Bệnh Chlamydia có chữa được không? Bao lâu thì khỏi?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh chlamydia nếu không được kiểm soát tốt có thể khiến người bệnh bị vô sinh và gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Nguy hiểm hơn, căn bệnh này còn có khả năng lây lan cho người khác qua quan hệ tình dục. Do vậy mà vấn đề bệnh Chlamydia có chữa được không được rất nhiều người quan tâm. Những thông tin dưới đây có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc này.

Tìm hiểu về bệnh chlamydia

Nhiễm trùng chlamydia là một bệnh lý có khả năng lây truyền qua đường tình dục xảy ra khá phổ biến ở những người đang trong độ tuổi quan hệ tình dục. Thủ phạm gây bệnh được xác định là một loại vi khuẩn mang tên chlamydia trachomatis. Loại vi khuẩn này tấn công chủ yếu vào bộ phận sinh dục của cả nam và nữ. Một số trường hợp bị nhiễm chlamydia ở mắt hay miệng nhưng ít gặp.

Bệnh Chlamydia có chữa được không
Chlamydia là căn bệnh xã hội có khả năng lây lan theo đường tình dục

Vi khuẩn chlamydia có thể lây lan từ đối tượng bị bệnh sang người khỏe mạnh khi quan hệ tình dục mà không mang bao cao su bảo vệ. Ngoài ra, việc sử dụng chung khăn tắm, quần lót hay tiếp xúc trực tiếp với bộ phận sinh dục của người bệnh dù không quan hệ cũng có thể bị lây nhiễm mầm bệnh. Đặc biệt, bệnh chlamydia cũng có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh do bé bị lây nhiễm mầm bệnh trong quá trình sinh thường khi người mẹ bị nhiễm bệnh.

Khi mới bị nhiễm bệnh, vi khuẩn chlamydia thường không gây ra triệu chứng nên khó phát hiện cho đến khi chúng gây tổn thương cơ quan sinh dục và gây ra các triệu chứng khó chịu. Bệnh có thể được nhận biết thông qua một số dấu hiệu như:

– Bệnh chlamydia ở phụ nữ:

  • Âm đạo tiết nhiều dịch nhầy bất thường
  • Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Đau hoặc chảy máu mỗi khi quan hệ tình dục
  • Âm đạo ra máu bất thường
  • Vùng bụng dưới đau âm ỉ hoặc dữ dội

Bệnh chlamydia ở nam giới:

  • Đầu dương vật tiết ra nhiều dịch
  • Đi tiểu thấy đau rát, nóng buốt khó chịu
  • Tinh hoàn có thể bị sưng đau.

Bệnh chlamydia ở nam giới và nữ giới kéo dài đều có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của người bệnh. Chính vì vậy vấn đề “bệnh Chlamydia có chữa được không? Bao lâu thì khỏi? Làm cách nào để điều trị bệnh hiệu quả?” được rất nhiều bệnh nhân quan tâm.

Bệnh Chlamydia có chữa được không?

Bệnh chlamydia được điều trị đúng cách có thể khỏi hoàn toàn. Càng được phát hiện và chữa trị sớm thì bệnh càng được nhanh chóng chữa khỏi và giảm thiểu được tối đa những tổn thương ở cơ quan sinh dục cũng như biến chứng có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. 

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị chính được áp dụng cho hầu hết các trường hợp mắc bệnh chlamydia. Bệnh nhân cần dùng thuốc kháng sinh theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ và tái khám đều đặn để được chữa trị cho đến khi vi khuẩn bị tiêu diệt hoàn toàn.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mặc dù bệnh chlamydia có thể được điều trị khỏi nhưng nguy cơ tái nhiễm trùng trở lại cũng rất cao. Hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được tham vấn một phương pháp điều trị và dự phòng bệnh hiệu quả.

Bệnh Chlamydia bao lâu thì khỏi?

Bệnh Chlamydia điều trị bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Thời điểm bắt đầu tiến hành điều trị: Một số trường hợp may mắn phát hiện và điều trị bệnh từ sớm nên việc chữa trị bệnh cũng dễ dàng, cho thời gian hồi phục nhanh, đồng thời giảm thiểu được nguy cơ tái phát bệnh.
Bệnh Chlamydia bao lâu thì khỏi
Thời gian điều trị bệnh chlamydia phụ thuộc vào nhiều yếu tố
  • Phác đồ điều trị và nơi điều trị: Bệnh nhân được khám chữa bệnh tại những cơ sở y tế chuyên khoa có bác sĩ giỏi sẽ đưa ra được phác đồ điều trị hiệu quả, phù hợp cho người bệnh, giúp rút ngắn thời gian chữa trị bệnh.
  • Ý thức của mỗi bệnh nhân: Bệnh nhân có ý thức hợp tác tốt với bác sĩ, tuân thủ đúng theo hướng dẫn và biết cách chăm sóc cơ thể đúng cách trong suốt quá trình điều trị sẽ giúp nhanh lành bệnh hơn.

Bị bệnh chlamydia phải làm sao?

Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh chlamydia, người bệnh cần lưu ý:

1. Tiến hành thăm khám, chẩn đoán bệnh sớm

Nhiễm trùng Chlamydia ở bộ phận sinh dục có nhiều dấu hiệu tương đồng, dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác ở vùng kín. Chính vì vậy, ngay khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên, người bệnh nên tìm tới bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác bệnh. 

Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh chlamydia khá đơn giản. Tùy thuộc vào đối tượng mắc bệnh là nam hay nữ mà cách thức thăm khám, chẩn đoán bệnh như sau:

  • Ở phụ nữ: Bác sĩ sử dụng tăm bông đưa vào trong cổ tử cung để lấy mẫu dịch nhầy ở khu vực bị tổn thương và đem vào phòng thí nghiệm để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn chlamydia. Kỹ thuật xét nghiệm này thường được thực hiện đồng thời với xét nghiệm Pap trong các lần thăm khám phụ khoa định kỳ.
  • Ở nam giới: Một cây tăm bông mỏng được chèn vào phía cuối của dương vật để lấy mẫu dịch bên trong niệu đạo đưa đi làm xét nghiệm. Đôi khi, bác sĩ cũng có thể lấy mẫu bệnh phẩm từ hậu môn để tìm kiếm sự hiện diện của vi khuẩn chlamydia.

Các kỹ thuật xét nghiệm khác có thể được thực hiện bao gồm:

  • Xét nghiệm Chlamydia PCR
  • Xét nghiệm tìm kháng thể IgG và IgA Chlamydia trong huyết thanh
  • Ngoài việc kiểm tra mẫu bệnh phẩm, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định làm xét nghiệm nước tiểu. Bệnh nhân sẽ được cấp một hũ nhỏ để lấy mẫu nước tiểu đem vào phòng thí nghiệm kiểm tra để tìm kiếm dấu hiệu của nhiễm trùng chlamydia ở bộ phận sinh dục.

2. Tích cực điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ

Bệnh nhân bị nhiễm trùng Chlamydia cần tiến hành điều trị bằng phác đồ kháng sinh. Được chỉ định phổ biến là các thuốc kháng sinh theo đường uống, chẳng hạn như Marcrolid, Clindamycin, Sulfonamides hay Fluoroquinolon.

Bệnh Chlamydia chữa bằng cách nào
Bệnh nhân bị Chlamydia thường được điều trị bằng phác đồ kháng sinh

Ở nữ giới, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp thêm các thuốc đặt phụ khoa để tiêu diệt vi khuẩn và điều trị triệu chứng tại chỗ. Trong khi đó, các thuốc chữa trị dạng bôi ngoài da cũng có thể được đề nghị dùng cho bệnh nhân nam. 

Trong số các loại thuốc được chỉ định thì phác đồ điều trị với Azithromycin liều duy nhất hoặc thuốc Doxycycline uống 2 lần/ngày x 7 ngày là thông dụng nhất.

Trường hợp bị nhiễm bệnh chlamydia trong thời gian mang thai, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định các loại thuốc kháng sinh phù hợp để đảm bảo không gây ra những tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Những loại thuốc thường được chỉ định để điều trị chlamydia cho phụ nữ có thai bao gồm  Erythromycin 500mg ( ngày uống 4 viên x 7 ngày ) hoặc Azithromycin ( liều duy nhất 1g/ngày). Chống chỉ định sử dụng các thuốc kháng sinh mạnh nhóm cyclin, quinolon cho bà bầu hoặc phụ nữ đang cho con bú.

Bệnh nhân bị nhiễm HIV dương tính có nhiễm Chlamydia được điều trị tương tự như bệnh nhân âm tính với HIV. Trong vòng 30 ngày kể từ khi bị phơi nhiễm, bệnh nhân có thể được điều trị bằng các thuốc Tetraxyclin hay Doxycyclin.

Việc điều trị bệnh Chlamydia cần tiến hành cho cả bạn tình của người bệnh để ngăn ngừa hiện tượng lây nhiễm chéo trở lại. Kết thúc quá trình điều trị lây nhiễm ban đầu, bệnh nhân cần đến bệnh viện tái khám để kiểm tra lại nhằm chắc chắn vi khuẩn Chlamydia đã được loại bỏ hoàn toàn. 

Người mắc bệnh Chlamydia nếu không được điều trị đúng cách có nguy cơ tái nhiễm bệnh rất cao. Vì vậy, trong quá trình chữa bệnh, cần tuân thủ dùng thuốc kháng sinh theo đúng phác đồ của bác sĩ. Tránh tự ý ngưng thuốc khi chưa uống đủ liệu trình hoặc dùng quá liều quy định sẽ dẫn đến lờn thuốc và đối mặt với nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Thậm chí bệnh Chlamydia còn có thể diễn tiến phức tạp hơn gây khó khăn, tốn kém khi điều trị và còn khiến bệnh nhân bị vô sinh.

3. Kiêng quan hệ tình dục

Bệnh Chlamydia có thể lây truyền quan đường tình dục. Chính vì vậy mà bệnh nhân được khuyến cáo không nên quan hệ trong thời gian điều trị bệnh cho đến khi chắc chắn vi khuẩn Chlamydia ở bộ phận sinh dục đã được tiêu diệt hoàn toàn. Ngay cả bạn tình của họ cũng được khuyến cáo nên tới bệnh viện điều trị nếu có quan hệ tình dục trước khi phát hiện ra bệnh.

Ngoài ra, vi khuẩn gây bệnh Chlamydia cũng có thể lây nhiễm cho người khỏe mạnh khi dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh. Bệnh nhân nên tránh mặc chung quần hay xài chung khăn tắm với người khác. Ngay cả quần áo của người bệnh cũng nên giặt trong chậu riêng và phơi, sấy khô ở nhiệt độ cao trước khi mặc lại.

5. Chăm sóc vùng kín đúng cách

Bệnh nhân bị nhiễm Chlamydia sinh dục cần giữ vệ sinh vùng kín cho sạch sẽ. Sử dụng nước rửa phụ khoa dịu nhẹ để vệ sinh vùng kín 3 – 4 lần trong ngày để giảm kích ứng và sát trùng tại chỗ. Kết hợp thay quần lót thường xuyên để vùng kín luôn sạch sẽ, khô ráo.

bệnh Chlamydia có chữa khỏi được không
Vệ sinh vùng kín đúng cách có thể giúp đẩy nhanh hiệu quả điều trị bệnh Chlamydia

Không dùng các loại nước rửa phụ khoa có tính tẩy rửa mạnh cho vùng kín. Chúng có thể gây kích ứng và làm tăng nặng các triệu chứng khó chịu do bệnh Chlamydia gây ra.

Mặc quần có chất liệu mỏng nhẹ, thoáng mát để không gây bí bách, tích tụ mồ hôi ở vùng kín. Tránh mặc quần bó sát.

6. Xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp

Duy trì chế độ ăn uống khoa học có thể giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể và nâng cao hiệu quả của các phương pháp điều trị được áp dụng.

  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu protein như thịt, trứng, sữa chua, sữa tươi, các loại đậu, nấm… Protein tham gia vào quá trình tái tạo tế bào mới nên có thể giúp tổn thương do vi khuẩn Chlamydia gây ra nhanh lành hơn.
  • Các thực phẩm giàu omega 3 có thể giúp giảm hiện tượng sưng viêm ở khu vực tổn thương. Chất này được tìm thấy nhiều trong các loại cá béo, hạt lanh, hạt chia, dầu ô liu…
  • Người mắc bệnh Chlamydia cũng nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ và chất chống oxy hóa như bông cải xanh, chuối, bơ, cam, quýt, cà rốt. Chúng giúp hỗ trợ làm giảm kích ứng, nhiễm trùng, bảo vệ các tế bào khỏe mạnh và đào thải độc tố cho cơ thể, tạo điều kiện cho tổn thương nhanh được hồi phục.
  • Kiêng ăn các món chiên, nướng, bánh kẹo ngọt, tôm, cua hay các loại gia vị cay nóng, chất kích thích. Chúng có thể cản trở quá trình hồi phục của khu vực bị viêm nhiễm, đồng thời làm tăng nặng các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc bệnh Chlamydia có chữa được không. Cùng với việc tích cực điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và tuân thủ một số kiêng cữ nhất định trong ăn uống sinh hoạt, bệnh nhân cần chú ý tránh stress, nghỉ ngơi đầy đủ, kiêng hút thuốc lá để bệnh nhanh lành. Sau khi đã điều trị thành công, cần có biện pháp bảo vệ an toàn khi quan hệ tình dục và tránh quan hệ với nhiều đối tượng cùng lúc để ngăn ngừa tái nhiễm Chlamydia trở lại.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
xét nghiệm Chlamydia Xét nghiệm Chlamydia để làm gì? Thông tin cần biết
Nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cách tốt nhất để nhận biết chính xác sự…
Chlamydia có phải lậu không? Cách nhận biết, phân biệt Chlamydia có phải lậu không? Cách nhận biết, phân biệt

Chlamydia có phải lậu không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Do triệu chứng ở của lậu và…

cách phòng chống nhiễm chlamydia Cách phòng chống nhiễm chlamydia gây bệnh nên biết

Chlamydia trachomatis là loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm khi xâm nhập vào cơ thể. Ngoài lây truyền qua…

Nhiễm Chlamydia Trachomatis sinh dục: Dấu hiệu, cách trị

Nhiễm Chlamydia Trachomatis sinh dục là bệnh lý thường gặp ở người trẻ tuổi do quan hệ tình dục thiếu…

Nhiễm chlamydia khi mang thai là gì? Nhiễm chlamydia khi mang thai: Cách trị & thông tin cần biết

Phụ nữ nhiễm Chlamydia khi mang thai có nguy cơ đối mặt với hiện tượng nhiễm trùng túi ối, sinh…

Chlamydia ở mắt Chlamydia ở mắt gây đau mắt hột? Thông tin cần biết

Chlamydia ở mắt là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh mắt hột. Trường hợp chủ quan không điều trị…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua