Teo tinh hoàn có chữa được không, liệu có bị vô sinh?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Teo tinh hoàn xảy ra khi tinh hoàn co lại làm ảnh hưởng đến tuyến sinh sản và khả năng sản xuất tinh trùng. Đây là bệnh lý gây vô sinh hiếm muộn phổ biến ở nam giới.

điều trị teo tinh hoàn
Teo tinh hoàn là bệnh lý gây vô sinh phổ biến ở nam giới

Bệnh teo tinh hoàn là gì?

Bệnh teo tinh hoàn khác với sự co giãn của tinh hoàn do nhiệt độ. Ở nhiệt độ lạnh, bìu co lại kéo tinh hoàn lại gần cơ thể để duy trì sự ấm áp.

Ở nhiệt độ ấm hơn, bìu giãn ra để làm mát tinh hoàn và khiến máu dễ lưu thông hơn. Tuy nhiên điều này có thể khiến bạn cảm giác như tinh hoàn lớn hơn hoặc nhỏ hơn bình thường. Mặc dù vậy sự chênh lệch này thường không đáng kể.

Bệnh teo tinh hoàn là sự co lại, thu nhỏ về mặt kích thước và trọng lượng thực tế của tinh hoàn bên trong bìu. Nguyên nhân thường có liên quan đến chấn thương, bệnh lý tiềm ẩn hoặc tiếp xúc với một số hóa chất nhất định.

Nếu tinh hoàn bị teo nhỏ, nam giới có thể có số lượng tinh trùng và nồng độ Testosterone thấp hơn bình thường. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới sau này.

Dấu hiệu teo tinh hoàn phổ biến

Trong khi triệu chứng chính của teo tinh hoàn là co rút một hoặc cả hai tinh hoàn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào độ tuổi của người bệnh và các điều kiện cơ bản, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng khác.

1. Dấu hiệu teo tinh hoàn trước tuổi dậy thì

Đối với những người bệnh nhỏ tuổi, chưa trải qua tuổi dậy thì, các triệu chứng khác của teo tinh hoàn bao gồm không phát triển các đặc điểm sinh dục thứ phát, chẳng hạn như:

  • Lông có thể không phát triển
  • Không mọc râu
  • Không có lông mu
  • Dương vật có kích thước lớn hơn kích thước trung bình

2. Dấu hiệu teo tinh hoàn sau tuổi dậy thì

Nếu bạn đã trải qua tuổi dậy thì hoặc đã là người trưởng thành, các triệu chứng teo tinh hoàn có thể bao gồm:

  • Suy giảm ham muốn tình dục
  • Giảm khối lượng cơ bắp
  • Kém phát triển râu, lông mặt và lông cơ thể
  • Kém phát triển lông mu
  • Tinh hoàn mềm hơn bình thường
chữa teo tinh hoàn
Teo tinh hoàn gây suy giảm ham muốn tình dục

Nếu teo tinh hoàn có liên quan đến một số bệnh lý trong cơ thể, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:

  • Đau ở tinh hoàn
  • Viêm
  • Sốt
  • Buồn nôn hoặc nôn

Nguyên nhân gây teo tinh hoàn

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến teo tinh hoàn ở nam giới. Các nguyên nhân phổ biến nhất thường bao gồm:

1. Mất cân bằng Hormone

Mất cân bằng nội tiết tố đôi khi có thể dẫn đến tinh hoàn bị teo. Nếu cơ thể sản xuất ít hoặc không sản xuất Testosterone hơn, tinh hoàn có thể co lại dần dần.

Một số nguyên nhân tiềm ẩn gây mất cân bằng Hormone làm ức chế sản xuất Testosterone ở nam giới bao gồm:

  • Sử dụng liệu pháp thay thế Testosterone
  • Sư dùng Estrogen
  • Sử dụng một số loại thuốc
  • Viêm tinh hoàn

2. Bệnh lý

Đôi khi viêm tinh hoàn có thể liên quan đến một số bệnh lý trong cơ thể. Do đó, người bệnh nên nắm rõ các nguyên nhân để có cách khắc phục, điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Một số nguyên nhân dẫn đến teo tinh hoàn bao gồm:

dấu hiệu teo tinh hoàn
Đôi khi teo tinh hoàn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác
  • Viêm tinh hoàn: Là tình trạng đau và sưng ở tinh hoàn. Đôi khi bệnh cũng có thể gây buồn nôn và sốt. Ban đầu, bệnh có thể làm cho tinh hoàn trông lớn hơn, tuy nhiên nhiễm trùng lâu dài mà không được điều trị có thể dẫn đến tinh hoàn bị teo lại.
  • Xoắn tinh hoàn: Xảy ra khi một tinh hoàn quay và xoắn dây thừng tinh lại. Điều này ngăn chặn máu đến bìu, tinh hoàn. Giảm lưu lượng máu có thể gây đau và sưng trong tinh hoàn. Nếu không được điều trị đúng thời điểm, xoắn tinh hoàn có thể gây teo tinh hoàn vĩnh viễn.
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Là tình trạng các tĩnh mạch đi qua bìu bị giãn và to ra. Trong nhiều trường hợp, bệnh có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, thông thường bệnh khiến tinh hoàn bên trái nhỏ hơn bình thường.

3. Nguyên nhân khác

Ngoài trừ bệnh lý, một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến teo tinh hoàn bao gồm:

  • Tuổi tác: Tinh hoàn có thể sẽ bắt đầu co lại theo thời gian. Đây là một quá trình tự nhiên, vì cơ thể sản xuất ít Testosterone hoặc tinh trùng khi lão hóa.
  • Nghiện rượu: Thường xuyên tiêu thụ quá nhiều rượu có thể làm giảm nồng độ Testosterone, gây tổn thương mô tinh hoàn và khiến tinh hoàn bị teo.
  • Sử dụng Steroid hoặc Estrogen bổ sung: Uống Steroid hoặc bổ sung Estrogen có thể gây ra tác dụng tương tự đối với Hormone, bao gồm làm teo tinh hoàn.

Teo tinh hoàn có chữa được không?

Teo tinh hoàn là bệnh lý khó chữa gây ảnh hưởng đến chức năng tình dục, làm tăng nguy cơ vô sinh. Tuy nhiên, bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện sớm và có phương pháp điều trị đúng đắn.

Để điều trị hiệu quả, người bệnh cần nắm rõ các dấu hiệu và nguyên nhân gây ra bệnh. Hiện nay, bác sĩ kê thuốc kích tinh hoàn phát triển to lên, tăng khả năng sản xuất tinh trùng, và hỗ trợ cho quá trình thụ thai tự nhiên.

Bên cạnh đó, teo tinh hoàn có thể làm tăng nguy cơ vô sinh. Tuy nhiên, nếu người bệnh chỉ bị teo một bên tinh hoàn thì khả năng thụ thai tự nhiên vẫn rất cao. Do đó, điều quan trọng là người cần cần đến bệnh viện để chẩn đoán, điều trị kịp thời và đúng phương pháp.

Chẩn đoán và điều trị viêm tinh hoàn

Việc điều trị tinh hoàn bị teo phụ thuộc vào nguyên nhân, tình trạng sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tùy theo tình trạng và nhu cầu mà bác sĩ có thể đề nghị một phác đồ cụ thể.

1. Chẩn đoán

Để chẩn đoán teo tinh hoàn, bác sĩ thường đặt một số câu hỏi về lối sống và lịch sử y tế của người bệnh. Đôi khi bác sĩ cũng có thể yêu cầu danh sách các loại thuốc mà người dùng đang sử dụng.

teo tinh hoàn có chữa được không
Teo tinh hoàn có thể điều trị được nếu phát hiện sớm

Sau đó, tiến hành kiểm tra tinh hoàn, kích thước, kết cấu và độ cứng. Tùy thuộc vào những tình trạng, bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm để phục vụ chẩn đoán như:

  • Siêu âm tinh hoàn để kiểm tra những bất thường và tuần hoàn máu
  • Xét nghiệm máu để xác định các dấu hiệu nhiễm trùng
  • Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Xét nghiệm mức độ Hormone

2. Chữa teo tinh hoàn

Việc điều trị teo tinh hoàn phục thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Các phương pháp điều trị phổ biến thường là:

  • Sử dụng kháng sinh cho các trường hợp nhiễm trùng hoặc nhiễm bệnh qua đường tình dục.
  • Sử dụng thuốc làm tăng kích thước tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sản xuất tinh trùng và thụ tinh tự nhiên.
  • Thay đổi lối sống, ngưng sử dụng rượu, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
  • Nếu lượng Testosterone quá thấp, người bệnh có thể cần bổ sung Hormone để cải thiện tình trạng tinh hoàn bị teo.
  • Các bệnh lý như xoắn tinh hoàn cần được phẫu thuật để điều trị.

Thông thường, teo tinh hoàn có thể điều trị được. Do đó, hãy đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị phù hợp. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi có liên quan nào.

Biện pháp phòng ngừa teo tinh hoàn

Không phải lúc nào teo tinh hoàn cũng có thể phòng ngừa được, ví dụ như tinh hoàn bị teo do lão hóa. Tuy nhiên, người bệnh tuổi có thể phòng ngừa tình trạng này hoặc cải thiện các triệu chứng bằng cách:

  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường lượng máu lưu thông đến tinh hoàn, bộ phận sinh dục và tăng cường sức đề kháng.
  • Thay đổi thói quen sống, hạn chế sử dụng rượu, bia và các chất kích thích nói chung.
  • Điều trị những căn bệnh liên quan đến tinh hoàn như: Viêm tinh hoàn, giãn tĩnh mạch tinh hoàn, xoắn tinh hoàn…

Teo tinh hoàn có thể dẫn đến vô sinh. Do đó, nam giới nên chú ý đến kích thước cũng như các vấn đề phát sinh ở tinh hoàn thường xuyên. Tốt nhất mỗi tháng nên tự kiểm tra tinh hoàn một lần. Điều này có thể giúp nam giới nhận ra các dấu hiệu bất thường và có biện pháp chăm sóc hợp lý.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày đăng 09:30 - 29/01/2024 - Cập nhật lúc: 09:54 - 29/01/2024
Chia sẻ:
Sa tinh hoàn là hiện tượng thường gặp do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể liên quan đến các bệnh lý nguy hiểm Sa tinh hoàn – Nguyên nhân và cách khắc phục tinh hoàn xệ

Sa tinh hoàn hay sa cà ở nam giới là hiện tượng thường gặp, liên quan đến nhiều bệnh lý.…

Đau tinh hoàn và bụng dưới – Nguyên nhân, cách khắc phục

Bị đau tinh hoàn và bụng dưới có thể khởi phát do một số thói quen thiếu lành mạnh như…

Khi bị đau tinh hoàn, người bệnh cần đến gặp các bác sĩ Nam khoa để được khám và điều trị. Bị đau tinh hoàn khám ở đâu, bệnh viện nào tốt nhất?

Nắm rõ bị đau tinh hoàn khám ở đâu để góp phần nâng cao khả năng chữa khỏi bệnh hoàn…

các bệnh về tinh hoàn Các bệnh về tinh hoàn thường gặp và cách xử lý

Tinh hoàn chính là cơ quan sản xuất tinh trùng và tiết ra nội tiết tố nam testosterone. Tuy nhiên…

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh khi nào, nguy hiểm không?

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh được thực hiện khi nam giới có tinh dịch đồ bất thường, khó…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua