Nhiễm chlamydia khi mang thai: Cách trị & thông tin cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Phụ nữ nhiễm Chlamydia khi mang thai có nguy cơ đối mặt với hiện tượng nhiễm trùng túi ối, sinh non và vỡ ối sớm. Mặc dù những triệu chứng viêm nhiễm ban đầu thường không nghiêm trọng, nhưng phụ huynh cần chú tâm điều trị sớm để phòng tránh trước ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Nhiễm chlamydia khi mang thai: Cách trị & thông tin cần biết
Nhiễm chlamydia khi mang thai là một trong những căn bệnh đường sinh dục ảnh hưởng đến thai kỳ

Nhiễm chlamydia khi mang thai là gì?

Nhiễm chlamydia là hiện tượng nhiễm vi khuẩn ở cơ quan sinh dục, vi khuẩn chlamydia là nguyên nhân chính gây ra bệnh đường tình dục (STD) phổ biến trong độ tuổi 25 – 40. Đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh, những ảnh hưởng không chỉ tồn tại ở người mẹ mà còn đe dọa sức khỏe của thai nhi. Đối với phụ nữ mới vừa thụ thai thì vi khuẩn Chlamydia có thể khiến người mẹ mang thai ngoài tử cung. Trong từng giai đoạn của thai kỳ, cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm nhiễm mà những ảnh hưởng của bệnh có thể khác nhau.

Phụ nữ mang thai thường bị nhiễm chlamydia nếu quan hệ tình dục không an toàn qua âm đạo, hậu môn. Hoặc thậm chí là quan hệ bằng miệng với những người nhiễm chlamydia. Ngoài ra vi khuẩn chlamydia cũng lây nhiễm qua các vật dụng cá nhân sử dụng chung, do nguồn nước ô nhiễm… Cách phòng tránh nhiễm chlamydia khi mang thai tốt nhất là không quan hệ tình dục bừa bãi, có biện pháp bảo vệ an toàn cho bản thân trong đời sống tình dục.

Hiện nay tỷ lệ nhiễm chlamydia khi mang thai không quá phổ biến nhưng luôn duy trì ở số lượng nhất định. Trong đó đa số những phụ nữ mang thai mắc bệnh từ có tiền sử viêm nhiễm phụ khoa nhiều lần trước đó. Khoảng 70% phụ nữ đã từng bị nấm âm đạo và trong đó có khoảng 10 – 15% tái phát do nhiễm chlamydia. Vì thế có thể nói những phụ nữ mang thai từng có thời gian bị nhiễm nấm âm đạo (candida) gây ra thì khả năng tái bệnh có tỷ lệ cao hơn.

Dấu hiệu nhiễm chlamydia khi mang thai

Thông qua đường âm đạp, vi khuẩn chlamydia lây nhiễm vào cổ tử cung và gây ra những tổn thương tại cơ quan này. Thông thường người bệnh không thể nhận diện được các dấu hiệu nhiễm chlamydia khi mang thai, do triệu chứng thường khá giống với nấm âm đạo thông thường. Ngoài ra khi mang thai, thai phụ cũng có những triệu chứng như tăng tiết dịch âm đạo, xuất huyết giữa các kỳ kinh, buồn tiểu, tiểu buốt,… do đó triệu chứng nhiễm chlamydia ban đầu thường bị bỏ qua. 

Việc nhận diện dấu hiệu nhiễm chlamydia khi mang thai có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Thông thường có khoảng 75% bệnh nhân có những biểu hiện sau:

  • Vùng kín ngứa ngáy và đau rát
  • Khí hư bất thường (có thể có mùi)
  • Đau buốt khi đi tiểu, căng tức bụng dưới
  • Khí hư có màu, có thể lẫn máu
  • Khi đi vệ sinh có thể lẫn máu
  • Viêm mắt, đỏ mắt hoặc có mụn nước trong mắt
  • Đau lưng dưới âm ỉ, khu vực đau dưới hông
  • Buồn nôn và sốt cao
  • Đau đớn khi quan hệ tình dục
dấu hiệu nhiễm chlamydia khi mang thai
Có thể nhận biết các dấu hiệu nhiễm chlamydia khi mang thai thông qua biểu hiện ngứa vùng kín, đau vùng chậu

Những dấu hiệu bệnh do chlamydia gây ra kể trên cũng có thể xảy ra ở phụ nữ không mai thai. Do tính chất không đặc trưng nên việc nhận diện triệu chứng và điều trị ngay từ ban đầu thường bị bỏ qua. Ngoài ra do ảnh hưởng từ những rối loạn hormone trong thai kỳ mà đôi khi tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn chlamydia không được nhận định đúng đắn, từ đó điều trị sai hướng khiến bệnh tiến triển nặng hơn.

Bà bầu nhiễm chlamydia có nguy hiểm không?

Chlamydia cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng bí tắc vòi tử cung khiến nhiều chị em khó mang thai. Ngoài vòi trứng, những cơ quan khác bên trong tử cung dễ bị dính vào nhau bởi các dải xơ mỏng, bất kỳ vùng bộ phận nào bị bó tắc cũng có thể gây khó thụ thai. Nếu như những tình trạng trên đã tiến triển đến giai đoạn mãn tính, người phụ nữ muốn có con được phải nhờ đến các biện pháp sinh sản hỗ trợ. 

Tuy nhiên không phải cứ bị nhiễm chlamydia là phụ nữ không thể mang thai. Chỉ có khoảng 5 – 7% trường hợp xảy ra do điều trị chậm trễ khiến bệnh phát sinh biến chứng. Tuy nhiên nếu mắc bệnh trong thời gian mang thai, thai kỳ có thể đối mặt với nhiều rủi ro. Nhiễm chlamydia khi mang thai tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ và thai nhi. Trong từng giai đoạn là những ảnh hưởng khác nhau. Cụ thể:

Trong giai đoạn 3 tháng đầu

Nhiễm chlamydia gây khó khăn để thai bám vào lớp thành tử cung. Trong đó nếu như thai phụ bị viêm hoặc đau ở vùng xương chậu, tắc ống dẫn trứng sẽ làm giảm khả năng thụ thai. Trong 2 – 3 tuần đầu sau thụ thai mà nhiễm chlamydia làm tăng khả năng mang thai ngoài tử cung…

Trong giai đoạn 3 tháng giữa

Nhiễm chlamydia khi mang thai có nguy hiểm không?
Nếu như không được ngăn chặn sớm, vi khuẩn chlamydia có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ

Nếu được chẩn đoán bị nhiễm nấm chlamydia khi mang thai trong 3 tháng giữa, bà bầu có nguy cơ sinh non, vỡ màng ối sớm. Ngoài ra do vi khuẩn có khả năng xâm nhập vào nước ối gây nhiễm trùng nước ối. Nguy cơ này cũng là tăng khả năng sảy thai ở 3 tháng giữa. Khả năng nhiễm trùng tử cung tăng khi nhiễm bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi rất nghiêm trọng.

Trong giai đoạn 3 tháng cuối

Do những ảnh hưởng của chlamydia mà thời gian sinh của người mẹ có thể bị rút ngắn. Trong đó nguy cơ nhiễm trùng tử cung cũng có thể khiến các bác sĩ phải thực hiện mổ lấy thai sớm hơn thời gian dự kiến. Những trường hợp sinh mổ, thai nhi trong lúc nào đời có tỷ lệ lây chlamydia từ người mẹ rất cao. Trong đó, 50% trẻ nhiễm chlamydia có triệu chứng nhiễm trùng mắt và 30% bị viêm phổi bẩm sinh. 

Đối với bản thân người mẹ, khi nhiễm chlamydia khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ bị suy giảm sức đề kháng nghiêm trọng. Ảnh hưởng của bệnh tùy mức độ nghiêm trọng mà có thể gây ra những khó khăn trong lần sinh nở sau đó. Vì thế nếu nghi ngờ tình trạng viêm nhiễm phụ khoa sau sinh, thai phụ nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt để được hỗ trợ điều trị bệnh kịp thời.

Điều trị nhiễm nấm chlamydia khi mang thai bằng cách nào?

Thai phụ có thể chẩn đoán chlamydia bằng các xét nghiệm cận lâm sàng. Thông qua xét nghiệm trên mẫu nước tiểu hoặc sử dụng gạc bông để lấy mẫu dịch tể từ âm đạo của bạn để xét nghiệm chlamydia. Trong trường hợp bạn đang mang thai, quy trình xét nghiệm chlamydia được thực hiện ngay từ đợt thăm khám tiền sinh đầu tiên.

Vì những ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng khi nhiễm chlamydia trong thai kỳ mà thai phụ cần phải được điều trị ngay khi được chẩn đoán. Trong đó mục đích chính của việc điều trị nhằm để vi khuẩn không lây lan đến tử cung, túi ối, không gây ra những viêm nhiễm nghiêm trọng hơn cho hệ thống sinh sản. Phòng ngừa vi khuẩn lan rộng đến vùng cổ tử cung,  vùng chậu do ở những vị trí này rất khó điều trị mà không ảnh hưởng đến thai nhi.

điều trị nhiễm chlamydia khi mang thai
Bà bầu chỉ sử dụng thuốc chữa chlamydia khi mang thai khi được sự chỉ định của bác sĩ

Phụ nữ mang thai rất nhạy cảm với việc sử dụng thuốc, vì thế nếu thai phụ mắc bệnh nhưng không có nguy cơ sinh non và vỡ ối sớm thì cũng không nên điều trị. Do khi mang thai, người mẹ không được sử dụng thuốc điều trị và đặc biệt là thuốc kháng sinh. Vì thế nếu như triệu chứng viêm ngứa còn nhẹ thì thai phụ có thể chăm sóc, vệ sinh vùng kín tại nhà. Tuy nhiên nếu bệnh có tiến triển xấu thì thai phụ sẽ được chỉ định điều trị chuyên khoa bằng những loại thuốc sau:

  • Nhóm thuốc doxycycline an toàn cho bà bầu bị nhiễm chlamydia. Đơn thuốc được sử dụng trong vòng 7 ngày. Nếu tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc, bệnh khỏi sau 1 tuần với tỷ lệ hơn 95% không gây ra bất cứ biến chứng nào sau khi điều trị, đồng thời có thể phòng tránh tái phát trong tương lai.
  • Nhóm azithromycin, erythromycin, amoxicillin tương đối an toàn với phụ nữ đang mang thai. Không sử dụng thuốc tetracycline do thuốc có thể gây ra những ảnh hưởng đến cấu trúc xương và răng của trẻ sơ sinh. Chỉ định sử dụng kháng sinh chỉ cần thiết nếu như viêm nhiễm đã tiến triển đến cổ tử cung.
  • Song song với điều trị chlamydia trên thai phụ, người chồng/bạn tình của người bệnh cũng được điều trị phòng tránh lây nhiễm chlamydia. Với người bình thường có thể sử dụng kháng sinh dạng uống để điều trị nhanh chóng, cả hai không được quan hệ tình dục cho đến khi cả hai đã khỏi hẳn hoàn toàn.
  • Ngoài ra kết hợp điều trị từ bên ngoài bằng các loại thuốc đặc trị nấm, vi khuẩn chuyên dụng khác như sử dụng thuốc đặt âm đạo, dạng gel hoặc kem bôi dùng tại chỗ có thành phần kháng sinh thấp.

Một số loại kháng sinh chữa chlamydia thông thường có tác dụng nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên việc thai phụ sử dụng thuốc tự ý có thể mang đến nhiều rủi ro. Đặc biệt là trong 3 tháng đầu, tác dụng của hóa chất từ thuốc kháng sinh hay thuốc giảm đau là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra dị tật thai. Vì thế thai phụ phải tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo rằng những loại thuốc này sẽ không có ảnh hưởng tiêu cực thai nhi.

Phòng ngừa nhiễm chlamydia khi mang thai bằng cách nào?

Nhiễm chlamydia khi mang thai
Thăm khám và theo dõi sức khỏe thai sản định kỳ để phòng tránh sớm nguy cơ mắc bệnh chlamydia

Khi nhiễm chlamydia lúc mang thai, không chỉ những ảnh hưởng đe dọa sức khỏe người phụ nữ mà còn nguy hiểm đối với thai nhi. Do đó để phòng tránh bệnh, tốt nhất nữ giới nên có kế hoạch bảo vệ sức khỏe sinh sản từ giai đoạn chuẩn bị mang thai. Các nguyên tắc phòng tránh bệnh do chlamydia ở nữ giới thường được nhắc nhở là:

  • Quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su, chung thủy với bạn tình và vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau mỗi lần quan hệ tình dục.

  • Trong trường hợp mắc bệnh viêm nhiễm vùng kín hay nấm âm đạo, cần điều trị dứt điểm và triệt để, người bệnh không nên quan hệ cho đến khi điều trị bệnh khỏi hoàn toàn.

  • Từ bỏ thói quen sử dụng vòi xịt để rửa âm đạo, không nên dùng giấy lau từ vùng hậu môn ra phía trước, những cách này để khiến vi khuẩn có lợi trú ngụ xung quanh bị đẩy vào trong âm đạo.

  • Không nghe theo các phương pháp dân gian để ngâm vùng kín trong chậu nước, nếu như nguồn nước không đảm bảo sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập và gây hại bên trong âm đạo.

  • Trong thời gian mang thai, thai phụ tuyệt đối không nên thụt rửa âm đạo, tình trạng này sẽ gây ra mất cân bằng pH âm đạo và khiến cho các vi khuẩn có lợi cư trú tại âm đạo bị tiêu diệt, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

  • Ở những bà bầu có thói quen ăn ngọt rất dễ bị viêm nhiễm vùng kín trong thai kỳ, bạn nên cố gắng giữ đường huyết ở mức bình thường để điều hòa độ ổn định ở âm đạo.

  • Duy trì lối sống và sinh hoạt khoa học khi mang thai, ở một số người có thể mắc bệnh, suy giảm đề kháng do thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khiến vùng kín không thích nghi.

  • Nếu như vùng kín ngứa ngáy, khó chịu, hoặc khí hư tiết ra bất thường thì cần thăm khám ngay, tuyệt đối không lạm dụng dung dịch vệ sinh hay sử dụng băng vệ sinh hằng ngày liên tục.

  • Khi mang thai, vùng kín của người phụ nữ sẽ tăng độ ẩm ướt do khí hư được sản xuất tăng cường nên bạn hãy mặc đồ lót rộng rãi và thoáng khí để thoát khí tốt.

  • Khi mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục, hoặc trong thời kỳ mang thai 3 tháng đầu, môi trường âm đạo nhạy cảm, bà bầu nên hạn chế số lần quan hệ tình dục.

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và sau khi quan hệ tình dục, mỗi ngày nên vệ sinh vùng kín bằng nước muối 1 lần.

Nhiễm chlamydia khi mang thai
Vệ sinh vùng kín bằng nước muối loãng mỗi ngày/lần sẽ giúp hạn chế nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa
  • Để tăng cường đề kháng phòng ngừa viêm nhiễm, người bệnh nên tập thể dục thường xuyên, kết hợp duy trì lối sống khoa học, lành mạnh, bổ sung dinh dưỡng đa dạng.

  • Người bệnh nên giặt và phơi khô đồ lót thường xuyên, đặc biệt là quần lót phải được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời để loại bỏ hoàn toàn các mầm bệnh và vi khuẩn còn tồn tại.

Để phòng ngừa nguy cơ nhiễm chlamydia khi mang thai, thai phụ nên thường xuyên thăm khám phụ khoa định kỳ. Đặc biệt là những chị em đã từng mắc bệnh trước đó, bởi chlamydia nói riêng và các bệnh phụ khoa thường gặp ở vùng kín nói chung thường có khả năng tái phát sau nhiều năm. Kết hợp với những thay đổi sinh lý tại vùng kín trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh của chị em phụ nữ.

Bài viết đã tổng hợp những thông tin quan trọng về tình trạng nhiễm chlamydia khi mang thai. Chlamydia gây ra nhiều mối nguy đe dọa thai kỳ, ảnh hưởng đến cả người mẹ và thai nhi nên bệnh cần được được ngăn chặn sớm. Phụ nữ mang thai nên thăm khám ngay nếu nhận thấy những bất thường xảy ra ở vùng kín. Sau khi được chẩn đoán, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn điều trị theo phác đồ để hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu đến thai kỳ.

Bài viết liên quan:

Chia sẻ:
Phác đồ điều trị chlamydia mãn tính mới nhất 2023
Lựa chọn được phác đồ điều trị chlamydia mãn tính phù hợp chính là chìa khóa quan trọng giúp bệnh nhân mau lành bệnh và giảm thiểu nguy cơ gặp…
Chlamydia có phải lậu không? Cách nhận biết, phân biệt Chlamydia có phải lậu không? Cách nhận biết, phân biệt

Chlamydia có phải lậu không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Do triệu chứng ở của lậu và…

Vi khuẩn chlamydia là gì? Gây bệnh gì? Nguy hiểm không? Vi khuẩn chlamydia là gì? Gây bệnh gì? Nguy hiểm không?

Vi khuẩn Chlamydia là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý đường sinh dục ở nam và…

Chlamydia ở mắt Chlamydia ở mắt gây đau mắt hột? Thông tin cần biết

Chlamydia ở mắt là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh mắt hột. Trường hợp chủ quan không điều trị…

Nhiễm chlamydia khi mang thai là gì? Nhiễm chlamydia khi mang thai: Cách trị & thông tin cần biết

Phụ nữ nhiễm Chlamydia khi mang thai có nguy cơ đối mặt với hiện tượng nhiễm trùng túi ối, sinh…

Nhiễm Chlamydia Trachomatis sinh dục: Dấu hiệu, cách trị

Nhiễm Chlamydia Trachomatis sinh dục là bệnh lý thường gặp ở người trẻ tuổi do quan hệ tình dục thiếu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua