Tìm hiểu cách phòng ngừa bệnh trĩ ngay từ đầu

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Chuyên gia khoa Hậu môn – trực tràng cho biết, bệnh trĩ không chỉ liên quan đến tĩnh mạch mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống mạch máu của ống hậu môn. Trĩ là bệnh lý gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, việc nắm vững kiến thức và thực hiện các cách phòng ngừa bệnh trĩ từ sớm là cực kỳ quan trọng.

Cách phòng chống bệnh trĩ từ những thói quen thường ngày

Trĩ là sự căng dãn quá mức của các tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng, gây viêm sưng. Nguy cơ mắc bệnh cao ở người làm việc nặng nhọc, nhân viên văn phòng, phụ nữ mang thai và người táo bón.

Ở giai đoạn đầu sẽ có cảm giác ngứa, rát nhẹ và biến mất sau đó. Khi bệnh trĩ nặng hơn, búi trĩ có thể sa ra ngoài, gây nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Việc phòng ngừa bệnh trĩ là điều quan trọng và cần thiết.

Những đối tượng dễ mắc phải bệnh trĩ
Nhân viên văn phòng là đối tượng có nguy cơ mắc phải bệnh trĩ cao.

Cách tốt nhất để phòng chống bệnh trĩ đó là luôn giữ cho phân mềm để không cọ xát mạnh và làm tổn thương hậu môn. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải lưu ý đến một số vấn đề sau:

Cung cấp đủ lượng nước

Nước đóng vai trò kích thích chuyển hóa và giúp cho việc đào thải phân dễ dàng hơn. Các chuyên gia khuyến khích, mỗi ngày nên cung cấp khoảng 2 – 2,5l nước cho cơ thể, với những người làm việc trong môi trường nắng nóng, lao động mạnh thì nên tăng thêm lượng nước để ngăn ngừa táo bón.

Việc duy trì lượng nước đủ mỗi ngày cũng giúp giữ cho niêm mạch ở hậu môn trở nên linh hoạt và không bị căng ra quá mức, giảm nguy cơ viêm nhiễm. Nước cũng giúp tăng cường sự lưu thông máu, giảm áp lực lên các tĩnh mạch ở khu vực hậu môn.

Xem thêm: Bệnh trĩ nội độ 1: Dấu hiệu nhân biết và cách điều trị

Ăn nhiều chất xơ

Rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên cám như yến mạch, lúa mì, gạo lức, mè đen, kê… đều giàu chất xơ, giúp tăng lượng phân và làm mềm phân hơn thực phẩm chế biến.

Cách phòng ngừa bệnh trĩ từ việc ăn nhiều chất xơ
Ăn nhiều chất xơ có thể giúp hỗ trợ ngăn ngừa bệnh trĩ hiệu quả.

Tăng lượng chất xơ từ từ để tránh tình trạng xì hơi quá mức. Hầu hết, mỗi chúng ta đều không cung cấp đủ 25 – 38g chất xơ/ngày. Chuyên gia khuyến nghị sử dụng các thực phẩm bổ sung chất xơ như Citrucel, Metamucil để cải thiện táo bón và ngăn ngừa búi trĩ, nhưng cần phải bổ sung đủ nước khi sử dụng.

Tập trung khi đi đại tiện

Để tránh bệnh trĩ, cần tập trung khi đi đại tiện, tránh ngồi quá lâu trên bồn cầu để không tạo áp lực tĩnh mạch. Việc ngồi lâu sẽ khiến phân bị tắc nghẽn và khô cứng, gây khó khăn khi đi đại tiện.

Bên cạnh đó, tránh đọc báo hoặc sử dụng điện thoại để không bị phân tâm, điều này làm giảm khả năng đẩy phân ra. Đồng thời, tránh căng thẳng, gồng ép, rặn quá mạnh khi đi đại tiện để không gây tổn thương đến vùng hậu môn.

Đại tiện khi có biểu hiện

Nhiều người thường có thói quen nhịn đại tiện cho đến khi cảm thấy rất cần, nhưng điều này có thể dẫn đến việc bỏ lỡ cảm giác kích thích tự nhiên để đi đại tiện. Trong khi nhịn, phân có thể bị dồn lại trong ruột và mất đi lượng nước, phân sẽ khô cứng và gây ra khó khăn trong quá trình đi đại tiện.

Việc này không chỉ gây ra cảm giác không thoải mái mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ do áp lực tăng lên trên tĩnh mạch ở hậu môn. Điều quan trọng là phải lắng nghe cơ thể và đi đại tiện khi cảm thấy cần, không nên nhịn lại quá lâu.

Đọc thêm: Biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ và cách phòng ngừa – Thông tin chi tiết

Không rặn mạnh khi đại tiện

Khi cố gắng dùng sức để đi đại tiện, áp lực tạo ra có thể gây tổn thương cho các tĩnh mạch trong trực tràng. Hành động này không chỉ tăng nguy cơ chảy máu mà còn có thể gây ra các vấn đề viêm nhiễm, làm tăng thêm sự khó khăn và đau đớn trong quá trình đi đại tiện.

Cách phòng ngừa bệnh trĩ khi đi đại tiện
Tránh rặn mạnh khi đi đại tiện vì có thể sẽ gây áp lực lớn lên hậu môn.

Thể dục, thể thao điều độ

Để giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ, việc duy trì lịch trình vận động hàng ngày là rất quan trọng. Hãy tập thể dục đều đặn mỗi ngày để giúp hệ tiêu hóa hoạt động một cách hiệu quả hơn.

Hạn chế thời gian ngồi hoặc đứng liên tục quá 2 tiếng, cũng là một biện pháp hữu ích, giúp giảm áp lực lên hậu môn và ngăn chặn sự phát triển của bệnh trĩ. Điều này không chỉ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể mà còn có thể hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân.

Hầu hết mọi người có thể tự ngăn ngừa bệnh trĩ mà không cần thăm bác sĩ, nhưng nếu gặp táo bón kéo dài hoặc có các triệu chứng như đau rát, chảy máu hậu môn,… việc thăm khám chuyên khoa là rất cần thiết. Đặc biệt, người trên 40 tuổi cần lưu ý, vì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng như ung thư ống hậu môn hay ung thư trực tràng,…

Gợi ý: Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào? Có xảy ra ở người trẻ không?

Cách xử lý khi bị bệnh trĩ 

Khi phát hiện màu phân thay đổi hoặc có triệu chứng chảy máu không cải thiện sau khi tự điều trị, bệnh nhân nên tìm sự hỗ trợ từ bác sĩ. Trường hợp cần cấp cứu là khi xuất hiện dấu hiệu mất máu, choáng váng hoặc ngất do chảy máu hậu môn quá nặng.

Cách xử lý khi bị bệnh trĩ 
Cần đến bác sĩ để được thăm khám sớm khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh trĩ.

Nếu gặp các triệu chứng như táo bón, phân cứng, nứt kẽ hậu môn hoặc ngứa hậu môn, bạn có thể ngâm hậu môn trong nước muối ấm khoảng 10 phút giúp giảm triệu chứng hiệu quả. Cần sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa trong điều trị bệnh trĩ, không tự ý sử dụng thuốc để tránh biến chứng nguy hiểm.

Đa số, các loại thuốc điều trị bệnh trĩ thường tập trung tác động chủ yếu lên tĩnh mạch trĩ như: kháng viêm, làm bền tĩnh mạch, ngăn ngừa nhiễm khuẩn, cầm máu, giảm đau, có khả năng nhuận tràng,…

Hiện nay, có rất nhiều cách phòng ngừa bệnh trĩ nhưng hầu như không mang lại hiệu quả tuyệt đối mà chỉ mang tác dụng hỗ trợ tạm thời. Bệnh trĩ thường có xu hướng phát triển nghiêm trọng nếu không có biện pháp khắc phục và điều trị đúng cách. Vì vây, người bệnh không nên chủ quan mà cần ngăn ngừa bệnh từ sớm để không gây ảnh hướng đến chất lượng cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 12:08 - 18/04/2024 - Cập nhật lúc: 15:13 - 24/05/2024
Chia sẻ:
sau phẫu thuật cắt trĩ nên ăn gì Sau khi phẫu thuật cắt trĩ nên ăn gì, kiêng cữ gì nhanh khỏi?

Sau khi phẫu thuật cắt trĩ nên ăn gì và kiêng gì? Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý đóng…

Cắt trĩ bằng phương pháp Milligan Morgan – Quy trình & Chi phí

Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp Milligan Morgan là biện pháp mổ mở kinh điển, giúp chữa trị bệnh…

An tâm điều trị bệnh trĩ bằng YHCT với giải pháp tại Trung tâm Thuốc dân tộc Kinh Nghiệm Và Cách Dùng Thăng Trĩ Dưỡng Huyết Thang Chữa Trĩ

Thăng trĩ Dưỡng huyết thang là giải pháp đặc trị bệnh trĩ đã được đưa tin giới thiệu trên chương…

11 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Tốt Nhất Hiện Nay và Giá Bán

Dùng thuốc chữa bệnh trĩ là biện pháp luôn được ưu tiên hàng đầu trong các phác đồ điều trị…

Bí quyết phòng ngừa bệnh trĩ

Trĩ là căn bệnh có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi đối tượng. Tuy nhiên, nếu nắm được những bí…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua