Chữa Đau Răng Bằng Đông Y Qua Bài Thuốc Hay Từ YHCT

Chữa đau răng bằng Đông y theo các bài thuốc hay từ Y học cổ truyền là một trong những phương pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Thuốc Đông y có rất nhiều bài thuốc khác nhau, tùy vào cơ địa, tình trạng đau nhức răng của mỗi người mà áp dụng. Nếu bạn đang băn không biết nên chữa đau răng theo y học cổ truyền như thế nào đúng cách thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây.

Đau răng theo quan điểm của y học cổ truyền 

Đau răng là tình trạng tổn thương ở răng, theo y học hiện đại, đau răng có thể do nhiều nguyên nhân, thường do thói quen vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, mọc răng khôn, chấn thương, tật nghiến răng khi ngủ hoặc có liên quan đến các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, bệnh về nướu răng, viêm tủy răng, viêm nha chu… 

Còn theo quan niệm của y học cổ truyền, răng là một phần của xương và thuộc ảnh hưởng của tạng thận. Theo lý luận trong y học cổ truyền, do kinh dương minh vị trong hệ thống kinh lạc của cơ thể đi qua vùng của chân răng, vì thế, các tính trạng của răng như đau nhức, khó chịu ở răng có liên quan đến tình trạng vị (dạ dày) và thận bị hư, nhiệt, hàn hoặc thực.

Theo quan điểm Đông y, đau răng thường liên quan đến vị và thận
Theo quan điểm Đông y, đau răng thường liên quan đến vị và thận

Đau răng là hiện tượng phản ánh trạng thái, bệnh lý về phủ, tạng. Do đó, điều trị đau răng phải trị cả tại chỗ lẫn toàn thân. Nguyên tắc điều trị đau nhức răng trong Đông y chính là điều trị, kiểm soát các triệu chứng đau nhức răng tại chỗ, kết hợp với việc điều hòa khí huyết, nâng cao sức khỏe, cải thiện các chứng hư, nhiệt, hàn, thực tại dạ dày và thận. 

Theo quan niệm của y học cổ truyền, răng là một phần của xương, thận chi phối xương. Do đó, chức năng thận suy giảm, chế độ ăn uống không phù hợp, vị (dạ dày) bị ảnh hưởng sẽ dẫn đến sự phát triển của các bệnh lý về răng miệng, từ đó gây đau nhức răng. Đông y chia đau răng thành nhiều dạng khác nhau, tùy vào biểu hiện, triệu chứng, tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người mà sẽ áp dụng các bài thuốc và gia giảm liều lượng dược liệu cho phù hợp. 

Đông y chủ yếu sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên quen thuộc, an toàn, lành tính để trị tiêu và trị bản. Các vị thuốc vừa tác dụng tại chỗ và tác động toàn thân nên có thể điều dưỡng, tăng cường, nâng cao sức khỏe. So với thuốc Tây y, thuốc Đông y có ưu điểm là an toàn, lành tính, ít gây ra tác dụng phụ, có thể tác động điều trị tận gốc. Tuy nhiên, nhược điểm của thuốc này chính là tác dụng tương đối chậm. Phải có sự kết hợp của nhiều vị thuốc, liều lượng thuốc phù hợp, sử dụng theo hướng dẫn của thầy thuốc thì mới thấy hiệu quả. 

Các bài thuốc chữa đau răng bằng Đông y 

Theo Đông y, đau răng là hiện tượng bệnh lý thuộc tạng, phủ. Để điều trị đau nhức răng, bạn cần sử dụng thuốc dùng tại chỗ kết hợp với thuốc uống. Tuy nhiên, để thuốc phát huy tốt hiệu quả, cần dùng thuốc đúng thể bệnh, tùy vào biểu hiện bệnh mà các thầy thuốc sẽ chẩn đoán và bốc thuốc phù hợp. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc chữa đau răng theo Đông y sau đây:

1. Bài thuốc chữa đau răng do phong nhiệt 

Đau răng thể phong nhiệt là một trong những thể bệnh phổ biến nhất. Bệnh xảy ra do yếu tố phong và nhiệt tà bên ngoài xâm nhập, kết hợp lại với nhau khiến phong nhiệt lưu trú tại chân răng và lợi. Với chứng bệnh này, người bệnh cần được khu phong, trừ thấp, thanh nhiệt. Việc điều trị cần được thực hiện nhanh chóng, nếu bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

Nhận biết đau răng thể phong nhiệt: 

  • Răng đau nhức, có khi âm ỉ, dữ dội
  • Sưng tấy ở một hoặc cả hai bên răng
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải, khó chịu
  • Có thể kèm theo nóng, sốt…
Để trị đau răng thể phong nhiệt thì phải tiến hành khu phong, trừ thấp, thanh nhiệt
Để trị đau răng thể phong nhiệt thì phải tiến hành khu phong, trừ thấp, thanh nhiệt

Các bài thuốc Đông y thường dùng: 

Bài thuốc 1: 

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
  • Đại hoàng (sao tồn tính) hoặc bạch chỉ nghiền nhỏ với ngô thù du (liều lượng bằng nhau)
  • Dùng các dược liệu đã nghiền nhỏ, chà xát lên vị trí răng đau, ngậm và nuốt từ từ
  • Kiên trì áp dụng 2 lần/ngày vào 2 buổi sáng và tối. 

Bài thuốc 2: 

  • Quả bồ kết bỏ hạt, cho bồ kết và muối vào đầy túi, thêm một ít phèn chua, buộc chặt
  • Bên ngoài túi bọc đất sét, đem nung kỹ, nghiền thành bột
  • Dùng bột trong túi chà xát lên răng vài lần mỗi ngày để giảm đau răng.

Bài thuốc 3: Lấy 4g bạch chỉ, 2g chu sa nghiền nhỏ, viên thành viên nhỏ có kích thước bằng hạt đậu to với mật ong. Mỗi lần lấy 1 viên chà xát vào răng để hỗ trợ điều trị đau nhức răng. 

2. Bài thuốc chữa đau nhức răng theo Đông y thể phong thấp 

Đau răng thể phong thấp thường liên quan đến yếu tố hàn, thấp, phong xâm nhập vào cơ thể. Lúc này, vệ khí suy giảm dẫn đến phong thấp di chuyển đến các kinh của cơ thể, từ đó gây đau nhức răng và các vấn đề về sức khỏe khác. 

Nhận biết đau răng thể phong thấp: 

  • Răng đau nhức, khó chịu
  • Tê bì tay chân mỗi sáng thức dậy
  • Người giảm tiết dịch, có thể bị khô miệng, khô mắt

Các bài thuốc Đông y chữa đau răng thể phong thấp: 

Bài thuốc 1: 

  • Lấy 20g rễ cà gai leo rửa sạch, đem sắc với nước
  • Thấy cô cạn, nước đặc thì dùng nước này để ngậm và nuốt
  • Kiên trì áp dụng đều đặn 2 lần/ngày để giảm sưng mô nướu và đau nhức răng. 

Bài thuốc 2: 

  • Nhũ hương, cốt toái bổ liều lượng bằng nhau
  • Nghiền nhỏ 2 nguyên liệu này, vo thành viên
  • Nhét viên này vào vị trí răng bị sưng đau

Bài thuốc 3: Lấy 1 con dế dũi, dùng cám để lâu năm nặn thành viên lấp kín con dế. Bọc viên cám có dế dũi vào giấy ướt, đem nướng, sau đó bỏ phần cám đi, đem nghiền nhỏ con dế đã được nướng rồi đắp lên vị trí răng sưng đau. 

3. Cách chữa đau răng bằng Đông y thể nhiệt 

Đau răng thể nhiệt theo quan niệm của y học cổ truyền là do phong độc, hỏa nhiệt bốc lên. Thường có liên quan đến chế độ ăn uống, chủ yếu là do thường xuyên sử dụng các thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đặc biệt là tiêu, ớt, muối, mù tạt… Đối với tình trạng đau răng ở thể này thì việc điều trị chủ yếu tập trung vào việc sơ phong, mát huyết, tiêu sưng, tán hỏa. 

Nhận biết đau răng thể nhiệt: 

  • Răng đau nhức, khó chịu, có thể đau âm ỉ hoặc dữ dội
  • Miệng khô khát nước, mô lợi sưng trướng
  • Chân răng hay đau, dễ chảy máu… 

Các bài thuốc chữa đau răng thể nhiệt: 

Bài thuốc 1: Thạch cao 18g; ngưu bàng tử, kê kim, thạch hộc, hậu phác, sinh địa bì mỗi vị 12g; bạc hà, bạch chỉ, địa cốt bì, cát căn, phòng phong, đạm trúc diệp mỗi vị 10; hoàng liên 6g. Sắc các nguyên liệu chuẩn đã chuẩn bị với nước, thấy cô cạn thì tắt bếp, chắt lấy nước uống, dùng đều đặn 1 thang/ngày. 

=> Tác dụng: Thanh nhiệt, tiêu sưng, giải độc, sơ biểu, chủ trị đau nhức răng hay tái phát, đau sưng trướng răng do nhiệt độc. 

Bài thuốc 2: Thạch cao 30g, đan sâm 15g; hạ khô thảo, binh lang, uy linh tiên mỗi vị 12g, cam thảo 10g, sơn tra 10g, ô mai 10g. Sắc các dược liệu đã chuẩn bị với nước, thấy cô cạn thì tắt bếp, chắt lấy nước để uống.

=> Tác dụng: Thanh nhiệt, tiêu sưng, hoạt lạc, chỉ thống, dùng trong trường hợp đau răng do huyết nhiệt uất kết. 

4. Bài thuốc trị đau răng do sưng mộng răng 

Sưng mộng răng là tình trạng nướu răng bị vi khuẩn gây hại xâm nhập gây viêm nhiễm. Mộng có thể hiểu là ổ viêm, ổ mủ có chứa mủ, tế bào chết, vụn thức ăn hoặc sinh vật gây hại khiến nướu phình to, làm răng và nướu răng đau nhức khó chịu.

Đông y cũng có rất nhiều bài thuốc chữa đau răng do sưng mộng răng
Đông y cũng có rất nhiều bài thuốc chữa đau răng do sưng mộng răng

Các bài thuốc Đông y chữa đau răng do sưng mộng răng:

Bài thuốc 1: Ngưu bàng tử đem sao, sắc đặc lấy nước, dùng nước này ngậm và nuốt. Liều dùng ngưu bàng tử ở dạng thuốc sắc mỗi ngày không được quá 10g. 

Bài thuốc 2: Hương phụ đem sao tồn tính 3 phần, với sinh khương thì nửa phần, thanh đại cũng nửa phần. Đem nghiền nhỏ các nguyên liệu đã chuẩn bị, đem chà xát vào răng 2 – 3 lần/ngày, kiên trì để thấy hiệu quả. 

Bài thuốc 3: Lấy 30g thương nhĩ tử, sắc đặc, ngậm lúc nước còn ấm, không quá nóng, sau khi thấy nguội thì nhổ bỏ. Thực hiện nhiều lần trong ngày để giảm đau nhức răng, sưng mộng răng. 

Bài thuốc 4: Thương truật lấy củ to, cắt làm đôi, ở giữa thì khoét lỗ, cho muối vào, sao tồn tính rồi đem nghiền nhỏ. Dùng bột này xát vào vị trí lợi bị sưng, ngậm trong miệng, sau đó súc lại miệng với nước muối. Kiên trì thực hiện vài lần trong ngày để thấy hiệu quả.  

5. Các bài thuốc chữa đau răng bằng Đông y khác 

Bên cạnh các bài thuốc Đông y chữa đau nhức răng theo thể bệnh đã đề cập, y học cổ truyền cũng có rất nhiều bài thuốc riêng phù hợp cho từng trường hợp cụ thể. Có thể kể đến như:

Bài thuốc cho các loại đau răng

Có thể áp dụng cho các trường hợp đau răng khi mang thai, do lão hóa hoặc chấn thương. Thường là:

  • Bài thuốc 1: Lấy lá hương phụ, rửa sạch, sắc với nước, thấy cô đặc thì tắt bếp, dùng nước này ngậm để giảm đau nhức khó chịu. 
  • Bài thuốc 2: Lấy 1 ít lá hương phụ khô, nghiền nát, xát vào vị trí răng đau nhức, kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày để giảm sưng, giảm phù nề ở mô nướu. 

Bài thuốc trị đau nhức răng hay tái phát 

Đau nhức răng hay tái phát, sưng nướu răng nghiêm trọng do nhiệt độc ủng thịnh thì phải sử dụng các bài thuốc giải độc, thanh nhiệt, tiêu sưng, sơ biểu. Một số bài thuốc thường dùng như: 

Bài thuốc 1: Sinh địa hoàng 16g, hoàng cầm 12g; thăng ma, xích thược, cát căn, mẫu đơn bì, liên kiều mỗi vị 8g; cam thảo 4g. Nếu đau nhức răng lâu ngày không khỏi thì cần thêm 10g tri mẫu, 6g sài hồ. Sắc các vị thuốc đã chuẩn bị với nước, dùng 1 thang/ngày. 

=> Tác dụng: Sơ phong, mát huyết, tiêu sưng, tán hỏa, trị đau răng do hỏa nhiệt, phong độc bốc lên khiến răng đau nhức, chân răng sưng trướng, người tích nhiệt, hay khát nước, thích thứ mát, thường liên quan đến việc thường xuyên ăn đồ cay nóng. 

Bài thuốc 2: Sinh địa hoàng 18g, phòng phong 9g; sinh thạch cao 15g; mẫu đơn bì, kinh giới, thanh bì mỗi vị 9g; tế tân 3g, sinh thảo 3g. Sắc các dược liệu đã chuẩn bị với nước, thấy cô cạn thì chắt lấy nước uống.

=> Tác dụng: Thanh nhiệt, khu phong, bình can, mát huyết. 

Bài thuốc trị đau răng cho người cao tuổi 

Với người cao tuổi bị đau răng, chân răng lung lay, kèm theo các triệu chứng nhưng họng khô, sợ nóng, thích mát, lưng đùi yếu mỏi, gò má đỏ… thì cần có bài thuốc Đông y phù hợp để hỗ trợ điều trị. Theo y học cổ truyền, các triệu chứng này thường liên quan đến tình trạng thận hư hỏa vượng. Do đó, bài thuốc điều trị chủ yếu là giáng hỏa, tư âm.

Người cao tuổi bị đau răng do thận hư hỏa vượng thì phải tiến hành giáng hỏa, tư âm
Người cao tuổi bị đau răng do thận hư hỏa vượng thì phải tiến hành giáng hỏa, tư âm

Bài thuốc: Tri mẫu, phục linh, địa hoàng, sơn thù nhục, hoài sơn, quy bản mỗi vị 10g; mẫu đơn bị, trạch tả mỗi vị 8g. Sắc tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị trong ấm chuyên dụng, uống 1 thang/ngày. 

Bài thuốc trị đau răng do thận hư

Đau răng do nhiệt ứ ở trên, thận hư ở dưới thường có các triệu chứng như đau răng lâu ngày, hay tái phát, chân răng lung lay, sưng đau, lưng mỏi đùi yếu, mất ngủ, tâm phiền. Lúc này, biện pháp điều trị là phải tán ứ, mát huyết, thanh nhiệt, làm bền răng và dưỡng âm. 

Bài thuốc: Sinh địa hoàng 20g, hoài sơn 15g, cốt toái bổ 15g, đan bì 12g, đan sâm 30g, phục linh 10g, kim ngân hoa 12g, sơn thù 6g, trạch tả 10g. Các nguyên liệu đã chuẩn bị đem cho vào ấm chuyên dụng, sắc với nước, uống 1 thang/ngày. 

Hướng dẫn phòng ngừa và bảo vệ răng 

Để răng trắng sáng, tránh gặp phải tình trạng răng hay đau nhức, khó chịu, hay bị sưng nướu răng, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Lấy một miếng bông gòn sạch, nhúng dầu ô liu chà xát lên răng để làm sạch các mảng bám ố vàng trên răng
  • Thường xuyên chải răng, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, nên tăng hiệu quả làm sạch mảng bám trên răng bằng cách dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng
  • Tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây, đặc biệt là các loại trái cây như chuối, dâu tây, dưa hấu, táo, cam, quýt, cà rốt, bông cải xanh…
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi để nâng cao sức khỏe răng miệng, có thể kể đến như sữa và các chế phẩm từ sữa… 
  • Thường xuyên uống nước, hạn chế ăn các thực phẩm giàu axit, thức ăn chứa nhiều đường, đồ uống có gas, thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. 
  • Thăm khám răng, lấy vôi răng định kỳ 6 tháng/lần để làm sạch mảng bám trên răng. 

Một số lưu ý khi chữa đau răng bằng Đông y 

Ưu điểm của việc chữa đau nhức răng bằng Đông y đó là sử dụng các thảo dược lành tính, có mức độ an toàn cao. Không chỉ điều trị triệu chứng mà còn có khả năng tăng cường, nâng cao sức khỏe toàn thân. Tuy nhiên, khi chữa đau răng bằng Đông Y, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Tuyệt đối không tự ý chẩn đoán và bốc thuốc để sử dụng mà chưa có chẩn đoán, hướng dẫn của các thầy thuốc chuyên môn. Thuốc Đông Y sử dụng nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được dùng đúng bệnh chứng, đúng liều lượng. 
  • So với thuốc Tây y, thuốc Đông y ít gây ra tác dụng phụ hơn, tuy nhiên, hiệu quả của thuốc Đông y thường tương đối chậm. Vì thế, trong quá trình điều trị, bạn cần kiên nhẫn, dùng thuốc trong thời gian dài thì mới thấy hiệu quả.
  • Với các trường hợp viêm nhiễm nghiêm trọng, đau nhức răng có liên quan đến các bệnh lý như sâu răng, áp xe răng, viêm nha chu, viêm tủy răng… bạn cần nhanh chóng thăm khám nha khoa để có biện pháp can thiệp kịp thời, nhanh chóng. 
  • Việc kết hợp các thảo dược có thể gây tương tác thuốc, cũng có những trường hợp người bệnh có cơ địa mẫn cảm với thuốc. Do đó nếu xảy ra tình trạng dị ứng, nổi mẩn ngứa, nên thông báo với bác sĩ y/thầy thuốc y học cổ truyền để xem xét điều chỉnh. 
  • Thuốc Đông y được bán rất phổ biến, đa dạng về chủng loại và chất lượng. Bạn nên chọn thăm khám và bốc thuốc ở những địa chỉ uy tín, đáng tin cậy để tránh mua phải dược liệu giả, kém chất lượng. 

Trên đây là một số thông tin về các bài thuốc chữa đau răng bằng Đông y theo y học cổ truyền mà bạn có thể tham khảo. Tùy vào tình trạng, mức độ bệnh mà bạn lựa chọn phương pháp điều trị cho phù hợp, không nên chủ quan, lơ là trước các triệu chứng bệnh của mình, để tránh bệnh tiến triển nghiêm trọng, gây ra hậu quả nặng nề, đáng tiếc. 

Có thể bạn quan tâm: 

Chia sẻ:
Người bị đau răng kiêng ăn gì Đau răng kiêng ăn gì? Top những thực phẩm người bệnh nên tránh
Đau răng kiêng ăn gì và nên ăn gì luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo các…
Dầu đinh hương trị đau răng Dầu Đinh Hương Trị Đau Răng Có Tốt và Hiệu Quả Không?
Dùng dầu đinh hương trị đau răng là một trong những mẹo dân gian hiệu nghiệm được nhiều người áp…
Đau răng Đau Răng: Nguyên Nhân và Cách Điều Trị, Phòng Ngừa
Đau răng là một trong những triệu chứng thường gặp của các bệnh lý răng miệng hầu như ai cũng…
Đau răng nổi hạch là hiện tượng rất bình thường Đau răng nổi hạch: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Đau răng nổi hạch là một trong những triệu chứng thường gặp và nó gây ra rất nhiều hệ lụy.…
Thuốc giảm đau hạ sốt Loxonin S không dùng cho trẻ dưới 15 tuổi và phụ nữ mang thai 7 Loại Thuốc Giảm Đau Răng Của Nhật Được Tin Dùng Nhất

Các loại thuốc điều trị và sản phẩm hỗ trợ (thực phẩm chức năng) của Nhật luôn được người dùng…

Đau răng bấm huyệt nào? Đau Răng Bấm Huyệt Nào Để Làm Giảm Nhanh Cơn Đau?

Chữa đau răng bằng bấm huyệt là phương pháp cổ truyền theo Đông y. Các động tác ấn, bấm với…

Đau răng ở người già Người Già Đau Răng Do Đâu? Giải Pháp Điều Trị, Ngăn Chặn

Người già đau răng có thể là dấu hiệu của các bệnh nha khoa, lão hóa răng, chế độ ăn…

Lá trầu không thường được dân gian sử dụng để chữa đau răng Chữa Đau Răng Bằng Lá Trầu Không Qua Các Mẹo Hay Nhất

Lá trầu không là cây thuốc quý, đa công dụng, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền…

Người bị đau răng có thể ăn được thịt bò nhưng cần sử dụng đúng cách Đau Răng Có Nên Ăn Thịt Bò Không? Chia Sẻ Từ Chuyên Gia

Thịt bò rất phổ biến, được chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn, nằm trong top 10…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua