Phác đồ điều trị chlamydia mãn tính mới nhất 2023

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Lựa chọn được phác đồ điều trị chlamydia mãn tính phù hợp chính là chìa khóa quan trọng giúp bệnh nhân mau lành bệnh và giảm thiểu nguy cơ gặp tác dụng phụ ngoài ý muốn. Ngoài việc tính toàn về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc, các bác sĩ cũng như bệnh nhân đều phải tuân thủ theo một số nguyên tắc dưới đây để sớm chữa khỏi bệnh.

Nhận định chung về bệnh Chlamydia mãn tính

Chlamydia là một loại vi khuẩn có khả năng gây mù lòa và cũng là tác nhân gây nhiễm khuẩn đường sinh dục khá phổ biến. Các nhiễm trùng do Chlamydia gây ra nếu không được phát hiện sớm hoặc điều trị không đúng cách sẽ chuyển thành mãn tính gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh.

Phác đồ điều trị chlamydia mãn tính
Bệnh chlamydia mãn tính được điều trị theo phác đồ

Vi khuẩn Chlamydia có ba biến thể sinh học là trachoma-serovars A, B và C ( gây bệnh mắt hột ), Chlamydia trachomatis ( gây nhiễm trùng các cơ quan sinh dục ở người ) và serovars L1, L2, L3 ( thủ phạm gây bệnh hột xoài). 

Các trường hợp bị nhiễm Chlamydia chủ yếu là do bị lây nhiễm khi quan hệ tình dục hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sống ký sinh trong các tế bào và tổng hợp RNA, DNA cùng protein dựa vào các chất lấy được từ tế bào chủ. Chu kỳ phân chia của chúng thường kéo dài trong khoảng 48 – 72 tiếng. Lúc này, các tế bào bị phá hủy và sản sinh ra các thể cơ bản dẫn đến các chứng nhiễm trùng trong cơ thể, thường gặp nhất là nhiễm trùng Chlamydia ở cơ quan sinh dục.

Chuẩn đoán lâm sàng

Chẩn đoán là một bước vô cùng quan trọng bởi kết quả nhận được cho phép bác sĩ có thể lựa được phác đồ điều trị chlamydia mãn tính phù hợp nhất cho người bệnh.

Công tác chẩn đoán nhiễm chlamydia mãn tính được tiến hành như sau:

– Chẩn đoán bệnh qua triệu chứng lâm sàng:

Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sơ bộ và ghi nhận các dấu hiệu người bệnh đang gặp phải. Bệnh nhiễm chlamydia mãn tính ở nam và nữ sẽ có những triệu chứng lâm sàng khác nhau tùy theo vị trí bị ảnh hưởng:

– Ở nam giới:

Nhiễm trùng chlamydia mãn tính thường gây ra các bệnh lý sau:

  • Bệnh viêm niệu đạo: Người bệnh luôn có cảm giác nóng rát dọc theo đường đi của niệu đạo, đi tiểu buốt, tiểu rắt, niệu đạo tiết ra dịch trong hoặc có màu trắng đục nhưng không nhiều.
  • Viêm mào tinh hoàn hoặc nhiễm trùng tuyến tiền liệt: Người bệnh có thể bị sốt kèm theo hiện tượng đau và sưng phù ở một bên bìu.

Ở nữ giới:

  • Viêm cổ tử cung: Vùng kín tiết nhiều dịch nhầy chứa mủ, phì đại và sưng phù lộ tuyến cổ tử cung. Khu vực tổn thương có biểu hiện xung huyết, dễ chảy máu khi có tác động mạnh.
  • Viêm âm đạo: Đau bụng dưới, ra nhiều khí hư, đau khi quan hệ tình dục…
  • Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp một số triệu chứng khác khi nhiễm trùng chlamydia mãn tính gây ra các bệnh lý như viêm tuyến Bartholin, viêm ống dẫn trứng, viêm nội mạc tử cung.

– Các dấu hiệu bệnh ngoài đường sinh dục

  • Viêm nhiễm quanh gan: Thường gặp ở bệnh nhân bị viêm vòi trứng
  • Hội chứng Reiter: Được xác định khi vi khuẩn chlamydia gây viêm các cơ quan như khớp, niệu đạo hay kết mạc mắt
  • Viêm trực tràng: Người bệnh có biểu hiện đau bụng, phân lẫn máu và chất nhầy, tiêu chảy hoặc táo bón.

Chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác:

Nhiễm chlamydia mãn tính rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục khác. Bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán phân biệt với các căn bệnh sau:

  • Nhiễm khuẩn lậu cầu: Người bệnh có các biểu hiện bất thường trong hoạt động tiểu tiện như đi tiểu rắt, tiểu buốt hoặc trong nước tiểu có lẫn mủ.
  • Nhiễm trùng âm đạo ở nữ giới do Trichomonas: Ra nhiều khí hư có bọt
  • Viêm âm đạo do Candida anbicans: Tăng tiết khí hư ở vùng kín, có màu trắng như sữa.

– Thực hiện các xét nghiệm cần thiết:

+ Các xét nghiệm trực tiếp: Bao gồm

Lấy mẫu dịch tiết từ âm đạo hoặc niệu đạo. Sử dụng các phương pháp nhuộm Giemsa hay nhuộm Iod. Mặc dù vậy các kỹ thuật này có độ nhạy cảm kém nên thường ít khi được sử dụng.

xét nghiệm chlamydia mãn tính
Kết quả chẩn đoán cho phép bác sĩ xây dựng được phác đồ điều trị chlamydia mãn tính phù hợp với từng bệnh nhân
+ Xét nghiệm tìm kháng nguyên của vi khuẩn Chlamydia Trachomatis
  • Kỹ thuật miễn dịch sắc ký
  • Miễn dịch gắn men

+ Các xét nghiệm khác:

  • Lai axit nucleic (DNA probe)
  • Sinh học phân tử (PCR)
  • Nuôi cấy phân lập

Sau khi đã có đầy đủ các kết quả xét nghiệm cần thiết, bác sĩ có thể xác định được mức độ tổn thương ở các cơ quan do nhiễm Chlamydia mãn tính. Dựa vào đó mà xây dựng phác đồ điều trị cho người bệnh.

Phác đồ điều trị chlamydia mãn tính

Bệnh nhân bị nhiễm trùng chlamydia mãn tính thường được điều trị bằng phương pháp nội khoa với phác đồ chứa thuốc kháng sinh. Phác đồ điều trị thường được tiến hành chung cho các trường hợp mắc bệnh. Riêng phụ nữ mang thai sẽ được sử dụng phác đồ chữa bệnh riêng bao gồm các loại thuốc ít gây tác dụng phụ nhất và có thể đảm bảo an toàn cho thai kỳ.

1. Các phác đồ điều trị bệnh chlamydia mãn tính không biến chứng

Tùy theo mức độ bệnh của từng cá nhân và tính nhạy cảm với thuốc, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn một trong những phác đồ kháng sinh dưới đây:

Phác đồ chứa thuốc Azithromycin 1g

Zithromycin là một loại thuốc kháng sinh nằm trong nhóm macrolid. Thuốc có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn chlamydia, qua đó giảm thiểu tổn thương cho khu vực bị bệnh và thúc đẩy quá trình chữa lành những nơi bị sưng viêm, phù nề.

Thuốc Zithromycin có thể được sử dụng trước hoặc sau bữa ăn tùy theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu có vấn đề về dạ dày thì tốt nhất bệnh nhân nên ăn no trước khi uống thuốc. 

Trong quá trình áp dụng phác đồ điều trị chlamydia mãn tính với thuốc kháng sinh Zithromycin, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như táo bón, tiêu chảy, mất ngủ, đau bụng, mệt mỏi, tăng tiết dịch ở âm đạo, nổi phát ban, ăn uống không ngon miệng… Cần duy trì dùng thuốc đúng theo chỉ định ngay cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm. Việc tự ý sử dụng thuốc bừa bãi có thể làm tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ cho người bệnh.

Liều dùng Azithromycin để điều trị bệnh nhiễm chlamydia mãn tính: Bệnh nhân được uống 1 liều duy nhất hàm lượng 1g.

Phác đồ chứa thuốc Doxycyclin 100mg

Thuốc Doxycyclin thường được chỉ định để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, bao gồm cả bệnh nhiễm chlamydia mãn tính. Đây là loại thuốc kháng sinh nằm trong nhóm tetracycline. Khi được hấp thu, thuốc sẽ phát huy tác dụng bằng cách tiêu diệt vi khuẩn chlamydia và ngăn chặn sự tăng trưởng của chúng.

Phác đồ điều trị chlamydia mãn tính bằng thuốc Doxycycline 100mg
Bệnh nhân bị chlamydia mãn tính thường được điều trị bằng phác đồ chứa thuốc Doxycycline 100mg

Khi áp dụng phác đồ điều trị chlamydia mãn tính với thuốc Doxycyclin, bệnh nhân nên thận trọng với các tác dụng phụ như: Buồn nôn, đi ngoài phân lỏng, đau dạ dày, nổi mề đay nhẹ, ngứa da, ngứa hoặc tăng tiết dịch ở âm đạo. 

Thời điểm sử dụng thuốc tốt nhất là trước khi ăn 1 tiếng hoặc sau bữa ăn khoảng 2 giờ. Điều này sẽ giúp cho hoạt chất kháng sinh trong thuốc được hấp thu tốt nhất. 

Liều dùng được khuyến cáo: Mỗi ngày uống 2 lần. Liệu trình sử dụng trong 7 ngày liên tục.

Phác đồ điều trị nhiễm chlamydia mãn tính bằng thuốc Erythromycin 2 g

 Erythromycine thuộc nhóm thuốc kháng sinh macrolide. Thuốc được sử dụng để dự phòng và điều trị nhiễm chlamydia cấp và mãn tính cũng nhiều bệnh lý nhiễm trùng khác.

Tương tự như các thuốc kháng sinh khác, Erythromycine có hiệu quả tốt trong việc ức chế sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn chlamydia. Thuốc được sử dụng theo đường uống sau bữa ăn. Người bệnh nên nuốt trọn cả viên với nhiều nước. Khi nghiền nhuyễn, thuốc có vị khá đắng nên khó uống.

Thuốc Erythromycine có thể tiềm ẩn một số tác dụng phụ từ nhẹ đến nghiêm trọng như: Ngứa, tróc da, khô da, tăng tiết dầu nhờn, tiêu chảy, đi ngoài ra máu. Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn gặp phải bất cứ triệu chứng xấu nào sau khi sử dụng thuốc.

Liều dùng điều trị nhiễm chlamydia mãn tính: Mỗi ngày uống 2g chia làm 4 lần sử dụng. Một liệu trình điều trị kéo dài ít nhất 7 ngày.

Phác đồ chứa thuốc Levofloxacin 500 mg 

Thuốc Levofloxacin 500 mg thường được lựa chọn để điều trị chlamydia mãn tính với liều lượng thông thường là 1 lần mỗi ngày trong 7 ngày liên tục. Đây là thuốc kháng sinh thuộc nhóm quinolon.

Thận trọng khi dùng thuốc Levofloxacin cho bệnh nhân có rối loạn nhịp tim, giảm hàm lượng kali trong máu hoặc các trường hợp đang dự định có thai. Thuốc có thể gây lú lẫn, mệt mỏi hoặc choáng váng. Chính vì vậy sau khi uống thuốc, người bệnh không nên tham gia vào các hoạt động đòi hỏi sự tập trung.

Phác đồ điều trị với thuốc Ofloxacin 

Nếu không sử dụng Levofloxacin 500 mg, bác sĩ có thể thay thế bằng thuốc Ofloxacin 300mg. Thuốc được khuyến cáo sử dụng trong 7 ngày liên tục với liều lượng là 2 lần/ngày.

Các tác dụng phụ của thuốc đã được ghi nhận bao gồm: Buồn nôn hoặc nôn ói, tiêu lỏng, đau đầu, rối loạn thị giác, ngứa ngáy, nổi mề đay… Việc tuân thủ dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ phát sinh tác dụng phụ ngoài ý muốn.

2. Phác đồ điều trị chlamydia mãn tính áp dụng cho phụ nữ có thai

Ngoài phác đồ sử dụng thuốc Erythromycin hoặc Azithromycin, đôi khi bác sĩ có thể điều trị nhiễm trùng chlamydia mãn tính cho phụ nữ mang thai bằng thuốc Amoxicillin. Liều lượng sử dụng các loại thuốc này cụ thể như sau:

  • Thuốc Erythromycin 500mg: Mỗi ngày uống 4 viên x 7 ngày
  • Thuốc Amoxicillin 500mg: Mỗi ngày uống 3 viên x 7 ngày
  • Thuốc Azithromycin 1g: Sử dụng một liều duy nhất.
Phác đồ điều trị chlamydia mãn cho phụ nữ mang thai
Phác đồ điều trị chlamydia mãn cho phụ nữ mang thai bằng thuốc Azuthromycin

Các loại thuốc này đều có thể tiềm ẩn những rủi ro đối với thai kỳ. Bà bầu cần sử dụng thuốc dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ nhằm đảm bảo cho thai nhi phát triển khỏe mạnh bình thường.

Nguyên tắc cần tuân thủ áp dụng phác đồ điều trị chlamydia mãn tính

Vi khuẩn Chlamydia có khả năng lây lan dễ dàng qua đường tình dục. Nhiều trường hợp ngay khi vừa mới được chẩn đoán bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khiến cho việc điều trị bệnh trở nên khó khăn. Để đạt được hiệu quả trong chữa trị thì việc xây dựng cũng như áp dụng phác đồ điều trị chlamydia mãn tính cần phải tuân thủ theo một số nguyên tắc sau:

– Điều trị bệnh triệt để: 

Đây là mục tiêu chính của quá trình điều trị bệnh. Vi khuẩn Chlamydia khi tấn công vào cơ thể thường sống ký sinh trong các tế bào. Chúng có thể bùng phát bất cứ lúc nào khi gặp điều kiện thuận lợi, chẳng hạn như căng thẳng, sức đề kháng suy giảm… 

Một cá nhân có thể bị lây nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục với người mắc bệnh mà không có biện pháp bảo vệ an toàn hoặc tiếp xúc với đồ dùng cá nhân của người bệnh, chẳng hạn như khăn tắm, quần lót…

Để có thể điều trị bệnh triệt để, tốt nhất bệnh nhân nên kiêng quan hệ tình dục, tránh sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác. Ngoài ra cần lưu ý giữ vệ sinh cá nhân và đưa cả bạn tình tới bệnh viện để được xét nghiệm chẩn đoán và điều trị.

– Kiên trì khi chữa bệnh:

Vi khuẩn chlamydia không thể trong một sớm một chiều là có thể bị tiêu diệt sạch, đặc biệt là khi bạn bị nhiễm trùng mãn tính. Việc điều trị bệnh đòi hỏi rất nhiều thời gian cũng như sự quyết tâm từ phía người bệnh. Trong quá trình áp dụng phác đồ điều trị chlamydia mãn tính, người bệnh tuyệt đối không được tự ý bỏ cuộc giữa chừng, ngưng uống thuốc đột ngột, tự ý uống thêm các loại thuốc khác không có trong phác đồ hoặc tăng giảm liều dùng thuốc mà chưa có sự cho phép của bác sĩ. 

Các loại thuốc được sử dụng trong phác đồ chữa bệnh chlamydia mãn tính hầu hết là thuốc kháng sinh. Những hành động trên không chỉ gây lờn thuốc mà còn khiến cho bệnh tình diễn tiến phức tạp hơn, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho tính mạng.

Điều quan trọng là người bệnh cần kiên trì, tin tưởng và hợp tác tốt với bác sĩ. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều trị bệnh sau cùng.

Có kế hoạch chăm sóc trong và sau điều trị khoa học

Cùng với việc tích cực và kiên trì trong quá trình điều trị, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng được kế hoạch chăm sóc cho bản thân được tốt nhất. 

Bệnh nhân cần có chế độ ăn uống đầy đủ, tăng cường rau xanh, hoa quả tươi vào chế độ ăn kết hợp luyện tập thể thao đều đặn để cải thiện khả năng miễn dịch cho cơ thể. Có kế hoạch nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, hạn chế để đầu óc bị căng thẳng.

 Việc duy trì một lối sống lành mạnh và chăm sóc bản thân đúng cách sẽ giúp hỗ trợ đắc lực cho phác đồ điều trị chlamydia mãn tính và thúc đẩy quá trình hồi phục sức khỏe.

Bạn có thể tham khảo thêm

Chia sẻ:
Nhiễm chlamydia khi mang thai là gì? Nhiễm chlamydia khi mang thai: Cách trị & thông tin cần biết
Phụ nữ nhiễm Chlamydia khi mang thai có nguy cơ đối mặt với hiện tượng nhiễm trùng túi ối, sinh…
cách phòng chống nhiễm chlamydia Cách phòng chống nhiễm chlamydia gây bệnh nên biết
Chlamydia trachomatis là loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm khi xâm nhập vào cơ thể. Ngoài lây truyền qua…
xét nghiệm Chlamydia Xét nghiệm Chlamydia để làm gì? Thông tin cần biết
Nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy…
Bệnh Chlamydia có chữa được không? Bao lâu thì khỏi?
Bệnh chlamydia nếu không được kiểm soát tốt có thể khiến người bệnh bị vô sinh và gặp nhiều biến…
Chlamydia có phải lậu không? Cách nhận biết, phân biệt Chlamydia có phải lậu không? Cách nhận biết, phân biệt

Chlamydia có phải lậu không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Do triệu chứng ở của lậu và…

Vi khuẩn chlamydia là gì? Gây bệnh gì? Nguy hiểm không? Vi khuẩn chlamydia là gì? Gây bệnh gì? Nguy hiểm không?

Vi khuẩn Chlamydia là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý đường sinh dục ở nam và…

Phác đồ điều trị chlamydia mãn tính mới nhất 2023

Lựa chọn được phác đồ điều trị chlamydia mãn tính phù hợp chính là chìa khóa quan trọng giúp bệnh…

Nhiễm Chlamydia Trachomatis sinh dục: Dấu hiệu, cách trị

Nhiễm Chlamydia Trachomatis sinh dục là bệnh lý thường gặp ở người trẻ tuổi do quan hệ tình dục thiếu…

Chlamydia ở mắt Chlamydia ở mắt gây đau mắt hột? Thông tin cần biết

Chlamydia ở mắt là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh mắt hột. Trường hợp chủ quan không điều trị…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua