Trị Đau Răng Bằng Tỏi Nhanh Chóng Nhờ Mẹo Hay Dân Gian

Trị đau răng bằng tỏi là một trong những mẹo giảm đau răng cấp tốc được lưu truyền rộng rãi trong dân gian và được nhiều người áp dụng. Tỏi từ lâu đã được đánh giá cao trong hiệu quả giảm đau, giảm sưng viêm, hỗ trợ cải thiện các bệnh lý về răng miệng. Có rất nhiều cách sử dụng tỏi để chữa đau răng tạm thời an toàn, dễ thực hiện mà bạn có thể áp dụng tại nhà. 

Vì sao tỏi thường được sử dụng để chữa đau răng?

Theo y học cổ truyền, tỏi là dược liệu có tính ôn, ít độc, có thể sử dụng để điều trị viêm xoang, cảm mạo, viêm mũi dị ứng, ho lâu ngày, viêm khớp… do tính ấm, có khả năng giải độc, sát khuẩn, thanh nhiệt. Tỏi cũng thường được dân gian sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh, phổ biến nhất là các bệnh về răng miệng như đau răng, sâu răng và các bệnh lý về hô hấp như ho, cảm mạo, cảm cúm…

Dùng tỏi trị đau răng là phương pháp được nhiều người biết đến và áp dụng
Dùng tỏi trị đau răng là phương pháp được nhiều người biết đến và áp dụng

Tỏi là một trong những dược liệu có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, nổi bật với hàm lượng Germanium, glycosides, selen cao. Đặc biệt, thành phần nổi tiếng có công dụng chữa bệnh của tỏi là tiền chất của allicin là alliin . Đây là chất có trong tỏi, khi tỏi được giã nhuyễn hoặc băm nhuyễn dưới tác dụng của enzyme trong tỏi là men allinase được chuyển đổi thành hoạt chất allicin. Allicin là chất kháng sinh tự nhiên, có dược tính mạnh, có thể ức chế, làm giảm sự phát triển của các vi khuẩn có hại trong miệng và hầu họng. 

Tỏi còn chứa nhiều hoạt chất khác như azoen, disulfide, diallyl-trisulfide, fitonxit… có tác dụng kìm hãm hoạt động của một số vi khuẩn gây hại, giúp ngăn ngừa, cải thiện các bệnh lý về răng miệng. Tỏi cũng giúp tăng cường hoạt tính của tế bào, tăng cường khả năng miễn dịch, chống oxy hóa, loại bỏ độc tố có hại trong cơ thể. 

Như vậy, có thể thấy, tỏi thật sự có tác dụng trong việc giảm sưng viêm, giảm đau nhức khó chịu khi bị đau răng. Theo nhiều nghiên cứu, tỏi chỉ có tác dụng khi đập dập hoặc cắt nhỏ. Tỏi càng được băm nhỏ, đập dập thì hoạt chất allicin càng nhiều, hiệu quả kháng viêm kháng khuẩn càng cao. Tuy nhiên, allicin là chất rất dễ bay hơi, nếu để ngoài không khí lâu thì hoạt tính của tỏi rất dễ mất đi. 

Cách trị đau răng bằng tỏi nhanh chóng, dễ thực hiện

Sử dụng tỏi chữa đau răng thường được nhiều người áp dụng và đánh giá cao về mức độ an toàn cũng như hiệu quả. Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên sử dụng tỏi để hỗ trợ điều trị đau răng như thế nào thì có thể đến như:

1. Đắp tỏi nguyên chất giảm đau răng 

Đắp trực tiếp tỏi nguyên chất là một trong những cách làm giảm đau răng tạm thời nhanh nhất. Phương pháp này có nguyên liệu vô cùng đơn giản, chỉ với vài tép tỏi có sẵn trong bếp là bạn có thể thực hiện được.

Cách thực hiện:

  • Lấy 2 – 3 tép tỏi tươi, rửa sạch, lột bỏ vỏ
  • Đập dập hoặc xay nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên vị trí răng đau
  • Kiên trì áp dụng 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần lần cách nhau ít nhất 3 giờ. 

Bên cạnh việc ngậm trực tiếp tỏi, bạn cũng có thể xay nhuyễn tỏi, hoặc ép tỏi lấy nước cốt, dùng tăm bông chấm nước này lên vị trí răng sâu. Sau vài phút bạn sẽ thấy cơn đau răng sẽ được cải thiện đáng kể. 

2. Chữa đau răng bằng rượu tỏi 

Sử dụng rượu tỏi cũng là một trong những phương pháp giảm đau răng được nhiều người biết đến và áp dụng. Rượu tỏi bắt nguồn từ Ai Cập, đã có nhiều nghiên cứu về công dụng và hiệu quả của rượu tỏi. Việc sử dụng rượu tỏi không chỉ giúp giảm đau răng mà còn có tác dụng điều trị, phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, về xương khớp… 

Cách thực hiện:

  • Lấy 400 tỏi đen hoặc trắng bóc vỏ, rửa sạch, cho vào bình thủy tinh
  • Đổ rượu trắng 800ml rượu nếp trắng khoảng 40 – 42 độ vào bình, đậy nắp lại bảo quản nơi thoáng mát
  • Sau 10 ngày có thể lấy rượu tỏi ra để sử dụng, mỗi lần dùng 10ml, uống 3 lần/ngày để cải thiện đau răng. 

Cách giảm đau răng nhanh bằng rượu tỏi chỉ áp dụng được khi nhà bạn có sẵn rượu tỏi hoặc mua rượu tỏi người ta ngâm sẵn. Nếu tự ngâm thì phải mất 10 – 15 ngày bạn mới có rượu tỏi để sử dụng. 

3. Trị đau răng bằng tỏi và muối

Muối cũng là một nguyên liệu thường được dân gian sử dụng để hỗ trợ điều trị sâu răng. Muối có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, có thể diệt khuẩn và đẩy vi khuẩn ra khỏi khoang miệng theo cơ thế rửa trôi. Để tăng hiệu quả làm giảm triệu chứng đau nhức, khó chịu của tỏi, bạn có thể thử kết và áp dụng phương pháp trị đau răng bằng tỏi và muối.

Tỏi có thể kết hợp với muối để hỗ trợ cải thiện đau nhức răng
Tỏi có thể kết hợp với muối để hỗ trợ cải thiện đau nhức răng

Cách thực hiện:

  • Lấy 3 – 4 tép tỏi tươi lột vỏ, rửa sạch, giã nhuyễn hoặc băm nhỏ
  • Cho vào ít muối, trộn đều, dùng hỗn hợp này đắp trực tiếp lên vị trí răng đau
  • Chỉ nên áp dụng khi bị đau răng, tránh lạm dụng để không làm ảnh hưởng đến men răng. 

Lưu ý: Chỉ nên dùng muối hạt, không dùng muối ăn vì muối ăn không có nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị, ngược lại còn có thể làm mòn men răng. 

4. Súc miệng bằng nước ép tỏi chữa đau răng 

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp trên, bạn cũng có thể cải thiện các bệnh lý về răng miệng và tình trạng đau nhức răng bằng nước ép tỏi. Dùng nước ép tỏi để súc miệng sẽ giúp các hoạt chất trong tỏi có thể len lỏi trong các kẽ răng, từ đó phát huy tốt hiệu quả giảm đau, kháng viêm, kháng khuẩn.

Cách thực hiện:

  • Lấy 2 – 3 tép tỏi, lột bỏ vỏ, rửa sạch, đem nghiền hoặc xay nhỏ
  • Cho vào 25 – 50ml nước lọc, khuấy đều
  • Ngậm hỗn hợp này trong miệng 5 – 10 phút
  • Súc miệng, nhổ ra ngoài, súc lại miệng với nước sạch
  • Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày để giảm đau răng và các bệnh lý về răng miệng khác. 

5. Cách giảm đau răng bằng gừng và tỏi 

Gừng có chứa các hoạt chất như Gingerol, Zingerol, Cineol… Được cho là có tác dụng diệt khuẩn, giảm đau, viêm viêm, ngừa hôi miệng, kích thích bài tiết nước bọt, hỗ trợ điều trị các vấn đề như viêm nướu, sâu răng, viêm tủy răng, viêm nha chu… Kết hợp gừng với tỏi cũng là một trong những phương pháp dân gian trị đau răng bằng tỏi nhanh chóng được nhiều người biết đến và áp dụng. 

Cách thực hiện: 

  • Lấy 2 – 3 tép tỏi tươi và 1 nhánh gừng tươi nhỏ
  • Tỏi lột vỏ, lấy gừng và tỏi đem đi rửa sạch, giã nhuyễn
  • Đắp hỗn hợp lên vị trí đau răng, sau 10 – 15 phút thì nhổ bỏ bã
  • Súc lại miệng với nước ấm, thực hiện 2 – 3 lần/ngày. 

Bên cạnh phương pháp đắp trực tiếp gừng và tỏi được giã nhỏ, bạn cũng có thể xay nhuyễn gừng và tỏi, vắt lấy nước cốt, thêm ít nước lọc, dùng nước này ngậm trong miệng để cải thiện tình trạng đau nhức răng. 

Dùng tỏi trị đau răng có thật sự hiệu quả? 

Chữa đau răng bằng tỏi có hiệu quả hay không là thắc mắc chung của nhiều người. Trả lời thắc mắc này, các chuyên gia cho biết, mặc dù có rất nhiều sản phẩm chăm sóc răng miệng có chứa thành phần là tỏi, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào có thể chứng minh được hiệu quả của tỏi trong việc điều trị đau răng. Dùng tỏi chỉ là phương pháp hỗ trợ giảm đau, giảm sưng viêm tạm thời.

Sử dụng tỏi chỉ là phương pháp giảm đau răng tạm thời, hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người
Sử dụng tỏi chỉ là phương pháp giảm đau răng tạm thời, hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Chữa đau răng bằng tỏi là phương pháp dân gian, hiệu quả còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa và cách thực hiện của mỗi người. Đây cũng là lý do mà có người áp dụng thấy hiệu quả nhưng cũng có người không nhận được bất kỳ chuyển biến nào. Hơn nữa, đây chỉ là cách giảm đau răng tạm thời, sử dụng tỏi không thể loại bỏ dứt điểm nguyên nhân gây đau răng của bạn. 

Đa phần tình trạng đau răng thường có liên quan đến các bệnh lý về răng miệng. Có thể kể đến như sâu răng, viêm tủy răng, viêm nha chu, viêm nướu răng… Những bệnh lý này không thể tự khỏi nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời và đúng cách. Vì vậy, sau khi áp dụng tỏi chữa đau răng mà thấy hiệu quả, bạn không nên chủ quan vì đây chỉ là hiệu quả tạm thời. Cần nhanh chóng sắp xếp thời gian thăm khám nha khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị đúng cách. Nên chọn những địa chỉ uy tín, đáng tin cậy để tránh tình trạng “tiền mất tật mang”. 

Một số lưu ý khi chữa đau răng bằng tỏi 

Khi trị đau răng bằng tỏi, để đảm bảo an toàn, giúp tỏi phát huy tối đa hiệu quả, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Sử dụng tỏi chữa đau răng chỉ phù hợp với những trường hợp đau răng ở mức độ vừa và nhẹ. Với những trường hợp cơn đau dữ dội, nghiêm trọng, phương pháp này thường ít phát huy hiệu quả. 
  • Song song với việc giảm đau bằng tỏi, bạn cần chăm sóc răng miệng đúng cách, chải răng ít nhất 2 lần/ngày, tuyệt đối không chải răng ngay sau khi ăn, tốt nhất nên chải răng sau ăn khoảng 30 phút. 
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, đa dạng các nhóm dưỡng chất, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu chất xơ. Hạn chế sử dụng các thực phẩm quá cứng, quá chua, quá lạnh, quá nóng… 
  • Hạn chế dùng đồ ngọt, bánh kẹo, thức uống có cồn, đồ uống có gas, tránh hút thuốc lá… để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, khiến tình trạng đau răng nghiêm trọng hơn. 

Trên đây là một số cách trị đau răng bằng tỏi tại nhà đơn giản, dễ thực hiện, có hiệu quả giảm đau nhanh mà bạn có thể thử áp dụng. Tuy nhiên, cần nhớ rằng đây chỉ là biện pháp giảm đau tạm thời, không trị tận gốc căn nguyên bệnh được. Bạn cần thăm khám nha sĩ, bác sĩ chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp. 

Có thể bạn quan tâm: 

Chia sẻ:
Thuốc giảm đau hạ sốt Loxonin S không dùng cho trẻ dưới 15 tuổi và phụ nữ mang thai 7 Loại Thuốc Giảm Đau Răng Của Nhật Được Tin Dùng Nhất

Các loại thuốc điều trị và sản phẩm hỗ trợ (thực phẩm chức năng) của Nhật luôn được người dùng…

Đau răng dẫn đến đau đầu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra Đau Răng Dẫn Đến Đau Đầu Dấu Hiệu Bị Gì? Nguy Hiểm Không?

Đau răng và các bệnh lý về răng miệng rất phổ biến, có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng,…

Gừng tươi thường được dân gian sử dụng để chữa đau răng 6 Cách Chữa Đau Răng Bằng Gừng Hay, Đơn Giản Ngay Tại Nhà

Gừng không chỉ là nguyên liệu gia vị quen thuộc trong gian bếp của các gia đình Việt mà còn…

Đau răng khi nhai thức ăn Đau Răng Khi Nhai Thức Ăn Nên Làm Gì? Cách Xử Trí, Điều Trị

Đau răng khi nhai thức ăn thường xảy ra do dùng thức ăn có kết cấu khô, cứng, dai, chấn…

Theo quan điểm Đông y, đau răng thường liên quan đến vị và thận Chữa Đau Răng Bằng Đông Y Qua Bài Thuốc Hay Từ YHCT

Chữa đau răng bằng Đông y theo các bài thuốc hay từ Y học cổ truyền là một trong những…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua