Các nguyên nhân gây táo bón mà bạn có thể tránh

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Hiểu rõ các nguyên nhân gây táo bón là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng để bạn có thể phòng chống bệnh một cách hiệu quả. Đáng chú ý, nhiều trong số những nguyên nhân này hoàn toàn nằm trong khả năng kiểm soát của chúng ta, từ chế độ ăn uống, cho đến lối sống hàng ngày.

9 Nguyên nhân táo bón phổ biến

Táo bón không chỉ gây ra những phiền toái trong cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của bạn. Tình trạng này có thể xuất phát từ những nguyên nhân mà bạn không ngờ tới như:

nguyên nhân gây táo bón
Hầu hết các nguyên nhân gây táo bón đều lành tính và có thể phòng ngừa được tại nhà

1. Chế độ ăn uống thiếu khoa học gây táo bón

Chế độ ăn uống kém, nhiều chất béo ít chất xơ được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra táo bón. Chất béo và quá nhiều protein có thể gây áp lực lên hệ thống tiêu hóa, làm giảm nhu động ruột và khiến người bệnh không thể đi vệ sinh trong vài ngày. Một chế độ ăn uống làm tăng nguy cơ táo bón bao gồm:

  • Ăn nhiều thịt
  • Thường xuyên sử dụng các sản phẩm từ sữa
  • Chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến, nhiều chất béo
  • Uống nhiều nước ngọt, sử dụng các thức ăn chứa nhiều đường hoặc chất tạo ngọt
  • Ăn ít chất xơ, rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên chất.

Xem thêm: Danh sách thực phẩm gây táo bón bạn nên hạn chế

2. Uống ít nước – Thói quen xấu gây táo bón cho nhiều người

Cơ thể cần một lượng nước hoặc chất lỏng nhất định để giúp phân luôn mềm mại và dễ dàng hơn khi đi qua hậu môn. Do đó, thiếu nước khiến phân bị cứng, khô, thô ráp và khó khăn khi di chuyển ra ngoài. Điều này có thể dẫn đến táo bón.

Trên thực tế, thiếu nước không chỉ là nguyên nhân gây táo bón mà còn làm tăng nguy cơ nứt kẽ hậu môn, tổn thương niêm mạc hậu môn khi đại tiện cùng nhiều vấn đề khác về sức khỏe.

3. Táo bón do thiếu vận động hoặc vận động quá nhiều

Các hoạt động thể chất có thể kích thích nhu động ruột, giúp phân, chất thải đi qua hệ thống tiêu hóa và hậu môn dễ dàng hơn. Do vậy, các trường hợp ít vận động chiếm tỷ lệ bị táo bón khá cao, đặc biệt là người già, phụ nữ sau sinh.

nguyên nhân bị táo bón
Thiếu vận động gây áp lực lên hệ thống tiêu hóa và là nguyên nhân dẫn đến táo bón

Ngược lại, tập thể dục quá nhiều, quá sức cũng có thể dẫn đến táo bón. Vận động thể chất thường xuyên và liên tục khiến cơ thể tăng tiết mồ hôi để làm mát và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.

Do đó, nếu không bổ sung lượng nước đầy đủ sau khi vận động, cơ thể có thể bị mất nước, và táo bón chính là một hệ quả tất yếu. Hãy lên kế hoạch luyện tập thể dục hợp lý, khoa học. Bên cạnh đó, đảm bảo bổ sung nước đầy đủ trước, trong và sau khi luyện tập.

Đừng bỏ qua: Các bài tập thể dục chữa táo bón đơn giản, hiệu quả cho mọi đối tượng

4. Căng thẳng, lo lắng cũng gây táo bón

Khi lo lắng, căng thẳng, phiền muộn có thể làm ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh và cản trở các hoạt động của ruột. Ngoài ra, những người thường hay lo lắng hoặc có tâm trạng không ổn định thường ít các hoạt động thể chất. Điều này làm giảm nhu động ruột, khiến thức ăn di chuyển lâu hơn, cuối cùng là dẫn đến táo bón.

Bên cạnh đó, những người có tâm trạng căng thẳng thường có xu hướng ăn nhiều đồ ăn vặt, nhiều đường, chất béo. Điều này làm tăng nguy cơ táo bón, béo phì và một số bệnh lý nghiêm trọng khác.

5. Thói quen xấu khi đi vệ sinh

Một số người có thói quen đọc sách, báo, sử dụng điện thoại di động khi đi đại tiện. Các chuyên gia cho rằng không tập trung vào việc đại tiện có thể làm kéo dài thời gian đại tiện, gây áp lực lên các cơ co thắt hậu môn. Điều này có thể dẫn đến táo bón và bệnh trĩ.

nguyên nhân gây bệnh táo bón
Đi vệ sinh quá lâu, sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh có thể dẫn đến táo bón

6. Nhịn đại tiện thường xuyên – Lý do bị táo bón ít người biết

Một số người có lối sống bận rộn hoặc vì một lý do nào đó mà không đi đại tiện ngay khi có nhu cầu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhịn đi đại tiện thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ táo bón lên nhiều lần.

Nhịn đi đại tiện khiến phân nằm lâu bên trong trực tràng và cơ thể sẽ hấp thụ lại nước của phân. Điều này làm cho phân trở nên khô cứng và khó khăn hơn khi đi ra khỏi hậu môn.

Do đó, một trong những cách phòng ngừa và cải thiện tình trạng táo bón tốt nhất là đi đại tiện khi cần thiết. Hạn chế việc trì hoãn để tránh các nguy cơ táo bón.

7. Lạm dụng thuốc nhuận tràng

Sử dụng thuốc hoặc các loại sản phẩm nhuận tràng là một lựa chọn phổ biến đối với người bị táo bón. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ được khuyến cáo sử dụng khi thực sự cần thiết với liều lượng phù hợp và trong thời gian ngắn.

Một số người lạm dụng thuốc nhuận tràng để điều trị táo bón trong một thời gian dài khiến các tế bào thần kinh chuyển hóa phân bị cạn kiệt, tê liệt và không thể làm việc khi không có thuốc. Điều này dẫn đến việc lệ thuộc vào thuốc và khi ngưng dùng, bạn có thể bị táo bón trở lại, thậm chí còn nặng nề hơn xưa.

Bạn cần biết: Các loại thuốc trị táo bón cho trẻ em an toàn

8. Táo bón do tác dụng phụ của các loại thuốc khác

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón phổ biến. Bên cạnh các lợi ích điều trị, thuốc tân dược còn đi kèm với một số tác dụng phụ cho đường tiêu hóa, thường gặp nhất là tình trạng táo bón. 

Khi sử dụng, một số thành phần thuốc liên kết với các thụ thể trong dạ dày, làm giảm hoạt động của dạ dày và làm tăng nguy cơ táo bón. Các loại thuốc có thể dẫn đến táo bón bao gồm:

  • Thuốc điều trị bệnh huyết áp
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc chống co giật hoặc chống động kinh
  • Thuốc điều trị bệnh Parkinson
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc kháng Axit, điều trị khó tiêu, ợ nóng
  • Thuốc an thần
  • Chất bổ sung sắt
  • Thuốc chống Cholinergic

9. Vitamin và thực phẩm bổ sung

Bản thân vitamin không thể gây táo bón. Tuy nhiên, đôi khi vitamin có thể dẫn đến việc tăng canxi hoặc sắt trong cơ thể và vô tình gây táo bón. Do đó, tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại vitamin hoặc thực phẩm bổ sung.

Hầu hết các nguyên nhân táo bón đều không nghiêm trọng và có thể điều trị bằng cách thay đổi phong cách sống. Tuy nhiên, nếu một người bị táo bón mãn tính, táo bón kéo dài hoặc có các dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm khác, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa.

nguyên nhân táo bón
Một số loại vitamin có thể làm tăng canxi, sắt trong cơ thể và dẫn đến táo bón

Đối tượng dễ bị táo bón

Có thể thấy, sự khởi phát của bệnh táo bón có liên quan chủ yếu đến chế độ dinh dưỡng và lối sống hàng ngày. Nghiên cứu cũng đã phát hiện ra, một số đối tượng có nguy cơ bị táo bón cao hơn. Bao gồm:

  • Người lớn hơn 65 tuổi: Người cao tuổi thường có xu hướng ít hoạt động thể chất, dễ mắc các bệnh lý tiềm ẩn, chế độ ăn uống và hoạt động tiêu hóa kém, do đó dễ bị táo bón hơn.
  • Người có vấn đề sức khỏe làm hạn chế hoạt động thể chất như chấn thương tủy sống hoặc chấn thương sọ não.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú: Mang thai khiến nội tiết tố trong cơ thể thay đổi và làm tăng nguy cơ táo bón.

Táo bón dẫn đến một số ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh có thể thay đổi lối sống và chế độ ăn uống để kiểm soát tình bệnh. Nếu tình trạng này kéo dài hoặc không được cải thiện sau một thời gian, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây táo bón nhằm có hướng điều trị phù hợp.

THAM KHẢO THÊM

Chia sẻ:
Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng khá phổ biến, tuy nhiên, ba mẹ cần đặc biệt cẩn trọng khi tình trạng này kéo dài nhiều ngày Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày – Ba mẹ cần cảnh giác

Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày không chỉ gây ra những khó chịu, mệt mỏi cho bé mà…

Tại sao ăn nhiều rau xanh vẫn bị táo bón?

Hiện tượng ăn nhiều rau xanh vẫn bị táo bón có thể xảy ra do một số thói quen sinh…

Cách trị táo bón ở người già [Mẹo tự nhiên và thuốc đặc trị]

Táo bón ở người già là một trong những nỗi phiền muộn của tuổi xế chiều bởi ăn vào được…

Người già bị táo bón cần có chế độ ăn uống hợp lý. Cần kiêng một số loại thực phẩm để chứng táo bón được cải thiện. Người già bị táo bón nên ăn gì, kiêng gì nhanh hết?

Người già bị táo bón nên ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ, chuối, sữa chua... Bên cạnh đó,…

Táo bón đi ngoài ra máu – Cách xử lý & khắc phục tận gốc

Tình trạng táo bón đi ngoài ra máu là hệ quả do chế độ ăn ít chất xơ, uống không…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua