Dấu Hiệu Bệnh Trĩ Nặng Và Cách Chữa Hiệu Quả Nhất

Bệnh trĩ nặng thường là kết quả của việc điều trị không đúng cách ở giai đoạn đầu hoặc do phát hiện bệnh quá muộn. Các triệu chứng bao gồm đi cầu ra máu nhiều hơn, búi trĩ sưng to và sa hẳn ra ngoài, gây đau đớn nặng nề. Để tránh biến chứng nguy hiểm, việc thăm khám và chữa trị ngay là rất cần thiết.
Bị trĩ nặng nguyên nhân do đâu?
Bệnh trĩ là sự sưng phồng và viêm của các đệm mạch máu nằm dưới niêm mạc bên trong ống hậu môn. Tùy theo vị trí bị ảnh hưởng mà y học chia bệnh trĩ thành hai dạng chính gồm bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại.

Đi từ nhẹ đến nặng, căn bệnh này có 4 giai đoạn phát triển được đánh số thứ tự từ I đến IV. Nếu được chẩn đoán mắc bệnh trĩ độ III hoặc IV tức là bệnh đã bước vào giai đoạn nặng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ nặng như:
- Không phát hiện sớm bệnh
Bệnh trĩ thường phát triển lặng lẽ, ban đầu không gây ra các triệu chứng đáng kể. Đôi khi, có thể sẽ đi ngoài ra máu, nhưng không đủ để nhận biết nếu không quan sát kỹ. Việc không chú ý và điều trị kịp thời, khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Đến khi bệnh có các triệu chứng rầm rộ ra bên ngoài thì đã quá muộn.
- Chủ quan trong việc điều trị
Nhiều người, mặc dù phát hiện bệnh sớm, nhưng do chủ quan không cố gắng điều trị để mặc cho bệnh phát triển. Bệnh trĩ thường xuất hiện ở vùng kín, khiến nhiều người do ngại ngùng mà không đến bệnh viện. Tất cả những điều này đều làm cho tình trạng bệnh trĩ tiến triển thêm nặng hơn.
- Bị bệnh trĩ nặng do điều trị không đúng cách:
Khi mới phát hiện bị trĩ, nhiều người thường tự cố gắng tự chữa trị tại nhà bằng các biện pháp dân gian truyền miệng như sử dụng lá thầu dầu, đu đủ xanh… Tuy nhiên, các phương pháp này chưa được khoa học chứng minh hiệu quả và không phù hợp cho tất cả trường hợp.

Ngoài ra, nhiều người cũng dùng thực phẩm chức năng hy vọng chữa trị bệnh trĩ. Tuy nhiên, thực tế chỉ giúp cải thiện triệu chứng một cách hỗ trợ, không thay thế được thuốc bác sĩ. Việc tự ý điều trị bệnh có thể làm trĩ trở nặng thêm và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
- Không chú trọng giải quyết nguyên nhân
Bệnh trĩ phát sinh khi các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng phải chịu áp lực quá mức trong thời gian dài. Nguyên nhân xuất phát từ nhiều yếu tố như đứng lâu, ngồi nhiều, táo bón kéo dài, lười vận động, uống ít nước,…
Nhiều người chỉ tập trung việc làm giảm triệu chứng bệnh trĩ mà không điều tra sâu hơn về nguyên nhân gốc rễ và loại bỏ nó. Mặc dù có thể giảm nhẹ triệu chứng tạm thời, nhưng bệnh thường tái phát và tiến triển nặng hơn sau một thời gian ngắn.
Gợi ý: Cách chữa bệnh trĩ bằng lá ngái – Hướng dẫn thực hiện
Dấu hiệu bệnh trĩ nặng
Ở giai đoạn nhẹ, người bị bệnh trĩ thỉnh thoảng có thể bị đi cầu ra máu nhẹ, búi trĩ chưa hình thành hoặc có thể sa ra ngoài nhưng với kích thước nhỏ và tự thụt được vào trong ống hậu môn mà không cần dùng tay tác động.
Tuy nhiên, khi bệnh trở nặng các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn về mức độ cũng như tần suất xuất hiện.
Các dấu hiệu bệnh trĩ nặng bao gồm:
- Búi trĩ sưng to, thường xuyên sa ra ngoài mỗi lần đi đại tiện.
- Phải dùng tay đẩy búi trĩ mới có thể co vào hậu môn. Một số trường hợp thì búi trĩ sưng to đến nỗi nghẹt ở bên ngoài.
- Hiện tượng chảy máu khi đi ngoài xuất hiện liên tục.
- Đau nặng hơn sau khi đi cầu. Nếu búi trĩ nằm thường trực bên ngoài hậu môn thì người bệnh có thể bị đau ngay cả khi đứng lẫn khi ngồi.

Bị bệnh trĩ nặng có nguy hiểm không?
Không chỉ phải đối mặt với các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh còn có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng sau:
- Thiếu máu: Do chảy máu liên tục sau khi đi đại tiện, gây ra các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, da xanh xao, và kém tập trung.
- Viêm nhiễm, lở loét hậu môn: Búi trĩ sa ra ngoài có thể gây ngứa và thuận tiện cho vi khuẩn và nấm phát triển, dẫn đến viêm nhiễm và lở loét.
- Nhiễm trùng máu: Gãi ngứa có thể tạo vết thương hở ở hậu môn, dẫn đến nguy cơ bội nhiễm, lở loét da, nhiễm trùng máu.
- Sa nghẹt trĩ: Khi búi trĩ sa ra ngoài cửa hậu môn, nó có thể bị các cơ vòng ở hậu môn chèn ép quá mức. Mặc dù máu vẫn bơm vào búi trĩ nhưng không thông ra ngoài được khiến cho búi trĩ sưng phồng, không thụt lên được.
- Tắc mạch trĩ: Đau đớn và tạo cục máu đông màu xanh hoặc đen bên trong búi trĩ.
- Suy giảm chức năng hậu môn: Khi bị trĩ nặng, hoạt động của các cơ co thắt ở hậu môn có thể bị ảnh hưởng khiến cho người bệnh không thể tự chủ trong hoạt động đại tiện.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa ở nữ giới: Bộ phận sinh dục của nữ giới có cấu tạo mở và nằm rất gần hậu môn nên vi khuẩn có thể lây lan sang gây nhiễm trùng phụ khoa.
- Mắc bệnh về da: Dịch nhầy từ búi trĩ có thể gây kích ứng da, viêm da, ngứa và các vấn đề da liễu khác.
Tham khảo thêm:Bệnh Trĩ Có Ảnh Hưởng Gì Đến Quan Hệ Không? Cần Lưu Ý Những Gì?
Cách chữa bệnh trĩ nặng
Người bị trĩ nặng có thể được điều trị tích cực bằng thuốc hoặc phẫu thuật cắt trĩ trong trường hợp bệnh gây đau nhiều và có nguy cơ gây ra biến chứng.
1. Sử dụng thuốc điều trị bệnh trĩ nặng
Một số loại thuốc tân dược có thể được bác sĩ kê đơn cho các trường hợp bị trĩ nặng bao gồm:
- Thuốc co mạch: Thuốc khiến các mạch máu ở hậu môn trực tràng bị thắt nhỏ lại. Khi sử dụng có tác dụng giảm đi ngoài ra máu và hạn chế tình trạng sa búi trĩ. Các thuốc co mạch có thể được bào chế dưới dạng thuốc đạn đặt hậu môn hay thuốc mỡ bôi ngoài. Phổ biến nhất là Phenylephrine, Medicone hay Tronolane.
- Chất bảo vệ thành mạch: Bao gồm các loại thuốc chứa oxit kẽm, glycerlin hay lanolin. Có tác dụng bảo vệ thành tĩnh mạch trong hậu môn, ngăn ngừa lở loét, viêm nhiễm ở khu vực này.
- Thuốc chống ngứa: Hydrocortisone dạng thuốc mỡ hay kem bôi ngoài da có thể giúp tạm thời giải quyết tình trạng kích ứng và ngứa bên ngoài hậu môn.
- Thuốc gây tê tại chỗ: Bao gồm các loại thuốc mỡ, kem bôi hay viên đạn như Americane, Tronolane, Pramoxin. Có tác dụng gây tê cục bộ ở các dây thần kinh cảm giác, giúp bệnh nhân bớt đau đớn
- Thuốc kháng sinh: Được chỉ định cho các trường hợp bệnh trĩ nặng gây bội nhiễm, viêm loét hậu môn.
- Thuốc giảm đau: Thông dụng là Acetaminophen, Aspirin hay Ibuprofen

Lưu ý: Thuốc Tây chữa bệnh trĩ thường đem lại hiệu quả khá nhanh, tuy nhiên nhược điểm lớn nhất là tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều tác dụng phụ. Bên cạnh đó, các thuốc này không tập trung điều trị vào căn nguyên gây bệnh nên hiệu quả không bền, bệnh dễ tái phát.
Nếu đã dùng Tây y nhiều mà không chữa được khỏi bệnh thì tốt nhất nên chuyển hướng điều trị.
Xem thêm: Áp dụng chữa bệnh trĩ bằng diện chẩn hiệu quả, an toàn
2. Cách chữa bệnh trĩ nặng bằng phương pháp ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa là phương pháp được lựa chọn sau cùng cho những người mắc bệnh trĩ nặng khi bệnh nhân không đáp ứng được với thuốc. Bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp sau để loại bỏ búi trĩ:
- Thắt trĩ bằng vòng cao su: Phần đáy của búi trĩ sẽ được thắt chặt bằng vòng cao su nhằm ngăn không cho dòng chảy của máu tiếp tục lưu thông vào búi trĩ, từ đó làm búi trĩ dần thu nhỏ lại.
- Tiêm xơ: Phương pháp này bắt đầu được đưa vào ứng dụng từ năm 1916. Bác sĩ sẽ sử dụng một loại hóa chất tiêm trực tiếp vào trong mạch máu để làm các búi trĩ co lại.
- Trị bệnh trĩ nặng bằng quang đông hồng ngoại: Phương pháp này sử dụng nhiệt để thu nhỏ búi trĩ.
- Cắt trĩ bằng siêu âm Doppler – THD: Được chỉ định cho những đối tượng bị trĩ nội nặng hoặc trĩ vòng. Niêm mạc trĩ sẽ được khâu vắt bằng nhiều mũi khâu và cố định lại trên đầu cao của ống hậu môn. Hoạt động này nhằm mục đích giảm lượng máu lưu thông đến búi trĩ và khiến nó thu nhỏ lại, không còn bị sa ra ngoài.
- Cắt trĩ bằng laser CO2 hay laser ND: Phương pháp này sử dụng chùm tia laser để cắt bỏ từng búi trĩ. Bệnh nhân ít bị chảy máu khi phẫu thuật và hạn chế được những tổn thương đến mô lành xung quanh ống hậu môn.
- Phẫu thuật cắt trĩ bằng công nghệ PPH: Toàn bộ thao tác cắt búi trĩ và khâu tạo hình ống hậu môn đều được tiến hành một cách tự động thông qua máy HYG-34. Phương pháp này cho hiệu quả cao, búi trĩ được cắt sạch tận gốc mà không gây ảnh hưởng đến cơ vòng hậu môn.
- Cắt trĩ bằng longo: Kỹ thuật cắt trĩ bằng phương pháp longo bắt đầu được đưa vào sử dụng trong điều trị bệnh trĩ nặng từ năm 1993. Hiện nay đây vẫn là một trong những phương pháp được ưu tiên lựa chọn vì nó có nhiều ưu điểm như chi phí vừa phải, thời gian phẫu thuật nhanh, sau phẫu thuật bệnh nhân ít bị đau và có tỷ lệ tái phát thấp.

Cắt trĩ, can thiệp ngoại khoa có thể làm mất đi búi trĩ nhưng không làm mất đi căn nguyên gây bệnh. Do đó, khả năng tái phát vẫn cao. Ngoài ra, phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vì thế, nếu vẫn có thể xử lý bằng cách khác, người bệnh không nên lựa chọn cách này.
Chế độ sinh hoạt phù hợp cho người bị trĩ nặng
Duy trì thói quen sinh hoạt, ăn uống và lối sống lành mạnh có thể giúp người bị trĩ nặng giảm nhẹ triệu chứng, đồng thời giảm thiểu nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số việc người bệnh nên làm:
- Tăng cường chất xơ vào chế độ ăn.
- Không ăn các thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ khó tiêu hoặc sử dụng các thức uống kích thích.
- Hạn chế ngồi hoặc đứng lâu ở một chỗ.
Bệnh trĩ nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể sẽ tiến triển đến các cập độ nặng hơn. Khi bệnh trĩ nặng, việc điều trị sẽ khó khăn hơn và đòi hỏi nhiều thời gian. Bệnh nhân cần kiên trì tích cực phối hợp tốt với bác sĩ, đồng thời có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý để bệnh mau lành và không còn tái phát trở lại.
Bạn nên tham khảo thêm:
- 20 thức ăn tốt cho người bệnh trĩ – Món ngon đơn giản dễ làm
- Bệnh trĩ kiêng gì trong sinh hoạt và ăn uống? Thông tin cần biết
