm loét sẽ có xu hướng chuyển biến tiêu cực. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này còn làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

Thực phẩm chế biến sẵn

Hầu hết các thực phẩm chế biến sẵn (xúc xích, lạp xưởng, thịt xông khói,…) đều chứa nhiều gia vị và chất bảo quản. Những thành phần này gây áp lực lên cơ quan tiêu hóa và làm bùng phát các triệu chứng của viêm loét dạ dày như đau thượng vị, ợ chua, khó tiêu, đầy hơi,…

Sữa và chế phẩm từ sữa

Ở những trường hợp bị viêm loét dạ dày do không dung nạp lactose, bạn cần hạn chế các thực phẩm chứa sữa. Việc bổ sung sữa ở những đối tượng này làm tăng áp lực lên dạ dày và gây ra một số triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, chướng bụng,…

Thực phẩm khó tiêu hóa

Những loại thực phẩm như thức ăn nhanh, thực phẩm giàu chất béo bão hòa, thịt đỏ… thường khó tiêu hóa. Khi bổ sung nhóm thực phẩm này, dạ dày thường có xu hướng co bóp và tăng tiết acid quá mức. Hoạt động này vô tình kích thích vùng niêm mạc bị viêm loét và khiến phạm vi tổn thương có xu hướng lan rộng.

Nước ngọt có gas

Nước ngọt có gas thường được dùng trong bữa ăn để tránh tình đầy hơi, khó tiêu. Tuy nhiên loại thức uống này có độ pH acid, vì vậy khi dung nạp vào cơ thể có thể kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị.

Rượu bia và cà phê

Cồn và caffeine trong rượu bia, cà phê gây kích thích dạ dày và khiến vết loét ăn sâu trong niêm mạc. Ngoài ra thường xuyên dùng những loại thức uống này còn khiến dạ dày tăng tiết acid và tăng nguy cơ chảy máu tại vị trí loét.

Xem thêm:Chữa Viêm Loét Dạ Dày Bằng Quả Sung Dễ Dùng Tại Nhà 

Bệnh nhân viêm loét dạ dày cần kiêng gì khi sinh hoạt?

Bên cạnh ăn kiêng những gì khi bị bệnh viêm loét dạ dày cũng chịu ảnh hưởng và bị chi phối bởi chế độ sinh hoạt. Vì vậy để tránh tác động xấu đến tiến triển của bệnh, bạn cần kiêng cử các thói quen sau:

1. Hút thuốc lá

Hút thuốc lá tác động tiêu cực lên tiêu hóa, làm trầm trọng viêm loét dạ dày bởi nicotin và chất độc trong khói thuốc kích thích sản xuất cortisol. Hormone này không chỉ tăng đường huyết và huyết áp mà còn gây viêm, hại mạch máu và cản trở hồi phục niêm mạc dạ dày, từ đó tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa.

Ảnh hưởng của thuốc lá tới dạ dày?
Hút thuốc lá gây kích thích ổ viêm, loét ở dạ dày và làm nghiêm trọng hóa các triệu chứng của bệnh

2. Thức khuya và ngủ không đủ giấc

Thức khuya và ngủ không đủ giấc là một trong những thói quen sinh hoạt gây hại cho bệnh viêm loét dạ dày. Thời gian ngủ là lúc hệ tiêu hóa và các cơ quan trong cơ thể bài tiết độc tố và nghỉ ngơi. Chính vì vậy khi chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo, dạ dày và những cơ quan khác có xu hướng giảm hoạt động và dễ tổn thương.

3. Căng thẳng thần kinh kéo dài

Rất ít người biết rằng, căng thẳng thần kinh kéo dài là một trong những yếu tố rủi ro làm tăng khả năng mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Khi thần kinh căng thẳng, cơ thể sẽ tăng sản sinh cortisol và giới hạn khả năng tuần hoàn của cơ thể.

viêm loét dạ dày kiêng những gì
Căng thằng thần kinh thúc đẩy dạ dày tăng tiết acid và làm bùng phát các triệu chứng của bệnh

Các yếu tố này khiến dạ dày tăng tiết acid và khả năng co bóp, từ đó làm bùng phát các triệu chứng của viêm loét dạ dày như đau thượng vị, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua

Xem ngay: Viêm loét dạ dày gây khó thở có nguy hiểm đến tính mạng?

4. Thói quen lười vận động

Lười vận động là nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh viêm loét dạ dày. Khi ít vận động, cơ thể thường có xu hướng tăng cân – béo phì và gây áp lực lên cơ quan tiêu hóa. Trong khi đó ở những người vận động thường xuyên, nhu động ruột và khả năng co bóp ở dạ dày thường ở mức ổn định.

5. Tùy tiện dùng thuốc điều trị

Sử dụng tùy tiện thuốc, đặc biệt là NSAID, có thể làm trầm trọng tình trạng viêm loét dạ dày do chúng ức chế enzyme COX, quan trọng trong việc bảo vệ niêm mạc dạ dày.

viêm loét dạ dày kiêng những gì
Tùy tiện sử dụng thuốc có thể gây loét dạ dày và tăng nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa

Điều này không chỉ làm tăng kích thước vùng loét mà còn nâng cao nguy cơ chảy máu. Vì vậy, người bệnh viêm loét dạ dày cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Việc nắm bắt “Bệnh nhân viêm loét dạ dày nên kiêng những gì?” có thể tránh được tình trạng bệnh chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực. Bên cạnh chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học, bạn cần áp dụng song song với các loại thuốc điều trị để tác động toàn diện đến bệnh lý.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Bài thuốc Sơ can Bình vị tán có công thức độc quyền của Thuốc dân tộc Sơ can Bình vị tán – Hành trình khẳng định chất lượng vượt tầm biên giới

Sơ can Bình vị tán ra đời sau quá trình dài nghiên cứu, ứng dụng và đã mang lại thành…

Viêm dạ dày có gây mệt mỏi không? Viêm Dạ Dày Có Gây Mệt Mỏi Không? [Bác Sĩ Giải Đáp]

Viêm dạ dày là một bệnh lý tiêu hóa phổ biến, thường xuất hiện với các triệu chứng như đau…

viêm hang vị dạ dày có chữa khỏi được không? Viêm hang vị dạ dày có chữa khỏi được không?

Viêm hang vị dạ dày là tình trạng thường gặp, gây nhiều bất tiện và lo lắng cho người bệnh.…

Viêm Loét Dạ Dày: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Cách Điều Trị

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh thường gặp ở người trưởng thành do nhiễm vi khuẩn Hp…

Trẻ bị viêm dạ dày ruột nên ăn gì? Mẹ nên biết

Duy trì một chế độ ăn uống khoa học trong thời gian bị viêm dạ dày ruột có thể giúp…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua