Vi khuẩn chlamydia là gì? Gây bệnh gì? Nguy hiểm không?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Vi khuẩn Chlamydia là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý đường sinh dục ở nam và nữ (STD). Ban đầu những triệu chứng của bệnh thường nhẹ hoặc không hiện diện nên người bệnh thường nhầm lẫn với triệu chứng viêm nhiễm vùng kín thông thường. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng phức tạp hoặc dẫn đến vô sinh nếu không can thiệp sớm.

Vi khuẩn chlamydia là nguyên nhân chính gây ra các bệnh đường tình dục
Vi khuẩn chlamydia là bắt nguồn của nhiều bệnh lý lây qua đường sinh dục (STD)

Vi khuẩn chlamydia là gì?

Vi khuẩn Chlamydia thuộc nhóm Chlamydia, đây là vi khuẩn nội tế bào nằm trong nhóm ba loài kỵ khí gây ra mù loà và bệnh lây truyền qua đường tình dục. Vi khuẩn Chlamydia có chu kỳ phát triển và nhân lên nhanh chóng trong thời gian ngắn, vì thế bệnh tiến triển rất nhanh với những dấu hiệu âm thầm. Bệnh gây viêm nhiễm vùng kín ở cả hai giới, đối với nam giới Chlamydia là nguyên nhân gây tăng tiết dịch từ dương vật của đàn ông nhiễm bệnh.

Vi khuẩn Chlamydia gây bệnh gì?

Bệnh viêm nhiễm đường tình dục do vi khuẩn Chlamydia gây ra là căn bệnh có độ phổ biến cao. Trung bình mỗi năm có khoảng 7 triệu trường hợp mắc bệnh mà không biết là mình đã bị nhiễm bệnh. Trong đó đối tượng nữ giới thường xuyên bị tái nhiễm do lây nhiễm từ bạn tình. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài trong 48 – 72 giờ sau khi nhiễm khuẩn, sau thời gian này vi khuẩn sẽ phá hủy các tế bào và gây tổn thương niêm mạc.

Vi khuẩn Chlamydia ký sinh trong các tế bào sống, đặc biệt là những tế bào hình cầu. Trong đó, các loại vi khuẩn chàm có nhiều biến thể khác nhau là:

  • Vi khuẩn Chlamydia psittaci: Biến thể này thường có ở chim, và chúng thường lây nhiễm ở những người sốt vẹt.
  • Vi khuẩn Chlamydia pneumoniae: Nguyên nhân chính gây ra các căn bệnh ở đường hô hấp, bệnh có thể lây từ người sang người.
  • Vi khuẩn Chlamydia trachomatis: Đây là biến thể chính gây ra các căn bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục, đồng nguyên nhân gây ra triệu chứng đau mắt đỏ.

Trong đó các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh chlamydia bao gồm người trẻ trong độ tuổi 24 – 30 tuổi, người có đời sống tình dục thoáng với nhiều người.  Ngoài ra nam và nữ giới có thói quen quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su,  quan hệ qua đường miệng hoặc hậu môn có khả năng nhiễm bệnh cao từ bạn tình. Ngoài ra những đối tượng người bệnh có bệnh sử nhiễm trùng ở vùng kín có sức đề kháng kém, nguy cơ mắc bệnh cao.

Xem thêm: Bệnh Chlamydia có chữa được không? Bao lâu thì khỏi?

Dấu hiệu nhiễm vi khuẩn Chlamydia

Đa số bệnh nhân bị nhiễm Chlamydia đều không phát hiện ra các triệu chứng từ ban đầu. Biểu hiện của bệnh thường nhẹ hoặc không hiện diện, cho đến khi triệu chứng thấy rõ thì bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cấp tính. Trong đó tỷ lệ nữ viêm âm đạo do nhiễm Chlamydia là khoảng 25% – 50%, ở nam giới thường xuất hiện những triệu chứng sớm.

Vi khuẩn chlamydia
Nam giới và nữ giới có thể nhiễm bệnh chlamydia từ bạn tình của mình khi quan hệ không sử dụng bao cao su

Nam và nữ giới có những biểu hiện bệnh khác nhau tại cơ quan sinh dục, trong đó tình trạng đau vùng trực tràng, tiết dịch vùng kín và chảy máu là biểu hiện đặc trưng. Thông thường trong 1-3 tuần sau khi tiếp xúc bệnh sẽ có những dấu hiệu cụ thể:

Dấu hiệu ở phụ nữ nhiễm vi khuẩn Chlamydia

  • Triệu chứng nhiễm trùng ở cổ tử cung và niệu đạo, kèm theo đó là lượng dịch tiết bất thường ở âm đạo 
  • Ngứa dữ dội ở vùng kín, khi đi vệ sinh đau rát, cơn đau thường diễn ra âm ỉ sau khi quan hệ tình dục
  • Chảy máu vùng kín khi nhiễm trùng lây lan từ cổ tử cung lên đến ống dẫn trứng, khí hư có màu sắc và mùi bất thường
  • Người bệnh bị đau bụng dưới và đau lưng, đau thắt tương tự như cơn đau ở bệnh viêm đường tiểu
  • Tình trạng đau bụng thường kèm theo buồn nôn, sốt cao, chảy máu giữa kỳ kinh nguyệt.
  • Đau ở vùng bụng trên do vi khuẩn có thể di chuyển và lan rộng lây lan sang trực tràng.

Dấu hiệu nam giới nhiễm vi khuẩn Chlamydia

  • Đau bụng dưới, và đặc biệt là cơn đau ở vùng bụng dưới, cảm giác thốn rát khi dương vật, đau rát khi đi tiểu.
  • Có dịch trắng đục, mùi hôi khai tiết ra từ lỗ sáo dương
  • Rối loạn xuất tinh, tinh dịch loãng hoặc có kèm theo máu bất thường, lượng tinh dịch ít
  • Bạn có thể cảm nhận tình trạng nóng rát và ngứa lan rộng ở đầu dương vật.
  • Trong một số trường hợp nặng, bạn có thể bị đau và sưng viêm tinh hoàn.

Đối với tình trạng nhiễm vi khuẩn Chlamydia khi quan hệ bằng miệng, người bệnh có thể thấy tình trạng nổi mụn nước ở họng của phụ nữ và nam giới. Ngoài ra vi khuẩn chlamydia sẽ gây hại đến trực tràng khi người bệnh quan hệ tình dục bằng con đường này.

dấu hiệu nhiễm vi khuẩn chlamydia
Nam giới có dịch tiết bất thường ở vùng kín kèm theo tình trạng ngứa ngày là những dấu hiệu nhiễm vi khuẩn chlamydia ban đầu

Người bệnh nên thăm khám ngay nếu như xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng sau:

  • Phụ nữ: Nhiễm vi khuẩn nặng khiến thân nhiệt tăng cao, người bệnh bị sốt, đau bụng và tiết dịch âm đạo. Nếu không được can thiệp sớm có thể dẫn đến nhiễm trùng đến cổ tử cung, tử cung và vòi trứng, tăng nguy cơ hiếm muộn – vô sinh.
  • Nam giới: Tình trạng sốt cao kèm theo dịch mủ, kèm lẫn máu tiết ra từ dương vật. Tình trạng này tiến triển lâu dài có thể gây đe dọa đến chức năng của tinh hoàn và bìu.

Vi khuẩn chlamydia lây qua con đường nào?

Vi khuẩn Chlamydia có tốc độ tăng trưởng và sinh sản nhân đôi rất nhanh. Trong đó, con đường lây lan trực tiếp hoặc gián tiếp qua đường tình dục không an toàn, có thể xảy ra lây nhiễm qua đường âm đạo, hậu môn hay đường miệng. Ngoài ra vi khuẩn Chlamydia cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con qua nhau thai.

Ngoài ra vi khuẩn Chlamydia có thể tồn tại trong các vật dụng cá nhân như khăn lau, quần lót bẩn, khăn giấy bẩn… Nếu như dùng các vật dụng này lau tại vùng kín thì người bệnh có thể bị nhiễm bệnh gián tiếp. Ngoài ra những con đường lây bệnh ít xảy tra hơn từ nguồn nước. Thông thường những con đường gián tiếp này thường có tỷ lệ xảy ra cao hơn ở những khu vực sống ô nhiễm, điều kiện vệ sinh kém. *9*

Mọi đối tượng có sinh hoạt tình dục đều có thể bị nhiễm vi khuẩn chlamydia. Trong đó, những đối tượng càng nhiều bạn tình thì nguy cơ lây nhiễm càng cao. Đặc biệt là ở những đối tượng phụ nữ đang trong giai đoạn sinh sản, nếu như có sinh hoạt tình dục sớm và không chủ động bảo vệ vùng kín có khả năng nhiễm bệnh rất cao. Ngoài ra đối tượng nam giới có sinh hoạt tình dục qua đường hậu môn cũng có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Chlamydia khi sinh hoạt tình dục đồng tính.

Vi khuẩn chlamydia lây qua đường nào?
Vi khuẩn chlamydia có thể lây qua những con đường quan hệ tình dục không chính thống

Nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Chlamydia là phụ nữ trẻ đang trong độ tuổi sinh sản. Ở nam giới, vi khuẩn  hậu môn Chlamydia có khả năng lây nhiễm quan khi quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, quan hệ tình dục qua ngã sau. Hiện tay, tỷ lệ người mắc bệnh chlamydia cao gấp 2 lần so với bệnh lậu và gấp nhiều lần so với bệnh giang mai. Do tính phổ biến của căn bệnh này mà nếu nghi ngờ nguy cơ nhiễm bệnh bạn nên đến bác sĩ thăm khám và điều trị.

Vi khuẩn chlamydia có nguy hiểm không?

Vi khuẩn Chlamydia gây ra những triệu chứng viêm ngứa ban đầu, tương tự như tình trạng viêm nhiễm vùng kín cho nấm âm đạo gây ra. Do đó nhiều bệnh nhân chủ quan mà không thăm khám, khi bệnh tiến triển nặng nề hơn có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng. Cụ thể bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng như:

Tăng tiết dịch âm đạo/dương vật khiến vùng kín ẩm ướt

Khi vùng kín nhiễm khuẩn Chlamydia, cả nam giới và nữ giới đều có thể khó chịu với triệu chứng ngứa và tăng tiết dịch ở cơ quan sinh dục. Tình trạng này khiến vùng kín của người bệnh luôn ẩm ướt, tạo điều kiện khiến nấm và vi khuẩn kỵ khí khác sinh sôi. Triệu chứng này không những có thể khiến tình trạng viêm nhiễm tiến triển xấu hơn mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.

Tăng tiết dịch vùng kín cũng cảnh báo cho nhiều bệnh lý nguy hiểm nằm trong cơ quan sinh sản. Đề phòng biến chứng nguy hiểm, bạn nên thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra xác định nguyên nhân cụ thể. Thông qua các xét nghiệm tính chất dịch âm đạo/dương vật có thể sớm xác định được tình trạng viêm mà người bệnh đang mắc phải.

Đau rát vùng kín khi tiểu tiện

Hầu hết những bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn Chlamydia đều có biểu hiện đau rát vùng kín khi đi tiểu tiện. Bởi vì vi khuẩn này có thể di chuyển rất nhanh vào niệu đạo và gây viêm ở bàng quang. Triệu chứng mà bạn cảm nhận được có thể xảy ra tương tự như khi bạn bị viêm đường tiểu. Ban đầu bạn có thể nhận ra các dấu hiệu viêm ngứa cơ bản, sau đó bệnh nặng có thể dẫn đến bí tiểu.

Vi khuẩn chlamydia gây bệnh gì?
Nữ giới bị nhiễm vi khuẩn chlamydia sẽ có các biểu hiện đau rát và viêm ngứa ở cơ quan sinh dục

Ở nam giới, nếu khuẩn Chlamydia đi qua đường tiểu sẽ gây viêm thành niệu đạo, người bệnh không thể tiểu tiện do dòng chảy của nước tiểu bị cản trở khi đào thải ra khỏi cơ thể.

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Mặc dù ảnh hưởng này hiếm khi xảy ra, nhưng trong một số trường hợp vi khuẩn Chlamydia có thể gây ra những tổn thương ở dạ dày, trực tràng của bệnh nhân. Khi vi khuẩn tấn công vào hệ cơ quan này, người bệnh có thể gặp phải một số cơn đau ở vùng bụng dưới rốn, ngay tại khu vực ruột. Tổn thương ban đầu có thể dẫn đến tình trạng chảy máu đường ruột.

Ngoài ra những cơn đau ở trực tràng cũng cảnh báo tình trạng nguy hiểm. Khi vi khuẩn Chlamydia tấn công gây viêm trực tràng và dạ dày sẽ khiến dạ dày của bệnh nhân bị cản trở hoạt động. Có thể nhận biết các bất thường ở hệ tiêu hóa thông qua các cơn đau bụng, khó chịu, xuất huyết trong lúc đi ngoài. 

Đau bụng kéo dài

Một trong những vấn đề khó chịu khi người bệnh bị nhiễm Chlamydia là các cơn đau bụng có thể xảy ra âm ỉ khi vi khuẩn xâm nhập đến cổ tử cung và buồng trứng. Khi không được điều trị đúng cách, vi khuẩn Chlamydia rất khó có thể loại bỏ triệt để và bệnh có thể tái phát trong thời gian sau.

Dấu hiệu cho thấy vi khuẩn Chlamydia xâm nhập đến cơ quan sinh sản dưới là các cơn đau bụng vùng dưới hông. Điều này khiến người bệnh gặp phiền toái trong sinh hoạt, cơ thể mệt mỏi ít nhiều gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong một số trường hợp hiếm gặp khác, khi vi khuẩn Chlamydia xâm nhập đến hệ thống mạch máu sẽ gây ra các cơn đau tê ở vùng cổ, vai, tay…

Ảnh hưởng đến quan hệ tình dục

Vi khuẩn Chlamydia gây ra các bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh dục, do đó sinh hoạt tình dục của người bệnh cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đối với nữ giới, bệnh gây sưng viêm cổ tử cung, ở nam giới sẽ bị tổn thương viêm ngứa ở phần đầu dương vật. Bệnh làm tổn thương lớp niêm mạc vùng sinh dục và làm tăng tính nhạy cảm ở vùng khu vực này. 

Bệnh khiến người bệnh ngứa ngáy, đau rát và chảy máu nghiêm trọng sau khi quan hệ tình dục. Quan hệ tình dục đau đớn sẽ khiến bệnh nhân lo sợ khi quan hệ, từ đó gây suy giảm ham muốn và tránh né quan hệ gần gũi. Vi khuẩn Chlamydia cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động xuất tinh ở phái mạnh.

Biến chứng của bệnh do vi khuẩn Chlamydia

 Chlamydia gây ra các vùng viêm nhiễm thông thường tại khu vực niêm mạc cơ quan sinh dục. Các chuyên gia cho rằng bệnh không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng, tuy nhiên việc chậm trễ trong điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Bệnh gây tra những ảnh hưởng khác nhau trên nam giới và nữ giới. 

Biến chứng ảnh hưởng đến nữ giới

  • Nguy cơ nhiễm trùng lan rộng đến những cơ quan trong bộ phận sinh sản, gây viêm nhiễm và bít tắc tử cung, vòi trứng, buồng trứng.
  • Gây ra tình trạng viêm nhiễm trùng niêm mạc lan rộng, các cơ quan có thể bị dính vào nhau, tình trạng này có thể gây ra các dải xơ mỏng.
  • Viêm cổ tử cung và viêm tử cung, buồng trứng, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của phái nữ.
  • Viêm nhiễm ống dẫn trứng, viêm buồng trứng, gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt 
  • Nguy cơ biến chứng nhiễm trùng ở viêm cổ tử cung, xuất huyết cổ tử cung, viêm phần phụ và nhiễm trùng lan rộng trên đường sinh dục
  • Những bệnh lý ở tử cung tiến triển lâu dài ảnh hưởng hướng đến chức năng của tử cung, khả năng sinh sản bị ảnh hưởng.
  • Những biến chứng trong thai kỳ có thể là mang thai ngoài tử cung hoặc vô sinh, nguy cơ vỡ ối non, nhiễm khuẩn ối, nhiễm khuẩn hậu sản, sinh non….
  • Vi khuẩn thông qua túi ối gây viêm nhiễm bệnh từ người mẹ
  • Nguy cơ ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung do biến chứng.
  • Trẻ sinh ra khi nhiễm Chlamydia có thể gặp phải các khiếm khuyết ở mắt và đường hô hấp, viêm phổi và viêm kết mạc.
Vi khuẩn chlamydia có nguy hiểm không?
Vi khuẩn chlamydia gây ra các đợt viêm nhiễm cơ quan sinh sản tái phát thường xuyên ở nữ giới

Biến chứng ảnh hưởng đến nam giới

  • Rối loạn xuất tinh, rối loạn các hoạt động sinh lý do ảnh hưởng của bệnh
  • Biến chứng viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn, khả năng cao dẫn đến vô sinh.
  • Làm suy giảm chất lượng tinh trùng, số lượng tinh trùng ít không đảm bảo được kết quả thụ thai
  • Số ít trường hợp nam giới có biến chứng viêm khớp và tổn thương da
  • Vi khuẩn gây viêm mắt và viêm niệu đạo khi phát triển thành các biến thể khác
  • Nguy cơ ung thư tinh hoàn, vô sinh do các tổn thương lớn ở tinh hoàn

Những căn bệnh do chlamydia gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sinh dục, sinh sản của cả nam và nữ giới. Ngoài ra vi khuẩn cũng tấn công vào đường tiểu và gây ra tình trạng viêm niệu đạo ngược dòng, các triệu chứng viêm nhiễm ở vùng chậu cấp tính hoặc mãn tính. Khi nhiễm chlamydia, bệnh nhân gia tăng nguy cơ nhiễm HIV, và HPV – một loại virus đường sinh dục phổ biến ở cả nam và nữ. 

Chẩn đoán và điều trị nhiễm Chlamydia

Thông qua một số xét nghiệm có thể chẩn đoán nhiễm Chlamydia. Tùy thuộc vào giới tính và độ tuổi của bệnh nhân mà lấy mẫu nước tiểu, hoặc xét nghiệm dựa trên bệnh phẩm lấy từ dương vật hay cổ tử cung. Bệnh do vi khuẩn Chlamydia có thể được điều trị dễ dàng với thuốc kháng sinh.

xét nghiệm vi khuẩn chlamydia
Thông qua xét nghiệm dịch tế của bệnh nhân có thể đánh giá chính xác sự sinh trưởng của vi khuẩn chlamydia

Quy trình chẩn đoán và điều trị bệnh nhiễm Chlamydia theo trình tự sau:

Phương pháp xét nghiệm chẩn đoán nhiễm Chlamydia

Xét nghiệm Chlamydia dịch (Quick test): Dựa trên mẫu dịch vùng kín từ dịch tiết của niệu đạo, âm đạo để theo dõi mức độ sinh trưởng của Chlamydia. Đây là phương pháp chẩn đoán kết quả chính xác đến 98.8%, đối với những trường hợp mới bị nhiễm bệnh có thể mang lại kết quả âm tính giả. Trong trường hợp bạn có những dấu hiệu lâm sàng thể hiện rõ hoặc nằm trong nhóm nguy cơ cao mắc bệnh thì khả năng sẽ thực hiện thêm các xét nghiệm sau đó.

Xét nghiệm Chlamydia IgG và Chlamydia IgA: Phương pháp thực hiện xét nghiệm dựa trên huyết thanh của người bệnh. Thông qua kết quả lượng IgG và IgA Chlamydia trong mẫu huyết thanh giúp đánh giá bệnh nhân đang trong giai đoạn nào của bệnh. Độ này của hình thức xét nghiệm Chlamydia là 95.3%. 

Xét nghiệm Chlamydia PCR: Được thực hiện thông qua quy trình đá giá mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân. Sau khi lấy dịch sinh dục, tương tự như xét nghiệm Quick test nhưng quy trình xét nghiệm Chlamydia PCR được thực hiện với kỹ thuật hiện đại hơn và có độ chính xác cao không qua sàng lọc. Phương pháp này cũng có độ chính xác cao nếu như sử dụng mẫu bệnh phẩm lấy từ đại tràng, dịch ở hệ hô hấp và âm đạo.

Khi bệnh nhân đã được chẩn đoán nhiễm bệnh do Chlamydia gây ra, cần tuân thủ điều trị và có thể áp dụng điều trị dự phòng song song cho bệnh nhân và bạn tình của người nhiễm bệnh để phòng nguy cơ tái phát. Đối với nhóm phụ nữ mang thai, trước hoặc trong quá trình khám thai sản được thực hiện xét nghiệm thường xuyên để sàng lọc bệnh Chlamydia.

Phương pháp điều trị Chlamydia hiệu quả

Vi khuẩn Chlamydia có thể bị tiêu diệt bằng các loại kháng sinh dùng trong điều trị viêm nhiễm cơ quan sinh dục. Để điều trị Chlamydia, người ta thường dùng nhóm thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt C. trachomatis như:

  • Cyclin
  • Rifampixin
  • Marcrolid
  • Sulfonamides
  • Fluoroquinolon
  • Clindamycin.

Kết hợp điều trị kháng sinh dạng uống, dạng đặt (dùng cho nữ) hoặc nhóm thuốc điều trị ngoài da cho nam. Đối với nhóm thuốc uống sử dụng azithromycin, hoặc doxycycline  uống ngày hai lần. Áp dụng điều trị tối thiểu một tuần và sử dụng liều duy trì trong điều kiện dự phòng bệnh tái phát. Điều trị Chlamydia đối với những bệnh nhân được chẩn đoán HIV dương tính và bạn tình của bệnh nhân.  Trong vòng 30 ngày sau khi phơi nhiễm liên tục được điều trị bằng tetraxyclin, doxycyclin.

điều trị vi khuẩn chlamydia
Phụ nữ mang thai bị nhiễm chlamydia cần được điều trị bằng các loại thuốc phù hợp để tránh ảnh hưởng đến thai nhi

Đối với nam giới, khi điều trị Chlamydia không biến chứng ở niệu đạo, cổ tử cung và trực tràng kết hợp nhóm thuốc uống sau:

  • Thuốc Doxycyclin: Liều dùng 100mg mỗi ngày uống 2 viên, dùng trong 7 ngày
  • Thuốc Tetracyclin: Liều dùng mỗi ngày uống 1g, dùng trong 7 ngày, hoặc
  • Thuốc Azithromycin: Liều dùng mỗi ngày uống 1g, uống liều duy nhất
  • Thuốc Erythromycin: Liều dùng 500mg mỗi ngày uống 4 viên, dùng trong 7 ngày  
  • Thuốc Ofloxacin: Liều dùng 200mg, mỗi ngày uống 2 lần, dùng trong 7 ngày.

 Để điều trị Chlamydia cho phụ nữ có thai, sử dụng các nhóm thuốc sau:

  • Thuốc  Erythromycin 500mg: Mỗi ngày uống 4 viên, dùng thuốc trong 7 ngày
  • Thuốc  Azithromycin: Mỗi ngày uống 1g và uống với liều duy nhất.

Các loại thuốc trị vi khuẩn Chlamydia có thành phần kháng sinh mạnh như cyclin, quinolon không sử dụng cho phụ nữ có thai, người đang cho con bú và trẻ dưới 7 tuổi. Khi điều trị Chlamydia bằng thuốc kháng sinh, bệnh nhân tuân thủ hướng dẫn và liều lượng sử dụng thuốc. Tuyệt đối không được phép tự ý thay đổi liều thuốc sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.

Những cách phòng tránh nhiễm Chlamydia

Để giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm Chlamydia, và ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Các chuyên gia sức khỏe đã đưa ra lời khuyên nữ giới đã từng sinh hoạt tình dục từ 25 tuổi nên thự hiện tầm soát Chlamydia mỗi năm một lần.

phòng ngừa vi khuẩn chlamydia
Quan hệ tình dục an toàn là cách phòng bệnh chlamydia hiệu quả nhất

Trong đó những người có nguy cơ cao cần chẩn đoán gồm:

  • Nam giới và nữ giới dưới 25 tuổi từng có tiền sử sinh hoạt tình dục
  • Những người có quan hệ tình dục không an toàn và quan hệ tình dục đồng giới.
  • Nhóm người có quan hệ tình dục với nhiều người hoặc với bạn tình mới.
  • Người từng mắc các bệnh lây truyền nhiễm qua đường tình dục.
  • Người có bị mắc nhiều bệnh xã hội (HPV, HIV).

Bệnh do Chlamydia rất dễ lây nhiễm từ bạn tình khi người bệnh không có biện pháp bảo vệ bản thân hoặc do lối sống tình dục không lành mạnh. Những cách phòng tránh chlamydia người bệnh có thể chủ động thực hiện là:

  • Không quan hệ tình dục sớm, không nên quan hệ tình dục qua đường hậu môn và miệng, sử dụng bao cao su là cách phòng ngừa bệnh lây qua đường tình dục hiệu quả nhất.
  • Chung thủy với bạn tình giúp bạn giảm nguy cơ viêm nhiễm đường sinh dục, đồng thời loại trừ khả năng lây nhiễm các bệnh xã hội.
  • Đối với nữ giới, cần hiểu rằng việc sử dụng các phương pháp tránh thai khác ngoại trừ sử dụng bao cao su sẽ không giúp bạn phòng tránh được các bệnh truyền qua đường tình dục, đặc biệt là chlamydia.
  • Chủ động bảo vệ bản thân bằng cách lựa chọn bạn tình an toàn, đồng thời thống nhất với bạn tình về việc sử dụng biện pháp bảo vệ bằng bao cao su khi quan hệ.
  • Kiểm tra và thăm khám sức khỏe sinh sản định kỳ, đặc biệt là ở những người có lối sống phóng khoáng, nhiều bạn tình nên kiểm tra thường xuyên tất cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục. 

Bài viết đã tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến vấn đề vi khuẩn chlamydia là gì và mức độ nguy hiểm của các căn bệnh do vi khuẩn chlamydia gây ra. Do bệnh dễ dàng lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn nền cả nam và nữ giới đều cần có ý thức phòng vệ trước nguy cơ mắc bệnh.

Chia sẻ:
Bệnh Chlamydia có chữa được không? Bao lâu thì khỏi?
Bệnh chlamydia nếu không được kiểm soát tốt có thể khiến người bệnh bị vô sinh và gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Nguy hiểm hơn, căn bệnh này…
Chlamydia có phải lậu không? Cách nhận biết, phân biệt Chlamydia có phải lậu không? Cách nhận biết, phân biệt

Chlamydia có phải lậu không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Do triệu chứng ở của lậu và…

Nhiễm chlamydia khi mang thai là gì? Nhiễm chlamydia khi mang thai: Cách trị & thông tin cần biết

Phụ nữ nhiễm Chlamydia khi mang thai có nguy cơ đối mặt với hiện tượng nhiễm trùng túi ối, sinh…

Chlamydia ở mắt Chlamydia ở mắt gây đau mắt hột? Thông tin cần biết

Chlamydia ở mắt là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh mắt hột. Trường hợp chủ quan không điều trị…

Nhiễm Chlamydia Trachomatis sinh dục: Dấu hiệu, cách trị

Nhiễm Chlamydia Trachomatis sinh dục là bệnh lý thường gặp ở người trẻ tuổi do quan hệ tình dục thiếu…

Phác đồ điều trị chlamydia mãn tính mới nhất 2023

Lựa chọn được phác đồ điều trị chlamydia mãn tính phù hợp chính là chìa khóa quan trọng giúp bệnh…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua