Bệnh Viêm Tinh Hoàn

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Viêm tinh hoàn là bệnh lý nam khoa phổ biến. Tinh hoàn sưng viêm, gây đau nhức khó chịu và kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu khác. Bệnh có tiên lượng tốt khi được điều trị và chăm sóc tích cực. Ngược lại, nếu chủ quan không điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng sức khỏe thể chất, tinh thần và khả năng sinh sản. 

Tổng quan

Tinh hoàn là một trong những bộ phận nằm trong tuyến sinh dục nam. Đảm nhiệm vai trò sản xuất tinh trùng, điều hòa sản sinh hormone sinh dục Testosterone. Tinh hoàn khỏe mạnh bình thường có kích thước trung bình khoảng 4 - 5.1cm. Do đó, khi có vấn đề bất thường, kích thước tinh hoàn tăng lên là dấu hiệu cảnh báo các tổn thương, viêm nhiễm tại đây. Điển hình là viêm tinh hoàn.

Viêm tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn sưng viêm ở 1 hoặc cả 2 bên

Viêm tinh hoàn (Orchitis) là tình trạng tinh hoàn bị viêm nhiễm, gây sưng đau khó chịu. Tình trạng này có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 bên. Đây là một trong những bệnh lý nam khoa được đánh giá tương đối nguy hiểm, nếu người bệnh chủ quan không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe, teo tinh hoàn, ung thư, vô sinh, hiếm muộn...

Bệnh lý này xảy ra phổ biến ở nam giới trưởng thành, đang trong độ tuổi có hoạt động tình dục mạnh mẽ. Phần lớn các ca bệnh đều có liên quan đến vi khuẩn, có thể do nhiễm trùng trực tiếp hoặc lây nhiễm từ các cơ quan khác. Bệnh có thể điều trị được bằng các biện pháp nội khoa tích cực, nhưng nếu chủ quan không điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường.

Phân loại

Bệnh viêm tinh hoàn được chia làm 2 dạng chính gồm: cấp tính và mạn tính.

  • Viêm tinh hoàn cấp tính: Các triệu chứng viêm tinh hoàn bộc phát bất chợt do viêm nhiễm, triệu chứng ồ ạt với nhiều cấp độ khác nhau. Nhưng sau khi được điều trị và chăm sóc tích cực, các triệu chứng dần thuyên giảm và biến mất. Khoảng thời gian phát bệnh thường < 6 tuần. Phần lớn trường hợp xảy ra do nhiễm vi khuẩn hoặc virus.
  • Viêm tinh hoàn mạn tính: Tình trạng viêm nhiễm tiến triển chậm, trong thời gian dài > 6 tuần. Tuy triệu chứng được biểu hiện với mức độ nhẹ nhưng lại gây nhiều biến chứng nguy hiểm khi được phát hiện. Thường xảy ra do các nguyên nhân như các bệnh mạn tính tại tinh hoàn như khối u, xoắn tinh hoàn, giãn tĩnh mạch tinh, canxi hóa nhu mô tinh hoàn, tràn dịch màng, nang thừng tinh..

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Có rất đa dạng các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra viêm tinh hoàn, có thể kể đến như:

Nhiễm vi khuẩn hoặc virus từ các bệnh lý truyền nhiễm, tự miễn hoặc STDs là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm tinh hoàn

Nguyên nhân

  • Bệnh quai bị và các bệnh tự miễn: Vi khuẩn Mumps thuộc họ Paramyxoviridae gây bệnh quai bị là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm tinh hoàn. Đây là lý do vì sao cứ khoảng 3 người bị quai bị sẽ có 1 người bị viêm tinh hoàn sau 4 - 7 ngày, chủ yếu xảy ra ở trẻ em từ 5 - 9 tuổi. Ngoài ra, các bệnh tự miễn như thủy đậu, tay chân miệng, bệnh hạt vùi cự bào... cũng có thể gây ra viêm tinh hoàn.
  • Bệnh lây qua đường tình dục (STIs): Các bệnh lây qua đường tình dục như lậu Chlamydia, giang mai, lao, phong, hoặc viêm mào tinh hoàn... có khả năng gây ra viêm tinh hoàn. Nguyên nhân là do việc quan hệ tình dục tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lây truyền từ người sang người, nhất là khi quan hệ không an toàn, không sử dụng bao cao su.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Viêm tinh hoàn là hậu quả của việc nhiễm trùng lây lan từ bệnh viêm đường tiết niệu không được điều trị kịp thời. Một số loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến như tụ cầu khuẩn, vi khuẩn E Coli, Streptococcus hoặc do ảnh hưởng từ bệnh viêm tuyến tiền liệt, việc đặt ống thông tiểu, kiểm tra dương vật bằng ống nội soi hoặc các dụng cụ y tế khác;

Yếu tố nguy cơ 

  • Trẻ em không được tiêm ngừa phòng bệnh quai bị;
  • Những người có tiền sử phẫu thuật tại đường tiết niệu hoặc cơ quan sinh dục;
  • Có các tổn thương tinh hoàn do quan hệ thô bạo, thủ dâm, dị dạng cấu trúc đường tiết niệu hoặc đường sinh dục bẩm sinh;
  • Viêm nhiễm bao quy đầu gây biến chứng nhiễm trùng lây lan và gây viêm tinh hoàn;
  • Quan hệ tình dục với nhiều người, không an toàn, không sử dụng bao cao su;
  • Những người có tiền sử mắc các bệnh lây qua đường tình dục;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng viêm tinh hoàn cấp thường xảy ra ở 1 bên tinh hoàn sau khoảng 4 - 7 ngày bị sưng tuyến nước bọt mang tai ở bệnh nhân quai bị. Những trường hợp còn lại, vi khuẩn sẽ tiếp tục lan đến tinh hoàn còn lại trong vòng 1 - 9 ngày.

Viêm tinh hoàn gây sưng tấy, đau nhức khi chạm vào hoặc khi quan hệ tình dục

Các triệu chứng đặc trưng của viêm tinh hoàn như:

  • Sưng tấy tinh hoàn và bìu dái;
  • Đau nhức khi chạm vào hoặc quan hệ tình dục;
  • Buồn nôn, nôn ói, sốt cao;
  • Đau rát khi đi tiểu;
  • Xuất tinh bị đau, có lẫn máu trong tinh dịch;
  • Đầu dương vật rỉ ra dịch mủ;
  • Khám lâm sàng thấy phì đại tuyến tiền liệt, sưng hạch huyết vùng bẹn...;
  • Các triệu chứng toàn thân khác như mệt mỏi, khó chịu, uể oải, căng thẳng, suy giảm ham muốn tình dục...;

Thông qua các triệu chứng trên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và đánh giá mức độ bệnh, kết hợp điều tra điều sử bệnh cá nhân và đời sống tình dục để xác định loại trừ nguyên nhân. Đồng thời, kết hợp với một số xét nghiệm cận lâm sàng cụ thể sau để chẩn đoán bệnh chính xác:

Xét nghiệm máu chẩn đoán các yếu tố tác nhân viêm nhiễm gây viêm tinh hoàn

  • Siêu âm tinh hoàn: giúp phát hiện tổn thương viêm nhiễm, đo kích thước tinh hoàn, có tràn dịch không, có bị viêm mào tinh hoàn không...;
  • Xét nghiệm máu chẩn đoán các bệnh truyền nhiễm và bệnh STDs
  • Xét nghiệm nước tiểu;
  • Nuôi cấy dịch niệu đạo để tìm vi khuẩn, virus để xác định nguyên nhân gây bệnh;

Biến chứng và tiên lượng

Viêm tinh hoàn có tiên lượng khá tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực bằng các biện pháp phù hợp. Ngược lại, nếu bệnh nhân chủ quan không điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Biến chứng viêm tinh hoàn khá nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh nam khoa khác: Tinh hoàn viêm nhiễm kéo dài tạo điều kiện thuận lợi cho các ổ khuẩn phát triển và lan sang nhiều cơ quan lân cận khác như viêm tuyến tiền liệt, viêm mào tinh hoàn, viêm bao quy đầu, viêm bàng quang...
  • Suy giảm đời sống tình dục: Nam giới bị viêm tinh hoàn trong giai đoạn phát bệnh và điều trị gần như không thể quan hệ tình dục. Không chỉ bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng, mà tâm lý nam giới bị viêm tinh hoàn cũng bị tác động tiêu cực, gây suy giảm ham muốn, giảm hormone sinh dục tăng nguy cơ rối loạn cương cương, xuất tinh sớm...
  • Áp xe bìu: Viêm nhiễm kéo dài làm tăng nguy cơ hình thành các khối áp xe mưng mủ. Theo thời gian chúng phát triển lớn lên, chèn ép lên các vực lân cận, vỡ ra gây bội nhiễm, hoại tử đe dọa đến tính mạng người bệnh.
  • Teo tinh hoàn: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm tinh hoàn. Ở giai đoạn nặng, 1 hoặc cả 2 bên tinh hoàn bị teo nhỏ lại, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh tinh, giảm số lượng và chất lượng tinh trùng làm giảm khả năng sinh sản.
  • Vô sinh - hiếm muộn: Tinh trùng dị dạng, chất lượng kém do viêm tinh hoàn khiến nam giới dễ bị vô sinh - hiếm muộn. Một số trường hợp nguy hiểm hơn gây hoại tử tinh hoàn bắt buộc phải phẫu thuật cắt bỏ khiến nam giới không thể có con.

XEM THÊM: Khám – chữa vô sinh hiếm muộn ở đâu tốt nhất hiện nay?

Điều trị

Bệnh nhân viêm tinh hoàn có thể điều trị ngoại trú hoặc nội trú tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Nguyên tắc điều trị viêm tinh hoàn chủ yếu là ức chế sự phát triển của vi khuẩn, cải thiện triệu chứng và ngăn chặn biến chứng.

Tùy từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân

1. Điều trị nội khoa 

  • Bệnh nhân cần nằm nghỉ ngơi tại chỗ và hạn chế tối đa các hoạt động thể chất gây ảnh hưởng đến tinh hoàn, tạo điều kiện để các tổn thương tinh hoàn phục hồi tốt nhất;
  • Dùng thuốc:
    • Nếu do vi khuẩn: dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, giảm đau, và thuốc chống phù nề,
    • Nếu do virus: dùng thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc ức chế miễn dịch;
    • Nếu do các tác nhân dị ứng: kết hợp dùng thêm thuốc chống dị ứng với liều dùng phù hợp;
  • Chườm lạnh giúp giảm sưng tấy, đau nhức tại tinh hoàn;
  • Ăn uống đủ chất, tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin C tăng cường miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh;

2. Điều trị ngoại khoa 

Những trường hợp viêm tinh hoàn nghiêm trọng, có áp xe, biến chứng bội nhiễm, hoại tử tinh hoàn và không đáp ứng điều trị nội khoa sẽ được cân nhắc chỉ định phẫu thuật. Tùy từng trường hợp mà áp dụng thực hiện kỹ thuật ngoại khoa như cắt bỏ tinh hoàn, mào tinh hoàn hoặc dây thừng kinh vi phẫu...

Bệnh nhân sau phẫu thuật cần được chăm sóc kỹ lưỡng về chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, nghỉ ngơi để sớm phục hồi sức khỏe, phòng ngừa biến chứng hậu phẫu.

Phòng ngừa

Để phòng ngừa viêm tinh hoàn, bạn cần thực hiện các biện pháp tích cực sau:

Quan hệ an toàn và chung thủy để phòng ngừa các bệnh nam khoa, trong đó có viêm tinh hoàn

  • Quan hệ tình dục an toàn, dùng bao cao su, nhẹ nhàng và chung thủy 1 vợ 1 chồng;
  • Tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh quai bị;
  • Tạo môi trường sống lành mạnh, vệ sinh để giảm thiểu tối đa nguy cơ phát triển các vi sinh vật gây bệnh;
  • Giữ vệ sinh cơ quan dinh dục sạch sẽ, mặc quần, đặc biệt là quần lót thoải mái, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, tránh bó sát quá chật gây tổn thương đến tinh hoàn;
  • Kiểm soát dứt điểm các triệu chứng nhiễm trùng do các bệnh về đường tiết niệu hoặc bệnh lây qua đường tình dục;
  • Trẻ trai đến độ tuổi nhất định cần tiến hành cắt bao quy đầu để ngăn ngừa các rủi ro viêm nhiễm;

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Bệnh viêm tinh hoàn có nguy hiểm không?

2. Bị viêm tinh hoàn có quan hệ được không?

3. Tại sao tôi bị viêm tinh hoàn?

4. Tiên lượng tình trạng bệnh của tôi có đáng lo ngại không?

5. Tôi cần làm những xét nghiệm nào để chẩn đoán viêm tinh hoàn?

6. Điều trị viêm tinh hoàn bằng phương pháp nào tốt nhất?

7. Dùng thuốc kháng sinh có chữa khỏi viêm tinh hoàn không?

8. Tôi cần làm gì khi xảy ra tác dụng phụ?

9. Những điều tôi cần làm để chăm sóc sức khỏe trong quá trình điều trị viêm tinh hoàn?

10. Chữa viêm tinh hoàn mất bao lâu thì khỏi hoàn toàn?

11. Tôi có cần tái khám lại sau điều trị không?

Viêm tinh hoàn là bệnh nam khoa gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và khả năng sinh sản của nam giới. Do đó, hãy chủ động thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán và hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp, ngăn ngừa các rủi ro biến chứng khó lường. Kết hợp chăm sóc vệ sinh bộ phận sinh dục kỹ lưỡng và có đời sống tình dục lành mạnh để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.

ĐỌC NGAY:

Chia sẻ:
Bệnh Tắc Ống Dẫn Tinh
Tắc ống dẫn tinh là bệnh lý nam khoa khá phổ biến. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, tắc ống dẫn tinh có thể gây ảnh hưởng trực…
Bệnh Tinh dịch có máu
Tinh dịch có máu là vấn đề sức khỏe nam…
Bệnh Hẹp Niệu Đạo
Hẹp niệu đạo là bệnh lý xảy ra phổ biến…
Bệnh Viêm Túi Tinh
Viêm túi tinh có liên quan đến tình trạng viêm…
Bệnh Xuất Tinh Ngược Dòng

Xuất tinh ngược dòng là một trong những dạng rối loạn xuất tinh thường gặp ở nam giới. Phần lớn…

Bệnh Ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt là dạng ung thư phổ biến ở nam giới, xảy ra ở các mô tế…

Bệnh Tinh Trùng Yếu

Sự khỏe mạnh và khả năng phát triển của tinh trùng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố đánh giá…

Bệnh rối loạn cương dương

Rối loạn cương dương là một trong những vấn đề mà không nam giới nào muốn gặp phải. Đây là…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua