Bệnh trĩ nội độ 1: Cách nhận biết và điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Thuật ngữ bệnh trĩ nội độ 1 đề cập đến tình trạng trĩ nội mới phát hiện, khi búi trĩ còn nhỏ và chưa sa ra ngoài. Dấu hiệu chính của bệnh là chảy máu khi đi cầu. Nếu được phát hiện ở giai đoạn này, trĩ nội độ 1 có thể được chữa trị mà không cần tốn nhiều chi phí.

Bệnh trĩ nội độ 1 là gì?

Y học chia các giai đoạn phát triển của bệnh trĩ nội thành 4 cấp độ. Trong đó, trĩ nội độ 1 là giai đoạn nhẹ nhất đánh dấu sự hình thành của bệnh. Lúc này, các tĩnh mạch nằm trên đường lược ở hậu môn có hiện tượng sưng, giãn và hình thành búi trĩ nhỏ gây chảy máu khi đi cầu cùng một số triệu chứng khó chịu khác.

Bệnh trĩ nội độ 1 là gì?
Hình ảnh trĩ nội độ 1

Dấu hiệu trĩ nội độ 1

Bệnh trĩ nội độ 1 là giai đoạn bệnh mới khởi phát nên các triệu chứng còn khá mơ hồ. Nếu không quan tâm đến sức khỏe của mình, bạn khó lòng mà nhận ra được. Một số đặc điểm sau có thể là căn cứ giúp sớm phát hiện bệnh trĩ nội cấp độ 1:

Chảy máu khi đi cầu:

Triệu chứng chảy máu khi đi cầu xuất hiện sớm nhất và tiếp tục trong các giai đoạn của bệnh trĩ nội, nhưng có thể khác nhau về tần suất và lượng máu mất. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chảy máu khi đi cầu cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau như táo bón, polyp trực tràng, viêm đại tràng, xuất huyết tiêu hóa hoặc ung thư đại trực tràng.

Có cảm giác vướng víu, khó đi cầu:

Bệnh trĩ nội độ 1 khiến các mạch máu tăng sinh và phình to xâm lấn vào lòng hậu môn. Chính vì vậy mà bạn có thể bắt gặp cảm giác vướng víu, phải rặn mạnh mỗi khi đi cầu, đặc biệt là những lúc có kèm theo táo bón. 

Có cảm giác vướng víu, khó đi cầu
Ngứa hậu môn là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nội độ 1

Ngứa hậu môn:

Búi trĩ nằm trong ống hậu môn có thể bị sưng, viêm và tiết dịch. Chất dịch chảy ra ngoài gây ẩm ướt “cửa sau”. Tạo môi trường lý tưởng khiến vi khuẩn phát triển, gây kích ứng và ngứa ngáy hậu môn.

Tham khảo thêm:Thuốc Mỡ Sinh Cơ có tác dụng gì? Giá bán và cách dùng

Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội cấp độ 1

Bệnh trĩ nội độ 1 xuất phát từ sự sưng giãn của các mạch máu ở vùng hậu môn và trực tràng dưới, do những áp lực lặp đi lặp lại mà vùng bụng dưới phải chịu đựng. Một số yếu tố được cho là thủ phạm gây nên tình trạng này như:

  • Thói quen rặn mạnh khi đi cầu
  • Ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu
  • Nhịn đi đại tiện
  • Tăng cân nhiều
  • Các rối loạn đại tiện: Tiêu chảy, táo bón kéo dài
  • Quan hệ bằng đường hậu môn
  • Mang thai và sinh đẻ

Ngoài ra, khi tuổi tác lớn dần, các tĩnh mạch trĩ cũng bị suy yếu theo. Chúng rất dễ bị phình giãn khi gặp các yếu tố thuận lợi ở trên.

Trĩ nội độ 1 có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?

Bệnh trĩ nội thường không gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng nếu không can thiệp kịp thời, trĩ nội độ 1 có thể phát triển nhanh chóng và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Việc phát hiện và điều trị bệnh từ sớm là rất quan trọng để ngăn chặn sự tiến triển sang các giai đoạn tiếp theo.

Phương pháp chẩn đoán bệnh trĩ nội độ 1

Các bác sĩ chuyên khoa có thể chẩn đoán trĩ nội cấp độ 1 dựa trên các triệu chứng bạn đang gặp phải và thăm khám hậu môn bằng tay. Điều này cho phép phát hiện ra tình trạng chảy máu nếu có dính máu ở găng tay hoặc sự xuất hiện của búi trĩ trong ống hậu môn.

Phương pháp chẩn đoán bệnh trĩ nội độ 1
Trĩ nội cấp độ 1 có thể được phát hiện qua thăm khám hậu môn

Bên cạnh đó, bạn có thể được chỉ định nội soi đại tràng sigma để quan sát được toàn bộ cấu trúc bên trong ống hậu môn, trực tràng và đại tràng. 

Gợi ý: Cách chữa bệnh trĩ bằng đu đủ– Hiệu quả như thế nào? 

Cách chữa bệnh trĩ nội độ 1

Bệnh trĩ nội cấp độ 1 có thể được điều trị khỏi mà không cần đụng chạm đến dao kéo. Các phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay bao gồm:

1. Cách chữa trị nội độ 1 tại nhà

Do ngại đi khám bệnh, nhiều người có khuynh hướng lựa chọn các giải pháp tự nhiên để loại bỏ trĩ nội trong giai đoạn 1. Một số cách dưới đây đang được nhiều người áp dụng:

Mẹo chữa bệnh trĩ nội cấp độ 1 bằng hoa hòe

Hoạt chất rutin được tìm thấy trong hoa hòe là một chất có tác dụng làm tăng sức bền cho thành mạch trĩ, ngăn chặn không cho búi trĩ tiếp tục sưng to. Ngoài ra, nguyên liệu này còn giúp cầm máu, thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.

Các bước chữa trị trĩ bằng hoa hòe:

  • Bước 1: Rửa sạch 60g hoa hòe và để ráo nước.
  • Bước 2: Đặt hoa hòe vào ấm sắc cùng 300ml nước.
  • Bước 3: Đun nhỏ lửa cho đến khi cạn khoảng 100ml nước.
  • Bước 4: Uống nước cốt hoa hòe 2 lần mỗi ngày.

Việc sử dụng đều đặn có thể giúp giảm sưng đau búi trĩ, giải nhiệt, trị nóng, ngăn ngừa táo bón và chống sa trĩ hiệu quả.

Khắc phục trĩ nội độ 1 bằng rau diếp cá

Rau diếp cá nổi tiếng là chứa nhiều chất xơ và hoạt chất kháng viêm tự nhiên. Thường xuyên sử dụng loại rau này trong bữa ăn sẽ giúp thanh lọc cơ thể, ngăn ngừa táo bón – nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh trĩ nội.

Khắc phục trĩ nội độ 1 bằng rau diếp cá
Rau diếp cá được người dân sử dụng nấu nước xông hậu môn chữa trĩ nội độ 1 tại nhà

Ngoài ra, còn có thể xông hơi bằng rau diếp cá để chữa trị bệnh trĩ: 

  • Bước 1: Chuẩn bị rau diếp cá và muối hột
  • Bước 2: Rửa sạch rau diếp cá.
  • Bước 3: Trộn rau diếp cá với muối hột và cho vào nồi nước.
    Bước 4: Đun sôi trong 10 phút.
  • Bước 5: Đổ nước xông hơi ra một chậu sạch. Ngồi xông hơi trên chậu trong một khoảng thời gian để xông đến khi nước nguội.

Tiếp tục thực hiện cách chữa trị này trong 2 – 3 tháng. Bạn sẽ ngạc nhiên với kết quả thu được sau thời gian này.

Cách chữa trĩ nội độ 1 bằng đương quy

Đương quy được sử dụng để chữa bệnh trĩ nội cấp độ 1 nhờ có tác dụng hoạt huyết, bổ máu, tiêu sưng, chống táo bón. Thảo dược này được y học cổ truyền kết hợp với một số vị khác để làm thuốc ngâm chữa bệnh trĩ.

Dưới đây là cách thực hiện liệu pháp chữa trị trĩ bằng đương quy, phá môn, sinh địa du, nghiệt mộc và phác tiêu:

  • Thành phần:

Đương quy, phá môn, sinh địa du, nghiệt mộc: Mỗi vị 30g
Phác tiêu: 60g

  • Cách thực hiện:

Bước 1: Cho các vị thuốc (trừ phác tiêu) vào ấm sắc cùng 2 lít nước.
Bước 2: Đun sôi trong 15 phút, sau đó chắt lọc để lấy nước.
Bước 3: Thêm phác tiêu vào hỗn hợp nước thuốc và khuấy cho tan.
Bước 4: Ngâm hậu môn trong hỗn hợp này mỗi lần khoảng 20 phút.

Lưu ý: Những cách chữa bệnh trĩ nội độ 1 tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Bạn nên tìm tới bác sĩ chuyên khoa để được kê đơn thuốc nếu các triệu chứng bệnh có khuynh hướng ngày càng nặng hơn.

Cách chữa trĩ nội độ 1 bằng thuốc Tây

Các thuốc được chỉ định trong điều trị bệnh trĩ nội cấp độ 1 đều hướng đến mục đích giúp bệnh nhân cải thiện các triệu chứng và kiểm soát không cho bệnh tiếp tục phát triển. Chúng bao gồm:

  • Thuốc chống ngứa: Được sử dụng phổ biến là Hydrocortisone hay Oxide. Được điều chế dưới dạng thuốc mỡ hoặc kem bôi ngoài hậu môn nhằm cắt đứt cơn ngứa khó chịu.
  • Chất làm mềm phân: Loại thuốc này thường chứa glycerine nên có thể giúp giải quyết chứng táo bón mãn tính là nguyên nhân dẫn đến trĩ nội độ 1 ở một số đối tượng. Không nên quá lạm dụng sẽ dễ bị phụ thuộc và có nguy cơ gặp phải nhiều tác dụng phụ.
  • Thuốc chống nhiễm khuẩn: Gồm có một số loại kháng sinh thông dụng như Penicillin hay Cephalosporin. Chúng được chỉ định khi hậu môn có dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Thuốc đặt hậu môn: Chẳng hạn như Proctolog, Neo Haelar hay Avenoc. Có tác dụng giảm ngứa, kháng viêm, tăng độ bền cho thành mạch và đẩy nhanh tiến độ hồi phục 
  • Vitamin P (Rutin): Thuốc được biết đến với tác dụng bảo vệ thành mạch. Bổ sung vitamin B đúng cách sẽ giúp các thành mạch trĩ có khả năng co giãn tốt hơn, ngăn chặn không cho búi trĩ tiếp tục sưng to.
  • Thuốc sắt: Được chỉ định bổ sung để ngăn ngừa thiếu hụt tế bào hồng cầu do đi ngoài ra máu.
Cách chữa trĩ nội độ 1 bằng thuốc Tây
Người bị trĩ nội cấp độ 1 có thể được chỉ định thuốc đặt hậu môn

Tuy nhiên cần lưu ý, các loại thuốc Tây thường đi kèm tác dụng phụ và không tốt cho sức khỏe khi dùng một thời gian dài. Vậy nên người bệnh không được quá phụ thuộc hay lạm dụng thuốc. Các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên sử dụng thuốc Đông y trước khi tìm đến các giải pháp Tây y.

Đọc thêm:Bệnh trĩ uống thuốc có hết không? Giải đáp thắc mắc 

Bệnh trĩ nội độ 1 nên ăn gì và kiêng gì?

Một số thực phẩm nên ăn và nên hạn chế đối với người bị trĩ nội độ 1:

Thực phẩm tốt cho người bị trĩ nội độ 1:

  • Rau củ và trái cây giàu chất xơ: Rau đay, cà rốt, diếp cá, khoai lang, cải bó xôi, đu đủ, chuối… 
  • Thực phẩm có tính mát: Chanh, bí đao, cà chua, dưa hấu, đậu phụ,…
  • Cá béo: Chẳng hạn như cá hồi, cá ngừ.
  • Các thực phẩm chứa nhiều sắt: Ăn lòng đỏ trứng, gạo đỏ, hoa quả sấy khô, rau lá xanh… 
  • Sữa chua và các thức uống lên men: Bổ sung probiotic hỗ trợ tiêu hóa
  • Các loại nước: Lượng nước cần bổ sung trong ngày là 2 – 2,5 lít.
Thực phẩm tốt cho người bị trĩ nội độ 1
Người bị trĩ nội độ 1 nên ăn nhiều rau củ quả để bổ sung chất xơ chống táo bón

Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế ăn khi bị trĩ nội cấp độ 1:

  • Bánh mì trắng: Thực phẩm này chứa ít chất xơ nếu ăn quá nhiều sẽ dễ bị táo bón
  • Thức ăn nhanh, các món chiên xào: Chúng chứa nhiều dầu mỡ gây khó tiêu, tăng cân. Cả hai yếu tố này đều góp phần khiến cho bệnh trĩ tiến triển qua trĩ nội cấp độ 2.
  • Các món mặn: Làm gia tăng áp lực lên tĩnh mạch khiến búi trĩ sưng to hơn.
  • Gia vị cay: Ăn quá nhiều các loại gia vị cay như tiêu, ớt… khiến chúng ta dễ bị táo bón. 
  • Các loại đồ uống: Bia, rượu, nước ngọt có ga.

Những lưu ý trong sinh hoạt đối với người bị trĩ nội độ 1

Lưu ý bạn cần biết trong việc sinh hoạt đối với người bị trĩ nội độ 1:

  • Tránh nhịn đi cầu. Nếu sau 5 phút ngồi trong nhà vệ sinh mà bạn vẫn chưa đi được thì nên đi ra và thử lại vào lần sau. 
  • Tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày trong một khung giờ cố định.
  • Tích cực vận động, tập thể dục.
  • Tránh ngồi một chỗ quá lâu. 
  • Làm việc vừa sức.
  • Giữ cân nặng ở mức hợp lý. 
  • Hãy cố gắng giữ tinh thần luôn thoải mái. Hạn chế căng thẳng để tránh bệnh thêm nghiêm trọng.

Hi vọng với những thông tin chi tiết trên đây về bệnh trĩ nội độ 1, người bệnh có thể tìm được cách chữa phù hợp để nhanh chóng khỏi bệnh. Cần thăm khám sớm để có thể biết được tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất. 

Thông tin hữu ích

Chia sẻ:
Thuốc trị bệnh trĩ Safinar giá bao nhiêu, có tốt hơn An Trĩ Vương?

Thuốc trị bệnh trĩ Safinar là sản phẩm được bào chế từ các loại thảo dược Đông y, có tác…

Thăng trĩ Dưỡng huyết thang - Bài thuốc chữa bệnh trĩ giới nghệ sĩ tin tưởng Thăng trĩ Dưỡng huyết thang – Giải pháp chữa bệnh trĩ hàng đầu được giới nghệ sĩ tin tưởng

Phương pháp chữa bệnh trĩ hiệu quả là vấn đề được đông đảo người bệnh quan tâm. Để mang đến…

lá lốt chữa bệnh trĩ Lá lốt có chữa được bệnh trĩ không? Cách thực hiện

Dùng lá lốt chữa bệnh trĩ là biện pháp điều trị được lưu truyền từ dân gian. Cách này đã…

Lòi Dom Là Gì? Các Thông Tin Cần Biết Về Lòi Dom

Lòi dom thực chất là tên gọi theo dân gian của bệnh trĩ, một vấn đề sức khỏe không mấy…

Kem bôi trĩ Rectostop giá bao nhiêu? Cách sử dụng & review

Kem bôi trĩ Rectostop là một trong những sản phẩm có tác dụng làm giảm triệu chứng đau nhức, ngứa…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua