Táo bón kéo dài lâu ngày là bệnh gì? Làm sao khỏi?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Tình trạng táo bón kéo dài lâu ngày có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý và cần được điều trị y tế. Người bệnh cần đi khám để xác định rõ nguyên nhân và xử lý sớm nhằm tránh những biến chứng nghiêm trọng hơn. 

Táo bón kéo dài lâu ngày là bệnh gì?

Thông thường tình trạng táo bón có liên quan đến chế độ ăn uống và lối sống thiếu khoa học. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng táo bón kéo dài nhiều tháng liền, được gọi là táo bón mãn tính. Hãy thận trọng vì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như:

táo bón lâu ngày
Táo bón lâu ngày có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể

1. Tuyến giáp hoạt động kém

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ ở gần phía trước cổ góp phần vào việc trao đổi chất trong cơ thể. Khi tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết dẫn đến sự trì hoãn trao đổi chất, làm chậm toàn bộ quá trình tiêu hóa, cuối cùng là gây ra táo bón.

Các triệu chứng suy tuyến giáp thường phát triển theo thời gian. Ngoài gây ra táo bón, các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Thường xuyên mệt mỏi
  • Nhạy cảm với không khí lạnh
  • Da bị khô
  • Tăng cân không rõ nguyên nhân
  • Kinh nguyệt không đều (ở phụ nữ)
  • Tóc mỏng
  • Móng tay giòn
  • Suy giảm trí nhớ
  • Mặt sưng

Suy giảm chức năng tuyến giáp thường không nguy hiểm và có thể điều trị được bằng nhiều biện pháp. Điều quan trọng là bạn cần nhận biết các dấu hiệu bệnh để có biện pháp điều trị đúng lúc.

2. Bệnh tiểu đường gây táo bón lâu ngày

Tương tự như tình trạng suy giảm tuyến giáp, bệnh tiểu đường thuộc về nhóm bệnh nội tiết. Khi mắc căn bệnh này, cơ thể có thể ngừng sản xuất Hormone Insulin để phân hủy lượng đường trong máu. Nồng độ đường cao dẫn đến tổn thương hệ thống thần kinh kiểm soát hệ thống tiêu hóa và dẫn đến táo bón.

tiểu đường gây táo bón kéo dài lâu ngày
Tiểu đường gây ra các vấn đề thần kinh đến não và gây táo bón

Bệnh tiểu đường cần được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Các triệu chứng tiểu đường sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn nếu như không được điều trị kịp lúc. Ngoài việc gây ra táo bón lâu ngày, bạn nên đề phòng với bệnh tiểu đường nếu nhận thấy các dấu hiệu khác như:

  • Luôn luôn khát nước
  • Thường xuyên đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm
  • Mệt mỏi
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Suy giảm thị lực

3. Hội chứng ruột kích thích

Táo bón kéo dài lâu ngày có thể là một dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích. Hội chứng này được cho là có liên hệ với các vấn đề tương tác giữa ruột và não. Ngoài táo bón, các triệu chứng khác bao gồm:

Xem thêm:Hội chứng ruột kích thích là bệnh gì? Cách chữa trị hiệu quả

4. Táo bón kéo dài lâu ngày do căng thẳng, lo lắng

Tình trạng lo lắng, căng thẳng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón lâu ngày. Khi căng thẳng, lo lắng có tín hiệu của não đến hệ thống tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng và làm rối loạn tiêu hóa.

Ngoài ra, thuốc và các vấn đề tâm lý như trầm cảm cũng có thể góp phần gây ra tình trạng táo bón. Đây là một tình trạng nghiêm trọng và cần được điều trị ngay lập tức để tránh các trường hợp xấu nhất, bao gồm:

  • Cảm giác tuyệt vọng
  • Suy nghĩ muốn tự tử
  • Mất hứng thú với các hoạt động vui chơi
  • Mệt mỏi, chán nản, bỏ ăn

Trao đổi với chuyên gia tâm lý để có cách khắc phục và điều trị hợp lý.

5. Các nguyên nhân gây táo bón kéo dài khác

Trong một số trường hợp, tình trạng táo bón lâu ngày có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng hơn có liên quan đến não hoặc hệ thống thần kinh trung ương. Ngoài ra, một khối u hoặc một vật gì đó chăn trong ruột có thể dẫn đến tình trạng táo bón.

táo bón lâu ngày là bệnh gì
Tắc ruột hoặc ung thư ruột có thể dẫn đến tình trạng táo bón kéo dài

Một số bệnh lý khác có thể liên quan đến tình trạng táo bón kéo dài lâu ngày như:

  • Tăng Calci máu hoặc quá nhiều Canxi trong máu.
  • Bệnh đa xơ cứng là một tình trạng ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh.
  • Bệnh Parkinson dẫn đến việc tổn thương một phần não.
  • Tắc ruột
  • Ung thư ruột
  • Chấn thương tủy sống

Ngoài ra, mang thai cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón lâu ngày, mặc dù hiện tượng này rất hiếm khi xảy ra. Nếu bạn bị táo bón khi mang thai tuần đầu hãy trao đổi với bác sĩ để có liệu pháp điều trị phù hợp ngay từ sớm.

Xem thêm: Bà bầu bị táo bón có ảnh hưởng gì tới bé không? – Chuyên gia giải đáp

Cách điều trị táo bón kéo dài lâu ngày

Táo bón lâu ngày có thể được cải thiện bằng nhiều biện pháp khác nhau. Tuy nhiên, trước tiên người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và có liệu pháp điều trị hợp lý.

1. Chăm sóc tại nhà

Nếu nhận được sự đồng ý của bác sĩ điều trị, người bệnh có thể tự khắc phục tình trạng táo bón mãn tính tại nhà. Các biện pháp bao gồm:

  • Thay đổi chế độ ăn uống khi táo bón, bổ sung nhiều chất xơ bằng rau củ tươi, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Tránh các loại thực phẩm khiến táo bón thêm nghiêm trọng như sữa và thịt.
  • Uống nhiều nước để làm loãng phân và giảm áp lực lên hệ thống tiêu hóa.
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Do đó, cố gắng duy trì hoạt động thể chất mỗi ngày để hỗ trợ phân di chuyển tốt hơn trong ruột.
  • Đi vệ sinh ngay khi cảm thấy cần thiết. Việc trì hoãn có thể làm cho phân bị dồn nén, rắn hơn và tồn đọng lại khiến táo bón trở nên nghiêm trọng hơn.

Nếu sau 7 – 10 ngày áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà mà không nhận thấy hiệu quả điều trị, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ để sử dụng các loại thuốc.

Mách bạn: 5 cách chữa táo bón lâu ngày tại nhà – Chẳng cần thuốc

2. Điều trị táo bón lâu ngày bằng thuốc

Nếu táo bón lâu ngày được chẩn đoán là có liên quan đến hội chứng ruột kích thích hoặc các chứng bệnh khác, bác sĩ có thể lên kế hoạch điều trị phù hợp hơn.

điều trị táo bón lâu ngày
Trao đổi với bác sĩ để có liệu pháp điều trị phù hợp nhất khi bị táo bón lâu ngày

Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Thuốc điều trị táo bón mãn tính: Chẳng hạn như Linaclotide (Linzess) và Plecanatide (Trulance). Các loại thuốc này có thể giúp người bệnh đi đại tiện thường xuyên hơn và làm giảm các cơn co thắt ở ruột.
  • Thuốc hỗ trợ kích thích ruột: Các thuốc Misoprostol (Cytotec) hoặc Colchicine để làm mềm phân và giảm đau khi đi vệ sinh. Thuốc thường được chỉ định cho người bệnh rối loạn chức năng sàn chậu. Tuy nhiên thuốc không được sử dụng cho những bệnh nhân có vấn đề về thận hoặc đang mang thai.

Ngoài các loại thuốc đặc trị trên, bác sĩ cũng có thể đề nghị người bệnh sử dụng các loại thuốc nhuận tràng. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà bác sĩ có thể kê các loại thuốc sau:

  • Chất làm mềm phân: Thuốc giúp hút nước từ ruột để làm mềm phân. Điều này làm cho phân không bị cứng và dễ dàng đi ra khỏi hậu môn. Các loại phổ biến bao gồm Colace hoặc Surfak.
  • Chất bôi trơn để bao phủ phân và giúp phân đi ra khỏi cơ thể mà không gây đau đớn.
  • Chất làm ẩm phân: Có tác dụng giữ nước trong phân. Điều này làm người bệnh đi vệ sinh thường xuyên hơn và cải thiện tình trạng phân khô cứng. Tuy nhiên các loại thuốc này không được dùng cho người suy tim, suy thận hoặc thiếu nước. Các chất làm ẩm phân phổ biến bao gồm: Magie hydroxide, Lactulose hoặc Polyetylen glycol.
  • Chất kích thích ruột: Thuốc hoạt động bằng cách làm ruột co lại, giúp phân đi chuyển qua ruột dễ dàng hơn. Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ được chỉ định khi các phương pháp không mang lại hiệu quả điều trị.

Trong một số trường hợp các loại thuốc điều trị táo bón, đặc biệt là thuốc nhuận tràng có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Đôi khi thuốc cũng gây ra các vấn đề sức khỏe khác. Do đó trao đổi với bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc phù hợp nhất.

Tìm hiểu ngay: Thuốc trị táo bón của Nhật loại nào tốt, giá bao nhiêu, mua ở đâu?

3. Phẫu thuật

Nếu vấn đề táo bón lâu ngày không được cải thiện sau khi sử dụng thuốc, bác sĩ có thể đề nghị mổ. Tuy nhiên, phẫu thuật cần phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và nguyên vọng điều trị của người bệnh. Phẫu thuật có thể điều trị:

  • Các vấn đề tắc nghẽn ruột
  • Sa trực tràng (một phần trực tràng phình ra bên ngoài cơ thể)
  • Rò hậu môn (chảy dịch hoặc rò rỉ phân không kiểm soát)

Như vậy có thể thấy, tình tràng táo bón kéo dài lâu ngày có thể xuất phát từ các nguyên nhân thông thường hoặc do bệnh lý gây ra. Dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì bạn cũng nên tích cực điều trị để có một cuộc sống vui khỏe hơn.

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Ngày đăng 11:51 - 18/03/2024 - Cập nhật lúc: 10:23 - 24/05/2024
Chia sẻ:
Bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu: Cách trị & điều cần biết

Bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe…

tác dụng khi uống nhiều nước Tác dụng khi uống nước nhiều & giới hạn để tránh gây hại

Uống nhiều nước mang lại vô số tác dụng tốt cho sức khỏe, từ việc duy trì cân bằng dịch…

Cách trị táo bón nặng khẩn cấp và giải pháp y tế

Đối mặt với tình trạng táo bón nặng, nhiều người thường cảm thấy bế tắc và tìm kiếm giải pháp…

Trẻ sơ sinh uống sữa ngoài bị táo bón phải làm sao?

Trẻ sơ sinh uống sữa ngoài bị táo bón có thể do sử dụng sản phẩm có công thức không…

Các bài tập thể dục chữa táo bón hay – Nên tập mỗi ngày

Tập luyện đúng cách có thể giúp hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả. Dưới đây là các bài…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua