Tràn dịch tinh hoàn là gì, có nguy hiểm không, chữa thế nào?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Tràn dịch tinh hoàn là hiện tượng ứ dịch bên trong màng của tinh hoàn, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và tình dục. Bệnh lý này có thể được điều trị bằng phẫu thuật hoặc can thiệp một số kỹ thuật xâm lấn tối thiểu.

tràn dịch tinh hoàn là gì
Tràn dịch tinh hoàn xảy ra khi có dịch ứ đọng bên trong màng của tinh hoàn

Tràn dịch tinh hoàn là gì? Có mấy loại?

Tràn dịch tinh hoàn (tràn dịch màng tinh) là một trong những vấn đề thường gặp ở tinh hoàn. Bệnh xảy ra khi dịch ứ đọng bên trong túi nằm cạnh tinh hoàn. Tình trạng chủ yếu xảy ra ở một trong hai bên tinh hoàn, rất hiếm có trường hợp xảy ra cùng lúc cả hai bên và thường gặp ở nam giới trên 40 tuổi.

Tràn dịch tinh hoàn thường khởi phát đơn độc nhưng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy các bệnh tiềm ẩn ở tinh hoàn như viêm tinh toàn hay ung thư tinh hoàn. Bệnh lý này được chia thành 2 loại:

  • Tràn dịch màng tinh giao tiếp: Là tình trạng túi chứa dịch ứ không đóng lại hoàn toàn khiến dịch có thể di chuyển khắp bìu. Dấu hiệu nhận biết là bìu sưng to khi đứng, ngồi và có xu hướng thuyên giảm khi nằm.
  • Tràn dịch màng tinh không giao tiếp: Là tình trạng túi chứa dịch ứ đóng hoàn toàn. Vì vậy dịch ở yên trong túi và không thể chảy ra xung quanh bìu.

Nguyên nhân gây tràn dịch màng tinh

Tràn dịch tinh hoàn chủ yếu xảy ra ở nam giới trên 40 tuổi. Tuy nhiên bệnh lý này cũng có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh.

1. Nguyên nhân gây tràn dịch tinh hoàn ở người trưởng thành

Phần lớn các trường hợp bị tràn dịch tinh hoàn đều không thể xác định được nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên trong một số ít trường hợp, bệnh có thể khởi phát do những nguyên nhân sau:

  • Viêm nhiễm tinh hoàn
  • Viêm mào tinh hoàn
  • Xuất hiện khối u ở tinh hoàn (ung thư tinh hoàn)
  • Tinh hoàn bị va chấn mạnh gây ứ dịch và tổn thương

2. Nguyên nhân gây tràn dịch tinh hoàn ở trẻ nhỏ

Với những trẻ bị tràn dịch màng tinh bẩm sinh, nguyên nhân được xác định là do quá trình di chuyển của tinh hoàn xuống bìu gặp rối loạn khiến đường ống phúc tinh mạc không đóng kín, gây ứ dịch trong ổ bụng và màng tinh. Trẻ bị tràn dịch màng tinh thường đi kèm với hiện tượng thoát vị vùng bẹn.

Triệu chứng của bệnh tràn dịch tinh hoàn

Triệu chứng của bệnh tràn dịch màng tinh thường có sự khác biệt ở từng trường hợp, điều này phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể, độ tuổi và tình trạng sức khỏe.

Ở những người mắc bệnh vô căn (không tìm được nguyên nhân), bệnh có thể không gây đau mà chỉ biểu thiện thông qua triệu chứng thực thể (bìu sưng to do ứ dịch). Trong khi đó, tràn dịch màng tinh do viêm nhiễm thường có triệu chứng nặng nề.

tràn dịch tinh hoàn có nguy hiểm không
Tràn dịch màng tinh gây nặng bìu, có thể gây sưng và đau dữ dội

Các triệu chứng thường gặp gồm:

  • Bìu có dấu hiệu sưng và to hơn bình thường
  • Tràn dịch có thể không gây đau nhưng gây bất lợi khi quan hệ, đi bộ, ngồi và vận động.
  • Một số trường tràn dịch gây đau dữ dội, đi kèm với biểu hiện sưng tinh hoàn.

Tràn dịch màng tinh hoàn có nguy hiểm không?

Bệnh tràn dịch màng tinh vô căn thường có mức độ nhẹ hơn so với tràn dịch do viêm nhiễm hoặc ung thư. Việc phát hiện bệnh sớm có thể giúp bạn kiểm soát được mức độ ảnh hưởng và hạn chế được những biến chứng nặng nề.

Ngược lại tình trạng chủ quan và chậm trễ trong việc thăm khám có thể gây tổn thương cơ quan sinh dục và làm phát sinh các biến chứng sau đây:

  • Giảm chức năng sinh sản: Tình trạng ứ dịch lâu ngày có thể làm giảm chức năng của các cơ quan bên trong bìu (ống dẫn tinh, mào tinh hoàn và tinh hoàn). Vì vậy nam giới bị tràn dịch màng tinh có thể bị giảm nồng độ testosterone và số lượng tinh trùng, từ đó tăng nguy cơ hiếm muộn – vô sinh.
  • Sa tinh hoàn: Hiện tượng ứ dịch ở màng tinh có thể gây áp lực lên tinh hoàn và khiến cơ quan này bị sa xuống. Sa tinh hoàn không chỉ làm giảm chức năng sinh lý mà còn tăng nguy cơ vô sinh hoặc mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt.

Ngoài ra, tình trạng ứ dịch bên trong màng tinh gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt vợ chồng và các hoạt động thông thường.

Chẩn đoán bệnh tràn dịch tinh hoàn

Tràn dịch màng tinh khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán để xác định mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp trước khi chỉ định phương pháp điều trị.

  • Thăm khám lâm sàng: Trong kỹ thuật, bác sĩ sẽ tiến hành quan sát và sờ nắn bìu nhằm xác định có dịch ứ bên trong màng tinh hay không.
  • Dẫn lưu dịch bằng cách tiêm: Kỹ thuật này giúp xác định có sự hiện diện của dịch ở bên trong màng tinh.
  • Siêu âm: Hình ảnh hiển thị từ siêu âm có thể cho thấy dịch ứ bên trong màng và một số bệnh lý tiềm ẩn như ung thư, viêm nhiễm tinh hoàn, xoắn tinh hoàn,…

Các phương pháp điều trị tràn dịch màng tinh hoàn

Sau quá trình chẩn đoán, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân bị tràn dịch đi kèm với bệnh lý tiềm ẩn điều trị trong thời gian sớm nhất. Trong khi đó, trẻ sơ sinh và người bị tràn dịch vô căn thường được theo dõi trong 6 – 12 tháng trước khi can thiệp điều trị.

1. Theo dõi tiến triển

Trẻ bị tràn dịch màng tinh bẩm sinh và nam giới bị tràn dịch vô căn thường không phải tiến hành điều trị. Với những trường hợp này, dịch ứ có thể biến mất trong khoảng 12 tháng (đối với trẻ em) và 6 tháng (đối với người trưởng thành).

tràn dịch tinh hoàn ở trẻ
Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ thường được theo dõi trong 12 tháng trước khi quyết định điều trị

Tuy nhiên nếu dịch ứ không tự biến mất, bác sĩ thường chỉ định dẫn lưu dịch ra bên ngoài.

2. Dẫn lưu dịch

Dẫn lưu dịch là phương pháp sử dụng ống tiêm nhằm loại bỏ lượng dịch ứ đọng bên trong màng tinh hoàn. Phương pháp này khá đơn giản, thực hiện nhanh chóng và ít gây tác dụng phụ.

Tuy nhiên bệnh có thể tái phát trở lại sau vài tháng và buộc bạn phải thực hiện dẫn lưu dịch nhiều lần.

3. Phẫu thuật

Phẫu thuật được thực hiện với người lớn bị tràn dịch có nguy cơ thoái vị bẹn và trẻ nhỏ có túi dịch quá lớn. Nếu không muốn thực hiện phẫu thuật, bạn có thể dẫn lưu dịch định kỳ.

tràn dịch màng tinh hoàn uống thuốc gì
Phẫu thuật được thực hiện với trẻ có túi dịch lớn hoặc người trưởng thành có nguy cơ thoát vị bẹn

4. Tiêm xơ hóa

Tiêm xơ hóa thường được thực hiện phối hợp với phương pháp dẫn lưu dịch. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm hóa chất vào màng tinh hoàn nhằm ngăn chặn tình trạng ứ dịch tái phát. Tuy nhiên theo thời gian, hóa chất có thể mất tác dụng và khiến dịch ứ đọng trở lại.

Tràn dịch tinh hoàn không quá nghiêm trọng và có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm. Trong trường hợp bệnh đi kèm với viêm nhiễm tinh hoàn, ung thư tinh hoàn, nang mào tinh hoàn,… việc điều trị có thể phức tạp và kéo dài trong nhiều năm.

Tham khảo thêm:

Chia sẻ:
Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh khi nào, nguy hiểm không?

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh được thực hiện khi nam giới có tinh dịch đồ bất thường, khó…

mào tinh hoàn là gì Mào tinh hoàn là gì, nằm ở đâu? Cấu tạo và chức năng

Mào tinh hoàn là một bộ phận của hệ thống sinh dục nam, đóng vai trò quan trọng trong thực…

Teo tinh hoàn có chữa được không, liệu có bị vô sinh?

Teo tinh hoàn xảy ra khi tinh hoàn co lại làm ảnh hưởng đến tuyến sinh sản và khả năng…

Sa tinh hoàn là hiện tượng thường gặp do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể liên quan đến các bệnh lý nguy hiểm Sa tinh hoàn – Nguyên nhân và cách khắc phục tinh hoàn xệ

Sa tinh hoàn hay sa cà ở nam giới là hiện tượng thường gặp, liên quan đến nhiều bệnh lý.…

Dấu hiệu viêm tinh hoàn sau quai bị và phương pháp điều trị

Viêm tinh hoàn sau quai bị có thể gây sưng đau và phù nề vùng da bìu, khiến cơ thể…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua