Cách điều trị táo bón mãn tính hiệu quả, ngừa tái phát

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Táo bón mãn tính là tình trạng bệnh xảy ra trong thời gian dài không khỏi. Tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng cần điều trị sớm để hạn chế những phiền toái liên quan đến sức khỏe và sinh hoạt

Táo bón mãn tính là gì?

Táo bón mãn tính là một tình trạng rối loạn đường ruột xảy ra khi một người có ít hơn ba lần đi tiêu mỗi tuần trong một khoảng thời gian dài. Người bệnh thường gặp khó khăn trong quá trình đi tiêu, phân cứng hoặc khô và thường xuyên có cảm giác chất thải không hoàn toàn giải phóng hết sau khi đi tiêu.

cách điều trị táo bón mãn tính
Bạn cần điều trị táo bón mãn tính càng sớm càng tốt để ngăn ngừa biến chứng xấu có thể xảy ra đối với sức khỏe

Táo bón mãn tính không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống do sự khó chịu và đau đớn liên quan mà còn có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây táo bón mãn tính

Bệnh táo bón mãn tính hành thành có thể là do các nguyên nhân sau đây:

  • Chế độ ăn: Một chế độ ăn thiếu hụt chất xơ hoặc không đủ nước sẽ khiến chứng táo bón ngày càng nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, thường xuyên sử dụng sữa hoặc các loại đồ ăn thức uống bổ sung canxi chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ táo bón
  • Thuốc: Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng acid hoặc thuốc bổ sung sắt sẽ khiến bệnh táo bón trở nên phức tạp hơn
  • Căng thẳng, stress: Đây cũng chính là nguyên nhân gây tác động lên hệ thần kinh và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ táo bón chuyển nặng và kéo dài.
  • Bệnh lý: Hội chứng ruột kích thích là một trong những nguyên nhân đặc trưng gây táo bón mãn tính. Ngoài ra, bệnh suy giáp hoặc các bệnh liên quan đến thần kinh như Parkinson hoặc đa xơ cứng cũng là yếu tố dẫn đến táo bón.
Nguyên nhân gây táo bón mãn tính
Sử dụng nhiều thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống viêm thường làm tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón mãn tính

Ngoài các tác nhân nêu trên, bệnh táo bón mãn tính hình thành cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, để có biện pháp điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần xác định chính xác tác nhân gây bệnh bằng cách thăm khám và chữa trị theo chỉ định của bác sĩ.

Triệu chứng táo bón mãn tính

 Các dấu hiệu của táo bón mãn tính bao gồm:

  • Khó khăn khi đi tiêu: Cảm giác phải rặn mạnh hoặc cảm giác trở ngại trong quá trình đi tiêu.
  • Phân cứng hoặc khô: Phân thường khô và cứng, khiến việc đi tiêu trở nên khó khăn và đôi khi đau đớn.
  • Cảm giác không thoải mái: Cảm giác đầy bụng, trướng hơi, và có thể đau nhức ở bụng.
  • Cảm giác không hoàn toàn giải phóng: Sau khi đi tiêu, có cảm giác như vẫn còn phần phân chưa được thải ra hoàn toàn.
  • Cần phải sử dụng các biện pháp hỗ trợ: Như sử dụng ngón tay hoặc các biện pháp khác để kích thích quá trình đi tiêu.
  • Ít hơn ba lần đi tiêu mỗi tuần: Đây là một trong những dấu hiệu chính của táo bón mãn tính.

Việc điều trị táo bón mãn tính diễn ra chậm trễ hoặc không đúng cách có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn. Các triệu chứng khó chịu diễn ra thường xuyên cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tâm lý, tinh thần lẫn đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

>> Xem thêm: Táo bón kéo dài là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cách điều trị táo bón mãn tính

Ngoài việc dùng thuốc điều trị táo bón mạn tính theo khuyến cáo của bác sĩ, người bệnh cũng cần thay đổi một số thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày cho khoa học để các triệu chứng nhanh chóng được kiểm soát.

1. Thay đổi chế độ ăn cho người bị táo bón mãn tính

Một trong những liệu pháp điều trị táo bón mãn tính đầu tiên là người bệnh nên thay đổi chế độ ăn uống và lối sinh hoạt hàng ngày. Các chuyên gia tư vấn sức khỏe và dinh dưỡng khuyến cáo bệnh nhân nên ăn 6 – 7 phần rau và 2 – 3 phần trái cây mỗi ngày. Việc tiêu thụ đủ chất xơ không chỉ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh mà còn giúp làm mềm và đẩy phân ra ngoài dễ dàng.

Đậu và ngũ cốc là những loại thực phẩm giàu chất xơ hòa tan và không hòa tan rất tốt đối với sức khỏe hệ tiêu hóa của những người bị táo bón mãn tính. Bệnh nhân nên bổ sung những loại thức ăn này và khẩu phần ăn. 

Ngoài ra, người bệnh cũng nên uống đủ nước. Mỗi ngày nên uống ít nhất 6 – 8 cốc nước. Bệnh nhân cũng có thể thay thế nước lọc bằng nước trái cây đều được. Một số loại thức uống tốt cho nhu động ruột như nước ép táo, lê, nước nho kết hợp với cần tây và bắp cải,…

Chữa táo bón mãn tính
Điều trị táo bón mãn tính bằng thay đổi chế độ ăn hàng ngày

Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung, người bệnh cũng nên kiêng những loại đồ ăn, thức uống sau đây:

  • Thức ăn chứa nhiều chất béo khó tiêu, đặc biệt là đồ ăn chế biến sẵn như khoai tây, gà rán, bánh hamburger,…
  • Thịt đỏ
  • Bánh mỳ trắng
  • Các loại bánh ngọt và đồ ngọt có chứa đường cao.
  • Caffeine (có thể làm mất nước)
  • Rượu (làm giảm chức năng của hệ tiêu hóa và gây mất nước).

>> Xem chi tiết: Táo Bón nên kiêng gì và ăn gì để nhuận tràng?

2. Tập thể dục chữa táo bón mãn tính

Để tăng khả năng bình phục bệnh, người bệnh cũng nên tập thể dục thường xuyên. Tốt nhất, bệnh nhân nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày để đi bộ, chạy bộ hoặc tập các động tác yoga.

Việc thường xuyên tập thể dục không chỉ giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể. Không những thể, các động tác thể dục còn giúp chất rắn di chuyển trơn tru hơn trong đường ruột, từ đó giúp tống xuất ra ngoài dễ dàng.

Một số tư thế yoga giúp giảm chứng táo bón mãn tính tại nhà cho người bệnh:

Tư thế vặn mình Ardha Matsyendrasana

Tư thế này giúp tác động lên dạ dày, ruột, gan và lá lách, thận. Do đó, chúng giúp đào thải độc tố ở những khu vực này, từ đó cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa và giúp giảm chứng táo bón mãn tính. Bài tập được thực hiện như sau:

  • Ngồi thẳng lưng với tư thế hai chân chụm vào nhau
  • Sau đó uốn cong chân trái sao cho gót chân chạm vào hông phải
  • Tiếp đó cong chân phải lên và đặt vào bên cạnh đầu gối trái
  • Xoay cổ, eo và vai về phía trước, mắt luôn hướng về vai phải 
  • Giữ cột sống luôn thẳng, trong khi đó đặt tay phải ra sau và chống tay trái lên đầu gối phải
  • Thở chậm và duy trì tư thế từ 30 – 60 giây
  • Cuối cùng thả lỏng tay, thắt lưng và ngực rồi đưa về vị trí ban đầu
  • Đổi bên và thực hiện thao tác tương tự

Tư thế em bé Balasana

Balasana là tư thế thư giãn, giúp làm dịu và giảm căng thẳng trên toàn bộ cơ thể, bao gồm cả các cơ quan ở khu vực bụng. Việc thường xuyên tập luyện động tác này giúp massage cơ bụng và hỗ trợ điều trị chứng táo bón mãn tính. Cách tập luyện đơn giản sau đây:

  • Quỳ trên thảm sao cho các ngón chân chạm vào nhau, trong khi đó hai đầu gối để cách xa nhau
  • Sau đó gập người về phía trước cho thân trên chạm vào đùi
  • Từ từ thở ra và duỗi tay về phía trước đặt trước mặt sao cho thẳng với đầu gối 
  • Giữ tư thế này trong khoảng 30 giây và quay trở lại vị trí ban đầu
  • Lặp lại động tác từ 8 – 12 lần
 các bài tập Điều trị táo bón mãn tính
Tư thế vặn mình Ardha Matsyendrasana nếu được thực hiện đều đặn mỗi ngày giúp giảm táo bón mãn tính

Tìm hiểu thêm: 11 bài tập thể dục chữa táo bón đơn giản mà hiệu quả bất ngờ

3. Sử dụng thuốc Tây điều trị táo bón mãn tính

Trong trường hợp táo bón là do hội chứng ruột kích thích hoặc do táo bón vô căn mãn tính, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bệnh nhân sử dụng. Các loại thuốc điều trị táo bón mãn tính thường được bệnh nhân uống như:

  • Misoprostol (Cytotec): Thuốc hoạt động như một chất kích thích giúp tăng nhu động ruột, từ đó giúp cải thiện tình trạng đại tiện khó khăn và các triệu chứng liên quan. Tuy nhiên, thuốc này không được sử dụng ở phụ nữ đang mang thai.
  • Colchicine/probenecid (Col-Probenecid): Tương tự như Misoprostol (Cytotec), Colchicine/probenecid (Col-Probenecid) cũng có tác dụng thúc đẩy và làm tăng cường hoạt động của nhu động ruột, giúp cải thiện triệu chứng táo bón. Thế nhưng, những người có vấn đề thận không nên dùng thuốc để điều trị bệnh.
  • OnabotulinumtoxinA (Botox): Thuốc có tác dụng giúp làm mềm phân và di chuyển trong đường ruột dễ dàng hơn. OnabotulinumtoxinA (Botox) thường dùng điều trị táo bón mãn tính cho những đối tượng bị rối loạn chức năng sàn chậu
  • Sử dụng chất bổ sung: Một số loại thuốc, chất bổ sung khi dung nạp vào cơ thể có tác dụng giúp người bệnh đi cầu dễ dàng hơn. Những loại chất này thường được sử dụng dưới dạng thuốc viên hoặc bột, cụ thể như Canxi polycarbophil (FiberCon), chất xơ Methylcellulose (Citrucel), Psyllium (Metamucil và Konsyl),…
  • Thuốc làm mềm phân: Bao gồm thuốc Natri docusate (Colace) và Docusate Canxi (Surfak). Hai loại thuốc này khi bổ sung vào cơ thể sẽ thực hiện chức năng hút nước từ ruột vào phân, giúp làm mềm phân và đẩy ra ngoài dễ hơn
  • Thuốc thẩm thấu: Bao gồm Magiê Hydroxide, Polyetylen glycol (Miralax), Magiê Citrate và Lactulose (Kristalose). Các hoạt chất này có tác dụng giữ nước trong phân, làm mềm phân, giúp người bệnh đi thường xuyên hơn. Nhưng ở những người bị bệnh thận hoặc suy tim nên thận trọng khi sử dụng.

Những loại thuốc điều trị táo bón mãn tính nêu trên chỉ có tác dụng trong khoảng thời gian nhất định. Việc sử dụng thuốc kéo dài có thể gây nên các vấn đề về sức khỏe. Do đó, bệnh nhân nên tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

thuốc trị táo bón mãn tính
Thuốc điều trị bệnh táo bón mãn tính cần được sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ

>> Đáng chú ýThuốc xổ trị táo bón: Khi nào nên dùng và cần lưu ý gì?

4. Bài thuốc thảo dược tự nhiên điều trị táo bón mãn tính

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây, người bệnh cũng có thể kiểm soát và khắc phục triệu chứng táo bón mãn tính bằng các loại thảo dược sau:

  • Rỉ mật: Thảo dược tự nhiên này có chứa lượng lớn magie, giúp kích thích nhu động ruột hoạt động và cải thiện chứng táo bón. Người bệnh chỉ cần pha hai muỗng rỉ mật vào cốc nước ấm và uống mỗi ngày, bệnh sẽ thuyên giảm sau khoảng thời gian ngắn sử dụng
  • Nha đam: Chất gel có trong nha đam có tác dụng nhuận tràng. Do đó, sử dụng nguyên liệu tự nhiên này 2 – 3 lần mỗi tuần giúp giảm nhanh chứng đại tiện khóa khăn và hỗ trợ điều trị bệnh táo bón mãn tính.
  • Rau diếp cá: Uống đều đặn 3 ly nước rau diếp cá xay mỗi ngày trước khi ăn 30 phút hoặc sử dụng khoảng 5g rau khô đun sôi với 300ml nước để thay thế nước lọc hàng ngày. Kiên trì sử dụng bài thuốc này trong khoảng 7-10 ngày để thấy được hiệu quả​​.

Đừng bỏ qua: 20Cách chữa táo bón bằng thuốc dân gian cực hay tại nhà

5. Cách chữa táo bón mãn tính bằng phẫu thuật

Nếu triệu chứng táo bón mãn tính ngày càng trở nên nghiêm trọng mặc dù đã áp dụng các biện pháp điều trị trên, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện phẫu thuật. Ca mổ được thực hiện nhằm mục đích cải thiện tình trạng tắc nghẽn, sa trực tràng hoặc rò hậu môn. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, người bệnh nên có kế hoạch chăm sóc hợp lý để tránh bệnh tái phát.

Điều trị táo bón mãn tính là cả một quá trình dài đòi hỏi sự kiên trì và tích cực từ phía bệnh nhân. Để chấm dứt triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, người bệnh cần thăm khám và chữa trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời nên thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày nhằm hỗ trợ bệnh nhanh chóng khỏi.

BẠN NÊN TÌM HIỂU THÊM

Chia sẻ:
Có những thực phẩm, nếu thường xuyên sử dụng sẽ gây táo bón, rối loạn tiêu hóa Danh sách thực phẩm gây táo bón bạn nên hạn chế

Thường xuyên sử dụng các thực phẩm gây táo bón không chỉ khiến bạn khó đi cầu mà còn làm…

Táo bón ở trẻ em – Nguyên nhân, cách trị và phòng ngừa

Táo bón ở trẻ em là một trong những vấn đề về đường tiêu hóa thường gặp nhất. Tuy nhiên…

Ăn nhiều chất xơ vẫn bị táo bón – Tác dụng ngược

Chất xơ đóng vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa và được xem là cứu tinh của những…

10 sản phẩm trị táo bón cho trẻ hiệu quả nhanh, an toàn

Các sản phẩm trị táo bón cho trẻ đang được nhiều mẹ lựa chọn để cải thiện tình trạng khó…

bà bầu bị táo bón 3 tháng cuối Bà bầu bị táo bón 3 tháng cuối – Cẩn trọng khi điều trị

Có không ít bà bầu bị táo bón 3 tháng cuối. Đây là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua