Cảm mạo là gì? Mẹo trị cảm mạo nhanh chóng tại nhà

Bệnh cảm mạo có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày như nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, đau nhức các cơ, mệt mỏi, sốt. Một số mẹo trị bệnh tại nhà có thể hữu ích. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh cần dùng đến thuốc Tây, thuốc Đông y để dập tắt các triệu chứng bệnh nhanh chóng hơn.

Bệnh cảm mạo là gì?

Bệnh cảm mạo trong dân gian còn gọi là thương phong, mạo phong (cảm gió ), ngoại cảm, mạo hàn (cảm lạnh). Đây là tên gọi chung của các chứng sinh ra khi cơ thể nhiễm phải tà khí của bốn mùa trong năm gây nên, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc khí hậu biến đổi đột ngột từ nóng sang lạnh và ngược lại. Lúc này, do sức đề kháng của cơ thể suy giảm, chính khí yếu  nên tà khí dễ dàng xâm nhập vào cơ thể mà sinh ra bệnh.

cảm mạo
Bệnh cảm mạo có thể xuất hiện vào bốn mùa trong năm do cơ thể bị nhiễm tà khí

Trường hợp nhẹ, tà khí chỉ phạm phải da lông được gọi là cảm mạo. Trường hợp nặng, tà khí ăn sâu vào kinh lạc thì gọi là trúng phong hàn. 

Bệnh cảm mạo có khả năng tái phát cao, người bệnh có thể bị lại vào bất kì mùa nào trong năm, đặc biệt là mùa Đông Xuân khi thời tiết lạnh giá. Bệnh có thể gây ra  nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt cũng như lao động hàng ngày.

Triệu chứng cảm mạo

Chúng ta có thể nhận biết được bệnh cảm mạo dựa vào các triệu chứng dưới đây:

  • Ho: Có thể là ho khan hoặc ho nhiều đờm
  • Các triệu chứng ở mũi: Nghẹt mũi, xổ mũi, hắt hơi
  • Nhức đầu
  • Đau yếu các cơ
  • Mệt mỏi
  • Nặng tiếng
  • Sợ gió, sợ lạnh 
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao 
  • Chán ăn
  • Đau họng, sưng đỏ họng…

Các triệu chứng cảm mạo thường kéo dài trong 3 – 7 ngày. Nếu nhẹ có thể tự khỏi, nặng thì cần thăm khám và dùng đến thuốc điều trị.

Cách trị cảm mạo

Những sự lựa chọn trong điều trị cảm mạo bao gồm:

1. Mẹo trị cảm mạo tại nhà

Dân gian có nhiều cách trị cảm mạo tại nhà như xông hơi, đánh gió hoặc sử dụng tỏi… Người bệnh có thể tham khảo một số mẹo sau:

– Xông hơi giải cảm:

Xông hơi có tác dụng điều tiết thân nhiệt, kích thích bài tiết mồ hôi, làm giãn nở các mạch máu ngoại vi, chống phù nề, giải độc, loại bỏ vi khuẩn, virus ra khỏi cơ thể. Phương pháp này thích hợp cho những người bị bế cảm phong hàn, đường phế đạo có biểu hiện ách tắc, lỗ chân lông bít kín. 

cách trị cảm mạo bằng xông hơi
Xông hơi có thể giúp cải thiện các triệu chứng cảm mạo

Cách nấu nước và xông hơi giải cảm:

  • Chuẩn bị một số loại lá xông chứa nhiều tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên giúp làm sạch đường hô hấp. Chẳng hạn như: Sả, tía tô, lá hương nhu, kinh giới, bạc hà, lá tre, lá bưởi, lá bạch đàn…Dùng mỗi thứ 1 nắm lượng bằng nhau.
  • Rửa sạch lá đã chuẩn bị, cho vào một cái nồi to đổ ngập nước vào nấu sôi trong 10 phút
  • Khi xông, mang nồi nước vào nơi kín gió, chẳng hạn như phòng ngủ hay nhà tắm. Đưa nồi nước lại gần người, trùm chăn kín lại rồi mở vung từ từ để hơi nước bốc ra. Trong quá trình xông chú ý giữ khoảng cách an toàn để không bị bỏng.
  • Khi thấy cơ thể ra nhiều mồ hôi, trong người nhẹ nhõm, dễ chịu thì ngừng xông. Thời gian xông kéo dài khoảng 10 phút là đủ
  • Cuối cùng lau sạch mồ hôi và mặc quần áo vào.
  • Mỗi tuần bạn chỉ nên xông hơi tối đa 2 lần, không nên xông quá nhiều.

Cách trị cảm mạo bằng xông hơi không thích hợp cho những đối tượng sau:

  • Người đang bị sốt cao ra nhiều mồ hôi
  • Sợ nóng
  • Trẻ em dưới 7 tuổi
  • Người cao tuổi, người có thể trạng ốm yếu
  • Bệnh nhân đang bị tiêu chảy
  • Phụ nữ mang thai
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ hành kinh
  • Người đang bị tiêu chảy, mất nước
  • Người mới uống rượu
  • Bệnh nhân bị cao huyết áp hoặc mắc các bệnh lý tim mạch
  • Bệnh nhân đang bị mất máu

– Chữa cảm mạo bằng lá kinh giới chưng đường phèn

Theo đông y, kinh giới có tính ấm, giúp  kháng khuẩn, tiêu đờm, làm toát mồ hôi nhanh nên có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh cảm mạo. Bạn có thể lấy lá kinh giới hấp đường phèn trị bệnh theo hướng dẫn dưới đây:

  • Hái 1 nắm lá kinh giới, rửa sạch cắt nhỏ, cho vào một cái tô sành
  • Rải 2-3 thìa đường phèn lên trên, đem hấp cách thủy khoảng 20 phút cho đường tan hết
  • Chia thuốc làm 3 lần dùng trong ngày. Chắt nước uống và ăn cả cái. Dùng khi còn ấm để đạt được hiệu quả tốt nhất.

– Đánh gió trị cảm mạo:

Mẹo dân gian này thích hợp cho cả người bị cảm hàn lẫn cảm nhiệt chưa ảnh hưởng đến tạng phủ. Nguyên liệu được dùng để đánh gió phổ biến là lòng trắng trứng và một vật dụng bằng bạc, chẳng hạn như đồng xu, nhẫn hay dây chuyền.

Cách thực hiện:

  • Lấy  3 quả trứng gà luộc chín, tách lấy lòng trắng, cho vào một cái khăn sữa hoặc khăn mùi xoa
  • Đặt nhẫn bạc vào giữa lòng trắng trứng, túm khăn lại
  • Nhúng bọc trứng vào trong nước nóng 2 phút cho hỗn hợp nóng đều, bỏ ra vắt cho ráo nước
  • Tiến hành đánh cảm bằng cách đặt bọc trứng trên đầu, miết nhẹ xuôi xuống gáy rồi sau đó đánh xuống lưng, bụng và tay chân. Trong quá trình đánh, nếu thấy trứng nguội thì dừng lại ngâm vào nước nóng rồi tiếp tục đánh.
  • Sau khi đánh xong mở ra sẽ thấy đồng bạc chuyển sang màu đen xám hoặc đỏ nâu.

**Lưu ý: Chỉ đánh cảm xuôi theo một chiều từ trên xuống dưới, không đánh ngược trở lại. Không đánh gió quá 3 ngày

– Cách trị cảm mạo bằng cháo trứng lá hành

Ăn cháo trứng lá hành là một  cách giải cảm hiệu quả, an toàn cho mọi đối tượng, nhất là phụ nữ mang thai. 

cháo trứng lá hành trị cảm mạo
Người bị cảm mạo nên ăn cháo trứng lá hành để dễ tiêu hóa, giải cảm
  • Chuẩn bị: 30g gạo, 2 quả trứng gà ta, 1 ít hành lá ( có thể thay bằng lá tía tô )
  • Cách chế biến: Trứng gà đập ra chén, đánh tan. Hành lá rửa sạch, xắt nhuyễn. Gạo vo sạch, cho vào nồi nấu chín nhừ thành cháo. Sau đó mới đổ trứng gà vào, quậy đều, nêm thêm một ít muối và gia vị. Cuối cùng thêm hành lá vào, tắt bếp. Chia ăn 2 -3 lần trong ngày. Mỗi lần ăn cháo nên hâm nóng lại. 

– Điều trị cảm mạo bằng rượu tỏi:

Tỏi chứa chất kháng sinh acilin giúp chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh, nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Bạn có thể ngâm sẵn một hũ rượu tỏi trong nhà để sử dụng mỗi khi bị cảm mạo.

  • Chuẩn bị 100g tỏi tươi, 1/2 lít rượu trắng ngon ( khoảng 45 – 60 độ ), 1 hũ thủy tinh
  • Lột vỏ rồi giã nát tỏi và cho vào bình
  • Đổ rượu vào ngâm chung với tỏi. Sau khoảng 2 ngày là có  thể dùng được
  • Để trị cảm mạo, mỗi lần lấy khoảng 30 giọt pha loãng với nước đun sôi để nguội uống. Tuần dùng 3 lần cho đến khi các triệu chứng dứt hẳn.

2. Chữa cảm mạo bằng thuốc tây

Sử dụng thuốc tây là một cách trị cảm mạo cho hiệu quả nhanh chóng. Các thuốc được chỉ định chủ yếu nhắm vào mục đích làm giảm các triệu chứng người bệnh đang gặp phải. Chẳng hạn như:

  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: Như Aspirin ( cho người lớn ) hay Paracetamol (Acetaminophen). Dùng trong các trường hợp bị sốt trên 38 độ hoặc có biểu hiện đau đầu, đau nhức cơ thể vừa và nhẹ.
  • Thuốc thông mũi: Được điều chế dưới dạng thuốc xịt hoặc thuốc nhỏ, thường dùng là Naphazolin hay Oxymetazolin. Chúng chứa chất gây co mạch và đẩy máu sang các khu vực khác giúp lỗ mũi được thông thoáng, bớt nghẹt và dễ thở hơn. Thời gian dùng loại thuốc này chỉ nên kéo dài  từ 3 – 5 ngày.
  • Nước muối sinh lý: Đôi khi nước muối sinh lý cũng có thể được chỉ định để xịt rửa mũi hàng ngày nhằm cải thiện các triệu chứng xổ mũi, ngạt mũi, sát trùng niêm mạc mũi.
  • Thuốc giảm ho: Bao gồm các thuốc điều trị ho khan như Odein hay Dextromethophan. Trường hợp bị ho có  đờm dùng các thuốc có tác dụng long đờm, tan đờm như Terpin hoặc Bromhexin có thể hữu ích.

Thuốc kháng sinh thường không được chỉ định cho người bị cảm mạo vì chúng chỉ có tác dụng đối với vi khuẩn, không thể tiêu diệt được virus. Người bệnh không được tùy tiện sử dụng nếu chưa được sự cho phép của bác sĩ.

3. Cách trị cảm mạo bằng Đông y

Trong y học cổ truyền, bệnh cảm mạo được gọi là chứng thời khí. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông do tàn khí nhiều xâm nhập vào cơ thể trong khi sức đề kháng suy giảm nên mới dẫn đến chứng cảm mạo. 

Thuốc trị cảm mạo bằng đông y
Tùy theo thể bệnh mà Đông y có những bài thuốc trị cảm mạo phù hợp

Căn cứ vào triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài, đông y chia bệnh cảm mạo thành các dạng khác nhau với các bài thuốc đặc trị riêng.

– Cảm mạo thể ngoại cảm phong hàn:

+ Biểu hiện nhận biết: Rêu lưỡi trắng, sốt nhẹ, cơ thể không đổ mồ hôi, đau đầu, nghẹt mũi, chảy nước mũi, tứ chi nhức mỏi, ho, ngứa cổ họng, phù mạch.

+ Bài thuốc điều trị: Kinh phong bại độc thang

  • Chuẩn bị: Hồi thảo, kinh giới, quy nam, sinh khương, bạch dược, phục linh mỗi vị 12g; Khương hoạt, mao đương quy, xuyên khung mỗi vị 8g; Sài hồ, thương xác, bạc hà mỗi vị 6g; Cam thảo 4g.
  • Cách dùng: Mỗi ngày sắc 1 thang lấy nước đặc chia 3 lần uống. Dùng trước  khi ăn là tốt nhất. Mỗi đợt điều trị không nên kéo dài quá 5 ngày.

– Cảm mạo thể phong nhiệt:

+ Triệu chứng nhận diện: Thân nhiệt tăng cao gây sốt, đổ nhiều mồ hôi, đau đầu, đau họng, sưng tấy họng, ho khan, miệng khô khát nước, táo bón, có thể chảy máu mũi hoặc không, lưỡi đóng rêu vàng, mạch phù sác.

+ Bài thuốc điều trị: Tang cúc ẩm

  • Chuẩn bị: 16g lá dâu khô, phù hổ, cúc hoa, rễ sậy, liên kiều mỗi vị 12g, cam thảo, nạt nặm (bạc hà) mỗi vị 6g, hạnh nhân 8g. Ngoài ra, thầy thuốc có thể gia thêm các dược liệu khác tùy theo triệu chứng và thể trạng của mỗi bệnh nhân.
  • Cách dùng: Sắc kỹ với 500ml uống ngày 1 thang

– Trị cảm mạo thể phong nhiệt kiêm thủ

+ Đặc điểm nhận diện: Sốt, mồ hôi ra ít, phiền muộn lo âu, khát nước, lưỡi đóng một lớp mỏng rêu trắng hoặc hơi ngả vàng, ngực tức đau, hay khát nước, mạch sác.

+ Bài thuốc điều trị: Hoàng liên thu ẩm

  • Chuẩn bị: Trùng bì, nga mi đậu mỗi loại 12g, hoàng liên 8g, é tía ( hương nhu) 16g
  • Cách dùng: Đem tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị sắc chung với 4 bát nước. Đun đến khi thuốc cô đặc còn 2 bát thì ngưng. Gạn ra chia 3 lần uống trước các bữa ăn sáng, trưa , tối khoảng 15 phút.

– Cảm mạo thể phong hàn kiêm thấp

+ Triệu chứng bệnh: Sốt rét mức độ nhẹ, sợ lạnh, đau nặng đầu, tứ chi yếu mỏi, nhạt miệng, mắc ói, nôn mửa, đầy bụng, trướng hơi, đi ngoài thấy phân sền sệt, lưỡi đóng rêu dày và nhớt, mạch rất nhỏ và mềm, ấn mạnh tay không thấy.

+ Bài thuốc điều trị: Khương hoạt thắng thấp thang

  • Chuẩn bị: Khương thanh, vạn kim tử, phòng phong, cảo bản mỗi vị 12g, mao đương quy, xuyên khung mỗi vị 8g, cam thảo 4g.
  • Cách dùng: Sắc thuốc chia 3 lần uống sau các bữa ăn chính

– Cảm mạo lưu hành

+ Đặc điểm nhận diện: Cảm mạo lưu hành là dạng nặng của bệnh, còn được gọi là cảm cúm. Người bệnh có biểu hiện sốt cao, ớn lạnh, đau mỏi các cơ, đau đầu, họng đỏ đau, ho, hắt hơi, xổ mũi, yếu mệt, dạ dày khó chịu…

+ Bài thuốc điều trị: Hoắc hương chính khí tán

  • Chuẩn bị: Hoắc hương, tô ngạnh, vỏ quýt chín sấy khô, trư tân lang, bạch chỉ, phục linh, mã kế, khổ ngạch, sinh khương, đại táo mỗi vị 12g; cam thảo 4g, bán hạ chế và hậu phác mỗi vị 10g.
  • Cách dùng: Sắc thuốc ngày 1 thang uống trước các bữa ăn chính 15 – 30 phút hoặc dùng khi bụng đang đói để các dược chất được hấp thu nhanh nhất.

**Lưu ý khi điều trị cảm mạo bằng thuốc Đông y:

  • Dùng đúng thuốc, trị đúng thể bệnh
  • Sử dụng theo hướng dẫn của thầy thuốc
  • Thuốc Đông y không cho tác dụng ngay nên cần kiên trì uống đều đặn hàng ngày để thấy được kết quả
  • Bổ sung thêm các vị thuốc bổ nếu người bệnh thuộc nhóm đối tượng  cao tuổi, người có thể trạng ốm yếu
  • Liều dùng trên dành cho  trẻ trên 5 tuổi và người trưởng thành. Trẻ nhỏ cần điều chỉnh liều xuống còn 1/2

Cách chăm sóc khi bị cảm mạo

Trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc dưới đây để bệnh cảm mạo nhanh khỏi và hạn chế nguy cơ tái phát trở lại:

  • Nghỉ ngơi nhiều ở nơi yên tĩnh, thoáng gió. Tránh nằm trong phòng bật điều hòa sẽ khiến các triệu chứng ở mũi, họng thêm trầm trọng.
  • Mặc đủ ấm khi trời lạnh
  • Hạn chế đến những nơi đông người hoặc dùng chung bát, đũa, bàn chải đánh răng, ly uống nước với người khác sẽ khiến virus gây bệnh lây lan nhanh chóng
  • Mang khẩu trang khi ra ngoài đường
  • Sau khi sử dụng khăn giấy xì mũi nên gói lại cẩn thận và vứt vào sọt rác
  • Tắm rửa hàng ngày với nước ấm và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn, đặc biệt là khi chế biến thức ăn, trước hoặc sau khi ăn.
  • Súc họng, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý vài lần trong ngày để làm sạch  đường thở
  • Ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước, đặc biệt là nước ép trái cây để nâng cao sức chống đỡ của cơ thể khi bị bệnh cảm mạo tấn công.

Có thể bạn quan tâm

 
Chia sẻ:
Các loại cây nhân sâm Việt Nam – Công dụng & cách dùng

Theo y học cổ truyền, nhân sâm được cho là có công dụng bồi bổ sức khỏe. Cùng với sâm…

Nhân sâm có tác dụng gì, uống lúc nào & ai không nên dùng?

Nhân sâm được xem là vị thuốc đại bổ nhờ có nhiều công dụng quý cho sức khỏe như chống…

Cách sử dụng nước ion kiềm chuẩn nhất để đảm bảo sức khỏe

Nước ion kiềm có nhiều lợi ích với sức khỏe, tuy nhiên nếu sử dụng sai cách thì nó sẽ…

3 Cách Chưng Yến Cho Người Tiểu Đường và Một Số Lưu Ý 3 Cách Chưng Yến Cho Người Tiểu Đường và Một Số Lưu Ý

Cách chưng yến cho người tiểu đường sẽ khác hơn so với người có thể trạng bình thường. Việc chưng…

Vitamin C có tác dụng gì? Cách dùng và điều cần biết

Vitamin C đảm nhận khá nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, nhất là đối với hệ miễn dịch.…

Bình luận (1)

  1. Chung
    Chung says: Trả lời

    Bài viết hay!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua