Xoắn tinh hoàn – Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị
Xoắn tinh hoàn xảy ra khi dây thừng tinh xoắn lại làm tắc nguồn cung cấp máu đến tinh hoàn. Điều này dẫn đến các cơn đau dữ dội, đột ngột ở tinh hoàn. Bệnh kéo dài có thể dẫn đến mất tinh hoàn và các mô xung quanh, gây vô sinh và một số biến chứng nguy hiểm khác.
Bệnh xoắn tinh hoàn là gì?
Nam giới có hai tinh hoàn, mỗi tinh hoàn được gắn vào dây tinh trùng và bìu. Xoắn tinh hoàn xảy ra khi tinh hoàn quay trên dây thừng tinh, khiến dây thừng tinh bị xoắn lại.
Các vòng xoắn làm giảm lưu lượng máu đến tinh hoàn. Nếu dây thừng tinh bị xoắn nhiều vòng, lưu lượng máu có thể bị chặn hoàn toàn, gây tổn thương nhanh hơn và có thể dẫn đến mất tinh hoàn.
Tình trạng này phổ biến ở nam thanh thiếu niên trong độ tuổi 12 – 18 tuổi (chiếm 65%). Tuy nhiên, trẻ sơ sinh và người lớn tuổi cũng có thể bị ảnh hưởng. Xoắn tinh hoàn cần được điều trị ngay lập tức để tránh mất tinh hoàn.
Các dạng xoắn tinh hoàn phổ biến bao gồm:
- Xoắn tinh hoàn nhẹ: Là tình trạng ít nghiêm trọng nhất, đặc trưng bởi các cơn đau không liên tục ở tinh hoàn. Các cơn đau có thể tự cải thiện và tái phát sau một thời gian nếu không được điều trị.
- Xoắn tinh hoàn ngoài: Xảy ra khi lớp tinh mạc của tinh hoàn và dây chằng bìu có thể xoay tự do. Tình trạng này chỉ xảy ra ở trẻ sơ sinh và gây ra các cơn đau, sưng bìu hoặc xuất hiện các khối cứng, không đau ở bìu.
- Xoắn tinh hoàn nội mạc: Là tình trạng tinh hoàn có thể xoay tự do bên trong bìu. Bệnh thường xảy ra ở thanh thiếu niên và người trưởng thành.
- Xoắn phần phụ tinh hoàn: Gây nên các cơn đau bìu cấp tính ở trẻ em từ 7 đến 14 tuổi. Tuy nhiên, tình trạng này thường không nghiêm trọng và có thể khỏi sau 2 ngày.
Nguyên nhân xoắn tinh hoàn
Tinh hoàn có thể bị xoắn trong khi đứng, ngủ, tập thể dục hoặc ngồi. Đôi khi xoắn tinh hoàn có thể liên quan chấn thương hoặc do sự phát triển quá nhanh trong giai đoạn dậy thì.
Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dây xoắn tinh hoàn. Nhưng một số yếu tố được cho là có liên quan bao gồm:
1. Bẩm sinh
Thông thường, tinh hoàn không thể di chuyển tự do bên trong bìu. Các mô xung quanh có trách nhiệm cố định và hỗ trợ hoạt động của tinh hoàn. Những người có tinh hoàn bị xoắn thường có mô liên kết yếu hơn ở bìu.
Trong một số trường hợp, bệnh có thể liên quan đến một số dị tật bẩm sinh khiến tinh hoàn có thể di chuyển tự do hơn trong bìu. Điều này làm tăng nguy cơ dây thừng tinh bị xoắn. Nguyên nhân bẩm sinh chiếm khoảng 90% các trường hợp tinh hoàn xoắn.
2. Di truyền
Xoắn tinh hoàn có thể di truyền. Tuy nhiên, không phải tất cả người bệnh đều có liên quan đến di truyền, tỷ lệ mắc bệnh là 10%. Do đó, nếu trong gia đình có tiền sử tinh hoàn xoắn, bạn nên đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra và điều trị hợp lý.
3. Yếu tố nguy cơ gây xoắn tinh hoàn
Ngoài di truyền và các yếu tố bẩm sinh, một số tác nhân có thể dẫn đến xoắn tinh hoàn, bao gồm:
- Tuổi tác: Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng hiếm khi xuất hiện ở người trên 30 tuổi. Khoảng 65% các trường hợp xảy ra ở thanh thiếu niên từ 12 – 18 tuổi.
- Tinh hoàn đã bị xoắn trước đó: Xoắn tinh hoàn có thể xảy ra và tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, điều này làm tăng nguy cơ xoắn tinh hoàn tái phát.
- Khí hậu: Tinh hoàn thường có xu hướng xoắn vào mùa đông hoặc khi thời tiết lạnh. Thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể khiến tinh hoàn thay đổi vị trí và dẫn đến xoắn.
Dấu hiệu xoắn tinh hoàn
Dấu hiệu điển hình gồm:
- Xuất hiện các cơn đau đột ngột ở bìu
- Nhìn hoặc cảm thấy có sự chênh lệch ở hai bên tinh hoàn. Tinh hoàn bị xoắn có thể trở nên lớn hơn bình thường, màu đỏ, nâu đỏ hoặc đỏ đậm
- Đau đột ngột hoặc dữ dội ở một tinh hoàn
- Sưng bìu
- Có khối u ở bìu
- Buồn nôn hoặc nôn
- Có máu trong tinh dịch
- Đau bụng
- Xuất hiện khối u bên trong túi bìu
Xoắn tinh hoàn là tình trạng nghiêm trọng cần được điều trị. Nếu không được điều trị kịp lúc có thể dẫn đến mất tinh hoàn và vô sinh.
Chẩn đoán và điều trị xoắn tinh hoàn
Một số bệnh lý khác như viêm mào tinh hoàn có thể có biểu hiện tương tự như xoắn tinh hoàn. Do đó, điều quan trọng là xác nhận bệnh lý và có các khắc phục phù hợp.
1. Chẩn đoán xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn thường là một trường hợp khẩn cấp, cần được chẩn đoán và điều trị phải nhanh chóng. Nếu nghi ngờ tình trạng xoắn tinh hoàn, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm bao gồm:
- Xét nghiệm nước tiểu hoặc máu để kiểm tra dấu hiệu nhiễm trùng.
- Siêu âm bìu để đánh giá lưu lượng máu, giảm lưu lượng máu có thể là dấu hiệu của xoắn tinh hoàn.
- Quét hạt nhân tinh hoàn bằng cách bơm một lượng nhỏ chất phóng xạ vào máu để phát hiện các khu vực giảm lưu lượng máu.
2. Điều trị xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn là tình trạng khẩn cấp và cần được điều trị ngay lập tức. Thời gian và tỷ lệ điều trị thành công như sau:
- 4 – 6 giờ: Khả năng hồi phục cao, khoảng 90%.
- 12 giờ: Khả năng hồi phục khoảng 50%.
- 24 giờ: Khả năng hồi phục tinh hoàn là 10%.
- Sau 24 giờ: Tỷ lệ điều trị thành công gần như là 0%.
Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu xoắn tinh hoàn, người bệnh nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Để điều trị, bác sĩ sẽ tháo các vòng xoắn của dây thừng tinh và khôi phục lại nguồn cung cấp máu cho tinh hoàn. Việc điều trị thường được tiến hành thông qua phẫu thuật và người bệnh sẽ được gây mê toàn thân. Quá trình phẫu thuật như sau:
- Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở bìu của bạn và tháo dây thừng tinh.
- Tháo dây tinh trùng (nếu cần thiết).
- Khâu tinh hoàn và phần da bìu bên trong đến tránh tinh hoàn di chuyển dẫn đến xoắn trong tương lai.
- Khâu vết mổ.
Nếu phẫu thuật được tiến hành sau khi các mô tinh hoàn dã chết, bác sĩ buộc phải cắt bỏ tinh hoàn để tránh hoại tử. Điều này đồng nghĩa với việc nam giới mất khả năng sinh sản sau này.
3. Chăm sóc bệnh nhân sau khi phẫu thuật
Phẫu thuật điều trị xoắn tinh hoàn thường không yêu cầu nằm viện. Tuy nhiên, người bệnh không được hoạt động mạnh cũng như quan hệ tình dục quá sớm. Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giảm đau và chống nhiễm trùng. Đôi khi người bệnh có thể được yêu cầu nằm viện để theo dõi và ngăn ngừa các biến chứng khác.
Sau phẫu thuật để tăng khả năng hồi phục, người bệnh có thể lưu ý một số vấn đề sau:
- Vệ sinh vết mổ trong hai ngày bằng nước ấm và xà phòng diệt khuẩn.
- Nghỉ ngơi và kiêng một số hoạt động mạnh cũng như ham muốn tình dục trong vài tuần. Thủ dâm và kích thích bộ phận sinh dục cũng cần được hạn chế.
- Bổ sung nhiều rau xanh, vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
- Đi bộ mỗi ngày để tăng lưu lượng máu đến tinh hoàn.
- Sử dụng thuốc giảm đau theo toa của bác sĩ.
Nếu các cơn đau có xu hướng tái phát hoặc nghiêm trọng hơn, hãy đến bệnh viện để được tư vấn và có biện pháp xử lý kịp thời.
Biến chứng xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn là tình trạng khẩn cấp và nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp lúc, bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng như:
- Hoại tử và nhiễm trùng
- Mất thẩm mỹ
- Teo tinh hoàn và mất khả năng sản xuất tinh trùng
- Vô sinh
- Mất tinh hoàn. Nếu không được điều trị trong vòng 24 giờ, nam giới có thể phải cắt bỏ tinh hoàn.
Xoắn tinh hoàn là một tình trạng nghiêm trọng và có thể dẫn đến mất tinh hoàn. Do đó, để tránh các biến chứng có thể xảy ra, hãy đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu hoặc nghi ngờ tình trạng xoắn tinh hoàn. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.
THAM KHẢO THÊM:
- Sa tinh hoàn – Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh
- Bị đau tinh hoàn khám ở đâu tốt nhất, có bác sĩ giỏi?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!