Thuốc Bôi Trĩ Hemoclin: Cách Sử Dụng, Giá Bán và Lưu Ý

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Thuốc bôi trĩ Hemoclin là một trong những loại thuốc dùng phổ biến trong điều trị bệnh trĩ, làm giảm các triệu chứng khó chịu giúp người bệnh duy trì sinh hoạt hằng ngày. Vậy thuốc Hemoclin có tốt không, công dụng và cách dùng ra sao? Cần tìm hiểu rõ các thông tin trước khi sử dụng.

Hemoclin là thuốc gì?

Hemoclin là loại thuốc mỡ dạng gel dùng để bôi ngoài có xuất xứ từ Ba Lan, được sản xuất bởi công ty YouMedical B.V. Thuốc được sử dụng trong hỗ trợ chữa bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, cải thiện kích thước búi trĩ, giảm đau rát hậu môn. 

Hemoclin là thuốc gì?
Hemoclin là loại thuốc được bào chế dưới dạng thuốc gel bôi ngoài da hiệu quả cao, an toàn và dễ sử dụng

Một số thông tin chi tiết:

  • Tên thuốc: Hemoclin
  • Dạng bào chế: Thuốc mỡ dạng gel bôi ngoài
  • Phân nhóm: Thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh trĩ
  • Quy cách đóng gói: dạng tuýp 37g
  • Nhà sản xuất: YouMedical B.V – Hà Lan 

Đọc thêm: Bệnh trĩ để lâu có nguy hiểm không? Nên xử lý như thế nào?

Thành phần thuốc Hemoclin

Mỗi một thành phần hoạt chất đều có những đặc tính và tác dụng riêng như: 

  • Phức hợp 2QR (chuỗi polysaccharides): Hoạt chất này được chiết xuất từ cây lô hội có khả năng ức chế và làm giảm các tổn thương tại niêm mạc hậu môn, kích thích khả năng tự phục hồi nhanh chóng. 
  • Laureth-9: Đây là hoạt chất hoạt động trên bề mặt da và kích thích tạo ra cảm giác tê tại chỗ, từ đó giúp làm giảm nhanh chóng các triệu chứng đau nhức, khó chịu. 
  • Betaine: Hoạt chất này có khả năng duy trì và cân bằng áp suất thẩm thấu tại vùng da đã bôi thuốc. Giúp giảm thiểu kích ứng tại hậu môn. 
  • PEG-8: Đây là chất làm mềm có khả năng làm giảm kích ứng, làm ẩm và giảm cảm giác khô bí trên da. 
  • Xanthan Gum: Tương tự như chất PEG-8, xanthan gum có nhiệm vụ làm mềm da, tăng thời gian lưu thuốc tại chỗ và bôi trơn giảm kích ứng. 

Công dụng thuốc Hemoclin

Với những đặc tính thành phần như trên, thuốc Hemoclin được sử dụng hiệu quả trong:

  • Hỗ trợ điều trị, làm giảm các triệu chứng trĩ như đau rát, ngứa ngáy, chảy máu, nứt hậu môn… 
  • Tăng cường mức độ chống viêm, diệt khuẩn, ngăn nhiễm trùng và phòng ngừa nguy cơ tái phát. 
  • Phòng ngừa bệnh trĩ ngoại, trĩ nội, trĩ hỗn hợp và ngăn ngừa các biến chứng như nứt kẽ hậu môn, sa búi trĩ, xuất huyết búi trĩ…
Công dụng thuốc Hemoclin
Hemoclin dùng trong hỗ trợ chữa bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, giảm triệu chứng trĩ như đau rát, ngứa ngáy…

Liều dùng – Cách dùng thuốc Hemoclin

Người bệnh cần chú ý đến thông tin về liều dùng và cách dùng của thuốc để tránh phát sinh những rủi ro không mong muốn: 

Liều dùng: Người bệnh trĩ có thể dùng thuốc Hemoclin bôi từ 2 – 3 lần/ ngày để điều trị triệu chứng hoặc bôi 1 lần/ ngày nếu dùng với mục đích phòng ngừa.

Thuốc được khuyến cáo nên sử dụng liên tục trong vòng 2 tuần và không dùng quá 30 ngày cho mỗi đợt điều trị. 

Cách dùng: Người bệnh cần thực hiện đúng quy trình bôi thuốc như sau:

  • Bước 1: Rửa tay kỹ bằng xà phòng diệt khuẩn và rửa hậu môn bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý trước khi bôi thuốc. Sau đó dùng khăn bông thấm khô nước tại vùng da này. 
  • Bước 2: Mở đầu tuýp thuốc, gắn ống bơm đi kèm vào miệng tuýp. 
  • Bước 3: Mở nắp ống bơm rồi đưa đầu ống bơm vào phần còn lại của hậu môn, bóp nhẹ tuýp thuốc để đưa gel vào trong hậu môn. 
  • Bước 4: Rút ống bơm ra khỏi hậu môn, lấy một ít gel mỡ thoa vùng da bên ngoài hậu môn. 
  • Bước 5: Rửa sạch ống bơm bằng nước ấm, để ráo nước rồi cất vào trong hộp để sử dụng trong những lần tiếp theo. 

Tham khảo thêm: Gợi Ý Các Loại Thuốc Tây Chữa Bệnh Trĩ – Giúp giảm đau hiệu quả

Chỉ định và chống chỉ định sử dụng

Chỉ định sử dụng: Thuốc Hemoclin phát huy tác dụng tốt trong một số trường hợp sau:

Chống chỉ định: Thuốc chống chỉ định với những đối tượng sau:

  • Người có cơ địa dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần trong thuốc. 
  • Người bị thừa cân béo phì.
  • Người gặp khó khăn trong việc đi lại, bị liệt hoặc phải ngồi nhiều hơn 8 tiếng/ ngày. 

Thuốc Hemoclin có tác dụng phụ không?

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Hemoclin như kích ứng gây dị ứng nhẹ ở hậu môn, hơi ngứa nhẹ. Những triệu chứng này không quá nghiêm trọng, thường có thể tự biến mất ngay sau đó. 

Thuốc Hemoclin có tác dụng phụ không?
Trong quá trình dùng thuốc có thể xảy ra kích ứng nhẹ nhưng tình trạng sẽ tự khỏi sau một khoảng thời gian ngắn.

Tuy nhiên, người bệnh không được chủ quan lơ là, nếu xảy ra bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy ngưng thuốc và thông báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời, tư vấn thay đổi loại thuốc bôi trĩ khác phù hợp hơn.

Bảo quản 

Kể từ thời điểm mở bao bì thuốc, chỉ sử dụng tối đa trong vòng 1 tháng. Phải đảm bảo vặn chặt kín nắp sau mỗi lần sử dụng để tránh nguy cơ làm khô thuốc. Tốt nhất nên bảo quản thuốc ở những nơi thoáng mát, dưới 30 độ C và tránh để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. 

Hemoclin có giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Giá bán của thuốc bôi trĩ Hemoclin dao động trong khoảng từ 390.000 – 475.000đ/ tuýp tùy theo nơi bán. Bạn có thể tìm mua thuốc tại các hiệu thuốc lớn hoặc bệnh viện trên toàn quốc.

Lưu ý khi mua thuốc cần kiểm tra thật kỹ về hạn sử dụng, đặc biệt quan sát kỹ bao bì sản phẩm, tem nhãn và đầy đủ thông tin để tránh mua nhầm hàng nhái, hàng giả kém chất lượng. 

Xem thêm: 7 Loại Thảo Dược Trị Bệnh Trĩ Hiệu Quả, An Toàn, Lành Tính

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc bôi trĩ Hemoclin

Để đảm bảo đạt hiệu quả trị bệnh trĩ cao bằng thuốc Hemoclin, người bệnh cần tuân thủ một số lưu ý sau đây:

  • Tuyệt đối không dùng thuốc quá 30 ngày cho một đợt liệu trình, không lạm dụng thuốc quá mức. 
  • Trong quá trình sử dụng nếu xảy ra các triệu chứng bất thường nên đến bệnh viện thăm khám ngay. 
  • Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi dùng. 
  • Kết hợp chế độ ăn uống khoa học, vận động sinh hoạt lành mạnh, tránh làm việc quá sức để tránh tác động tiêu cực lên búi trĩ.

Thuốc bôi trĩ Hemoclin hiện nay đang được rất nhiều người bệnh tin dùng bởi độ an toàn và tiện lợi của thuốc. Tuy nhiên, các thông tin về thuốc chỉ mang tính tham khảo, nếu có nhu cầu sử dụng, người bệnh cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn kỹ về cách dùng, liều dùng, ngăn chặn những rủi ro ngoài ý muốn có thể xảy ra. 

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 11:37 - 04/04/2024 - Cập nhật lúc: 15:33 - 24/05/2024
Chia sẻ:
Có thuốc co búi trĩ lên không? Loại nào tốt hiện nay?

Thuốc co búi trĩ thường được sử dụng trong trường hợp trĩ nội, trĩ ngoại ở mức độ 1 và…

Nóng trong người đi cầu ra máu nguy hiểm không, làm sao hết?

Hiện tượng nóng trong người đi cầu ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ, nứt kẽ hậu…

Khoai tây chữa bệnh trĩ có thực sự hiệu quả không?

Dùng khoai tây chữa bệnh trĩ là phương pháp tự nhiên, được nhiều người bệnh tin tưởng áp dụng để…

Bị trĩ cần kiêng gì trong ăn uống, sinh hoạt và làm việc?

Trĩ là một bệnh lý phổ biến, đòi hỏi người bệnh cần kiêng cử nhiều loại thức ăn và thay…

Mắc trĩ nội độ 3 có cần phẫu thuật không? Mắc Trĩ Nội Độ 3 Có Cần Phẫu Thuật? Điều Cần Biết

Trĩ nội độ 3 là giai đoạn bệnh nghiêm trọng, khi các búi trĩ thường xuyên sa ra ngoài gây…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua