Viêm loét dạ dày gây khó thở có nguy hiểm đến tính mạng?
Viêm loét dạ dày gây khó thở là một trong những hệ quả do bệnh lý kéo dài. Trong trường hợp này, cần tiến hành điều trị theo phác đồ của bác sĩ và xây dựng lối sống lành mạnh nhằm giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của bệnh.
Vì sao viêm loét dạ dày gây khó thở?
Viêm loét dạ dày có thể gây khó thở khi bệnh chuyển biến mãn tính, chủ yếu do thức ăn không được tiêu hóa hết, sau đó lên men và tạo ra khí trong dạ dày. Áp lực tăng từ bụng lên khí quản sẽ gây cảm giác khó thở và nghẹn khi nuốt.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ khó thở do viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là nguyên nhân trực tiếp khiến thức ăn tồn đọng, lên men và gây khó thở. Ngoài ra triệu chứng này cũng có thể phát sinh do một số yếu tố rủi ro như:
- Thường xuyên sử dụng rượu bia
- Ít vận động và thừa cân – béo phì
- Ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều gia vị và thức ăn nhanh
- Thức khuya và ngủ không đủ giấc
- Có tiền sử mắc các bệnh lý về đường hô hấp
- Căng thẳng kéo dài
- Mất cân bằng và rối loạn nội tiết
Tham khảo thêm: Các Thuốc Trị Viêm Loét Dạ Dày Tốt Nhất Hiện Nay Và Lưu Ý
Viêm loét dạ dày gây khó thở có nguy hiểm không?
Bệnh viêm loét dạ dày gây khó thở nếu không chữa trị kịp thời, có thể tiến triển xấu và gây ra một số biến chứng như hẹp thực quản, trào ngược dạ dày thực quản, chảy máu dạ dày…
Ngoài ra, tình trạng viêm loét dạ dày gây khó thở còn ảnh hưởng xấu đến hoạt động sinh hoạt và làm việc. Với những người mắc các vấn đề về đường hô hấp, tình trạng khó thở do bệnh lý này có thể kích thích và làm bùng phát các triệu chứng của bệnh viêm thanh quản, viêm phế quản, hen suyễn…
Các biện pháp điều trị viêm loét dạ dày gây khó thở
Điều trị viêm loét dạ dày gây khó thở chủ yếu là áp dụng các biện pháp bảo tồn và chăm sóc tại nhà. Với những trường hợp đã xuất hiện biến chứng, bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật để điều trị dứt điểm.
1. Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc là biện pháp điều trị chính cho các bệnh lý ở dạ dày. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng cụ thể để chỉ định loại thuốc tương ứng với từng trường hợp.
Các loại thuốc có thể được sử dụng, bao gồm:
- Nhóm Antacid: Chứa Aluminium phosphate hoặc Dimethicone, giúp tạo màng bảo vệ niêm mạc, làm giảm nhanh triệu chứng đau thượng vị và buồn nôn.
- Thuốc ức chế bơm proton: Như Esomeprazole và Omeprazole, giảm tiết acid để hạn chế kích thích niêm mạc dạ dày.
- Thuốc giảm đau chống co thắt: Alverin và Drotaverin giúp giảm cơn đau, không sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không steroid để tránh gây loét.
- Thuốc kháng histamine H2: Có thể thay thế cho thuốc ức chế bơm proton, ít tác dụng phụ, giúp giảm tiết acid.
- Men tiêu hóa: Như Normagut và Biolac, thúc đẩy chức năng tiêu hóa, tránh tồn đọng thức ăn.
- Kháng sinh: Phối hợp điều trị nếu có vi khuẩn Helicobacter pylori, bao gồm Amoxicillin và Clarithromycin.
- Thuốc chống nôn: Metoclopropramid và Domeperidol giúp giảm nôn mửa, cải thiện tình trạng bệnh nhân.
Phần lớn các trường hợp viêm loét dạ dày đều có đáp ứng và tiến triển tốt sau khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên việc dùng thuốc không đều đặn có thể làm giảm tác dụng và tăng chủng vi khuẩn không nhạy cảm. Do đó cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian và tần suất sử dụng.
Tham khảo: Viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn HP điều trị như thế nào?
2. Can thiệp ngoại khoa
Can thiệp ngoại khoa được thực hiện với những trường hợp viêm loét dạ dày đã xuất hiện biến chứng (hẹp môn vị, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày…).
Bác sĩ có thể thực hiện nội soi nhằm đốt điện, laser hoặc tiêm xơ với những trường hợp chảy máu nhẹ. Tuy nhiên ở những bệnh nhân bị thủng dạ dày hoặc hẹp môn vị, bác sĩ bắt buộc phải phẫu thuật để khắc phục tình trạng này.
3. Chăm sóc tại nhà
Với những trường hợp bệnh chưa có biến chứng, kết hợp việc chăm sóc tại nhà với sử dụng thuốc đều đặn có thể thúc đẩy quá trình phục hồi niêm mạc và cải thiện tình trạng khó thở.
Để giảm triệu chứng khó thở do viêm loét dạ dày, có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc sau:
- Nghỉ ngơi: Dành 2-3 ngày nghỉ ngơi khi bệnh nặng.
- Uống nước: Uống đủ nước giúp trung hòa axit, giảm buồn nôn và đau thượng vị.
- Chia nhỏ bữa ăn: Ăn 4-5 bữa nhỏ mỗi ngày, cách nhau 2 giờ, tránh no quá hoặc đói quá.
- Chế biến thức ăn: Ưu tiên thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, soup, không dùng nhiều dầu mỡ và gia vị.
- Lựa chọn thực phẩm: Ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu như khoai lang, quả bơ, cá hồi.
- Tránh chất kích thích: Không rượu bia, thuốc lá, cà phê và thực phẩm không lành mạnh.
- Uống trà: Trà gừng hoặc bạc hà giảm buồn nôn và ợ hơi.
- Không nằm hoặc vận động mạnh: Tránh nằm hoặc vận động mạnh sau khi ăn.
- Giảm stress: Giảm bớt công việc và căng thẳng để duy trì tâm lý ổn định.
- Tập thể dục: Tăng cường nhu động ruột và cải thiện tiêu hóa bằng cách tập thể dục đều đặn.
- Kiểm soát cân nặng: Điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập để giảm cân nếu cần thiết, hạn chế tình trạng tồn đọng thức ăn gây khó thở.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc sẽ nhận thức được tầm quan trọng của việc phát hiện và điều trị kịp thời tình trạng viêm loét dạ dày, nhất là khi gặp phải triệu chứng khó thở. Mặc dù không phải lúc nào cũng cực kỳ nguy hiểm, nhưng việc chủ động trong việc theo dõi sức khỏe và tìm kiếm sự can thiệp y tế là chìa khóa để đảm bảo an toàn và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm
- Viêm loét dạ dày cần kiêng những gì trong sinh hoạt và ăn uống?
- Viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính và dấu hiệu nhận biết
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!