Các bài thuốc ngâm phòng chống bệnh trĩ hiệu quả và lành tính

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Sử dụng thuốc ngâm phòng chống bệnh trĩ không phải là một phương pháp mới, song không phải ai cũng biết cách áp dụng sao cho đúng. Tuy chỉ là thuốc ngâm ngoài da, nhưng người bệnh cần lưu ý thực hiện đúng để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi điều trị. 

Các bài thuốc ngâm phòng chống bệnh trĩ được sử dụng phổ biến

Những phương pháp chữa và phòng chống bệnh trĩ từ những dược liệu thiên nhiên luôn đảm bảo được sự lành tính và an toàn cho người bệnh. Các cách này không gây tác dụng phụ nên bệnh nhân có thể yên tâm khi điều trị lâu dài.

Các bài thuốc ngâm phòng chống bệnh trĩ
Các bài thuốc ngâm từ thảo dược thiên nhiên luôn đảm bảo an toàn và lành tính khi sử dụng để điều trị bệnh trĩ.

Có 2 loại thuốc ngâm phổ biến hiện nay được nhiều người áp dụng:

Thuốc ngâm chữa bệnh trĩ từ dân gian

Từ bao đời nay, ông cha ta đã sử dụng các nguyên liệu rất quen thuộc để làm thuốc ngâm phòng chống bệnh trĩ. Với cách thực hiện đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm, chi phí thấp nên được dân gian truyền tai nhau áp dụng.

1. Bài thuốc ngâm phòng chống bệnh trĩ từ rau sam

Rau sam có tính mát, giúp thanh nhiệt, tiêu độc, sát trùng hậu môn. Chính nhờ đặc tính này mà nhiều người tin rằng việc xông và ngâm hậu môn với nước rau sam thường xuyên sẽ giúp đẩy lùi bệnh trĩ.

Thuốc ngâm phòng chống bệnh trĩ từ rau sam
Thuốc ngâm phòng trĩ từ rau sam giúp làm giảm các triệu chứng đặc trưng của bệnh hiệu quả.

– Nguyên liệu: 1 nắm rau sam

– Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch rau sam, đem nấu với 2 lít nước.
  • Bước 2: Đun sôi kỹ khoảng 5 phút để các hoạt chất hòa tan hết trong nước.
  • Bước 3: Dùng nước này để xông và ngâm hậu môn trong 20 phút, thực hiện 2-3 lần/ ngày.

Phần xác rau sam bạn có thể vớt ra ăn trong bữa cơm tương tự như rau luộc. Việc tấn công bệnh trĩ theo cả hai hướng, từ bên trong lẫn bên ngoài sẽ giúp bạn nhanh thấy được kết quả.

Xem thêm: 10 Cách chữa bệnh trĩ bằng dân gian hiệu quả, chi phí thấp

2. Bài thuốc ngâm phòng chống bệnh trĩ từ rau diếp cá

Vốn dĩ là một loại rau gia vị nhưng rau diếp cá lại được sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh trĩ nhờ có đặc tính kháng khuẩn, thanh nhiệt, tiêu viêm tự nhiên. Ngoài việc dùng kèm rau diếp cá trong món ăn, bạn có thể nấu nước lá diếp cá ngâm hậu môn hàng ngày để cải thiện triệu chứng bệnh.

– Nguyên liệu:

  • 100g rau diếp cá, bao gồm cả thân và lá
  • 1 thìa muối ăn

– Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch rau diếp cá
  • Bước 2: Đem nấu với 2 lít nước.
  • Bước 3: Khi nước sôi và chuyển màu, thêm muối vào quậy cho tan.
  • Bước 4: Lọc riêng phần nước ra chậu nhỏ, chờ đến khi nước nguội còn hơi âm ấm thì ngồi vào ngâm hậu môn.

Để đạt được hiệu quả cao, bạn nên tiến hành xông trĩ bằng nước lá diếp cá trước khi ngâm.

3. Ngâm nước lá trầu không chữa bệnh trĩ

Nghiên cứu cho thấy, chiết xuất từ lá trầu không có tác dụng tương tự như một loại thuốc kháng sinh. Nó giúp chống lại nhiều chủng vi khuẩn, vi nấm gây bệnh, đồng thời giảm sưng đau và ngứa do trĩ.

Ngâm nước lá trầu không chữa bệnh trĩ
Lá trầu được sử dụng làm thuốc ngâm chữa bệnh trĩ nhờ có tính kháng sinh mạnh.

– Nguyên liệu: 10 lá trầu không, nên dùng loại bánh tẻ.

– Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bạn rửa sạch lá trầu không. 
  • Bước 2: Vò lá trầu không cho hơi nát và nấu với nước.
  • Bước 3: Khi nước nguội lấy ngâm hậu môn ít nhất 15 phút.

Với bài thuốc ngâm phòng ngừa bệnh trĩ từ lá trầu, bạn nên thực hiện đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày. Sau khoảng 2 tuần sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.

Bài thuốc ngâm phòng chống bệnh trĩ từ Đông y

Trong y học cổ truyền cũng có rất nhiều bài thuốc ngâm chữa bệnh trĩ được kết hợp từ nhiều vị thảo dược khác nhau. Những bài thuốc này thường được chế biến từ các nguyên liệu tự nhiên như thảo dược, rễ cây, hoa quả,… có tác dụng làm giảm sưng viêm, ngừa nhiễm trùng và hỗ trợ tái tạo các mô tổn thương. 

Bài thuốc số 1:

Bài thuốc này có tác dụng giải nhiệt, lợi thấp, kích thích lưu thông máu ở khu vực ảnh hưởng, kháng viêm, giảm ngứa và đau cho người mắc bệnh trĩ.

– Thành phần:

  • Hoàng bá, hổ trượng và bồ công anh: Mỗi vị 15g
  • Khổ sâm 30 g

– Cách thực hiện:

  • Bước 1: Các vị thuốc đã chuẩn bị cho vào ấm sắc cùng 2 lít nước.
  • Bước 2: Để lửa nhỏ liu riu khoảng 30 phút thì tắt bếp.
  • Bước 3: Chắt lấy nước để nguội dùng ngâm rửa hậu môn. Mỗi ngày thực hiện 2 lần vào buổi sáng và chiều.

Gợi ý: 10 Bài thuốc Đông y đặc trị bệnh trĩ toàn diện nhất – Nên tham khảo

Bài thuốc số 2:

Bài thuốc từ các nguyên liệu như hoàng liên, khổ sâm, hoàng bá,… sẽ thích hợp cho những người bị bệnh trĩ ngoại hoặc trĩ gây biến chứng tắc mạch.

– Thành phần: 

  • Sinh đại hoàng, hoàng liên, chi tử: Mỗi vị 15g
  • Mang tiêu, khổ sâm: Mỗi vị 25g
  • Nhũ hương, hoàng bá, đào nhân, hồng hoa, một dược: Mỗi vị 10g
Bài thuốc ngâm phòng chống bệnh trĩ từ Đông y
Các bài thuốc ngâm phòng chống bệnh trĩ từ Đông y có sự kết hợp giữa nhiều vị thảo mộc quý.

– Cách thực hiện:

  • Bước 1: Ngâm tất cả các vị thuốc trên vào nước trong 1 giờ.
  • Bước 2: Đem sắc lấy nước rửa hậu môn 2 lần trong ngày. 

Bài thuốc số 3:

Bài thuốc ngâm phòng chống bệnh trĩ này có tác dụng đối với mọi loại trĩ. Nó giúp giảm đau, tiêm viêm và cải thiện triệu chứng đi cầu ra máu.

– Thành phần:

  • Hoàng bá, nghệ vàng, tô mộc, bạch hành, kim ngân hoa, kinh giới, sau sau: Mỗi vị 12g
  • Bột phèn phi: 5g
  • Ngũ bội tử: 10g
  • Bồ công anh: 20g

– Cách thực hiện:

  • Bước 1: Sắc thuốc cùng với 2 lít nước trong vòng 20 phút.
  • Bước 2: Vớt bỏ bã và lấy nước ngâm hậu môn. 

Tham khảo thêm: 7 Loại thảo dược trị bệnh trĩ an toàn, lành tính hiệu quả

Bài thuốc số 4:

Sự kết hợp giữa các nguyên liệu diêm tiêu, đại hoàng, nhất kiến kỷ,…. tạo ra một bài thuốc Đông y có tác dụng tiêu viêm, giảm đau rát, ngứa ngáy và cầm máu hiệu quả cho người mắc bệnh trĩ. 

– Thành phần:

  • Nhất kiến kỷ, tua mọc từ rễ cây đa, diêm tiêu: Mỗi vị 750g
  • Đại hoàng, ngũ bội tử, đồng vân, kinh giới: Mỗi vị 375g

– Cách thực hiện:

  • Bước 1: Ngoại trừ phác tiêu, bạn đem tất cả các vị còn lại sắc kỹ trong 20 phút lấy khoảng 2 lít nước.
  • Bước 2: Sau cùng hòa phác tiêu vào trong nước thuốc, để nguội bảo quản trong hũ có nắp đậy kín để dùng dần.
  • Bước 3: Khi sử dụng, lấy 100ml thuốc pha thêm với nước ấm để được 3 lít nước. Dùng nước này rửa hậu môn mỗi ngày 2 lần, 20 phút/ lần. 

Bài thuốc số 5: 

Bài thuốc ngâm phòng chống bệnh trĩ theo Đông y này có thể áp dụng cho mọi đối tượng. Tuy nhiên nó thích hợp nhất cho những người bị trĩ ngoại có biểu hiện thuyên tắc mạch.

– Thành phần:

  • Đương quy, phá môn, sinh địa du, nghiệt mộc: Mỗi vị 30g
  • Phác tiêu: 60g

– Cách thực hiện:

  • Bước 1: Các vị thuốc đã chuẩn bị ở trên ( trừ phác tiêu) cho vào ấm sắc cùng 2 lít nước.
  • Bước 2: Đun sôi trong 15 phút rồi chắt lọc lấy nước.
  • Bước 3: Thêm phác tiêu vào hỗn hợp nước thuốc quấy cho tan rồi ngâm hậu môn. Mỗi lần ngâm chừng 20 phút.

Lưu ý: Các vị thuốc có thể được gia giảm với liều lượng thích hợp cho từng bệnh nhân. Vì vậy bạn cần thăm khám để được thầy thuốc kê đơn phù hợp. Khi sử dụng cần kiên trì và tái khám thường xuyên để theo dõi được kết quả. Bên cạnh đó, cần chọn lọc nguyên liệu thuốc cẩn thận, có nguồn gốc rõ ràng để tránh các rủi ro không mong muốn. 

Đặc biệt, người già, trẻ nhỏ, phụ nữ đang có thai hoặc đang cho con bú phải tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng thuốc ngâm.

Hiện nay, có rất nhiều bài thuốc ngâm phòng chống bệnh trĩ phù hợp với mỗi đối tượng và tình trạng bệnh khác nhau. Người bệnh cần cẩn thận lựa chọn đúng bài thuốc để việc điều trị đạt được hiệu quả như mong muốn. Tránh kết hợp nguyên liệu và sử dụng thuốc bừa bãi có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Tham khảo thêm:

Chia sẻ:
Lá chữa bệnh trĩ 5 Loại lá chữa bệnh trĩ hiệu quả hơn dùng thuốc tây
Có rất nhiều loại dược liệu giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Trong đó, nổi bật nhất 5 loại lá chữa bệnh trĩ, đã mang lại kết…
Giai đoạn 1 của bệnh trĩ thường xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu Đi ngoài ra máu và chất nhầy nguy hiểm không, làm sao trị?

Đi ngoài ra máu và chất nhầy là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm, người bệnh…

Danh sách Bác Sĩ Nữ khám bệnh trĩ uy tín cho chị em

Bệnh trĩ ngày càng phổ biến, trong đó phụ nữ chiếm tỷ lệ mắc bệnh khá cao. Do bệnh xảy…

Trĩ nội nằm ở trên đường lược, trĩ ngoại thì nằm ở dưới Có nên cắt trĩ không? Khi nào cần cắt – Có nguy hiểm không?

Có nên cắt trĩ không? Quyết định cắt trĩ hay không cần dựa vào đánh giá của bác sĩ và…

Trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nặng hơn là thắc mắc của không ít người Bệnh trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nặng hơn? Phân tích chi tiết

Có người cho rằng chỉ nội nặng hơn trĩ ngoại vì khó phát hiện. Số còn lại thì cho rằng…

VTV2 giới thiệu Thăng trĩ dưỡng huyết thang qua đánh giá của chính người bệnh

Nhằm giúp cho bệnh nhân thoát khỏi nỗi ám ảnh của bệnh trĩ, các bác sĩ tại Trung tâm Thuốc…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua