Thuốc Bisacodyl: Thành phần, giá bán & cách dùng trị táo bón

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Thuốc Bisacodyl được dùng trong điều trị táo bón dưới dạng viên uống hoặc thuốc đặt trực tràng. Nắm rõ cách sử dụng sẽ giúp bạn phát huy được hiệu quả tối ưu của thuốc.

Thông tin về thuốc Bisacodyl 

Để sử dụng thuốc Bisacodyl hiệu quả và đúng mục đích, bạn cần tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan trước khi sử dụng. Bao gồm thành phần thuốc, tác dụng hay cách sử dụng…

  • Tên biệt dược: Bisacodyl
  • Phân nhóm: Thuốc nhuận tràng
Thuốc Bisacodyl 
Bisacodyl là thuốc nhuận tràng được kê đơn cho người bị táo bón

1. Công dụng của thuốc Bisacodyl

Bisacodyl là loại thuốc nhuận tràng được bác sĩ chuyên khoa chỉ định để điều trị cho các trường hợp bị táo bón. Khi được hấp thu, thuốc kích thích nhu động ruột co bóp nhiều hơn để đẩy thức ăn nhanh xuống đại tràng, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, qua đó giúp quá trình đi đại tiện được dễ dàng.

Bên cạnh đó, loại thuốc này còn được kê đơn cho một số bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật hoặc chụp X-quang dạ dày, đại tràng nhằm làm rỗng ruột.

2. Thành phần của Bisacodyl

Thuốc trị táo bón Bisacodyl được bào chế từ thành phần chính là Bisacodyl. Đây là dẫn chất của diphenylmethan được biết đến với tác dụng kích thích các đám rối thần kinh nằm ở thành ruột, qua đó làm tăng hoạt động của cơ trơn ruột.

Hoạt chất bisacodyl không có khả năng hòa tan trong nước và ít tan trong cồn. Ngoài ra, thuốc còn có sự phối hợp của nhiều loại tá dược khác như:

  • E171 titanium dioxide
  • Pregelatinised maize starch
  • Povidone
  • Maize starch
  • Lactose,…

3. Dạng bào chế

  • Viên nén bao đường có thể hòa tan trong ruột 5mg
  • Thuốc đạn đặt trực tràng gồm 2 loại: 5mg và 10mg
  • Hỗn dịch uống 10mg/30mg

4. Chống chỉ định 

Không dùng thuốc Bisacodyl cho các trường hợp sau:

  • Người bị dị ứng, quá mẫn với các thành phần bào chế của thuốc
  • Bệnh nhân có tiền sử bị dị ứng với các hoạt chất trong nhóm triarylmethane
  • Bệnh nhân bị tắc ruột
  • Người đang gặp các vấn đề về đường tiêu hóa như viêm ruột – viêm ruột thừa cấp tính, bụng đau dữ dội không rõ nguyên nhân, viêm kết tràng.
  • Người đang có các dấu hiệu mất nước nghiêm trọng, bao gồm đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, da khô, háo nước, yếu cơ, nước tiểu ít và sậm màu.
  • Cơ thể không dung có khả năng dung nạp galactose 
  • Người kém hấp thu với chất glucose-galactose
  • Bệnh nhân bị tiêu chảy.

5. Thận trọng

Thận trong tham vấn ý kiến dược sĩ, bác sĩ nếu có ý định sử dụng thuốc trị táo bón Bisacodyl cho:

  • Phụ nữ có thai.
  • Người đang lên kế hoạch mang thai.
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

Chưa có nhiều nghiên cứu khẳng định tính an toàn của Bisacodyl với những đối tượng trên. Nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng này thì chỉ nên dùng thuốc nếu được bác sĩ cho phép.

Xem thêm: 10+ cách trị táo bón cho bà bầu nhanh “nặng mấy cũng hết”

6. Cách sử dụng thuốc Bisacodyl

Sử dụng thuốc đúng cách vừa giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe, phòng tránh các tác dụng phụ ngoài ý muốn và nâng cao hiệu quả điều trị. Do đó, trong quá trình điều trị với thuốc này cần lưu ý:

  • Dùng thuốc đúng liều
  • Thuốc dạng uống và đặt sẽ có cách sử dụng khác nhau. Điều quan trọng là bạn cần làm theo đúng chỉ dẫn được nhà sản xuất in ấn trên vỏ hộp. Nếu không thấy thông tin này, hãy nhờ sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Dùng thuốc vào các thời điểm cố định trong ngày
  • Chú ý về thời hạn sử dụng, tuyệt đối không dùng thuốc quá hạn
  • Nếu mua thuốc Bisacodyl với số lượng lớn, hãy bảo quản thuốc ở điều kiện nhiệt độ phòng. Tránh những nơi có ánh sáng hoặc ẩm ướt.
cách sử dụng thuốc Bisacodyl 
Bạn nên dùng thuốc Bisacodyl theo đúng khuyến cáo của bác sĩ để đạt được hiệu quả như mong đợi

7. Liều dùng Bisacodyl

Liều lượng thuốc Bisacodyl được quy định dựa vào độ tuổi và mục đích sử dụng:

– Liều dùng Bisacodyl cho người trưởng thành: 

+ Điều trị táo bón: 

  • Viên nén bao đường: Mỗi ngày uống 5 – 10mg vào buổi tối
  • Viên đặt: Mỗi sáng đặt 1 viên 10mg vào sâu bên trong trực tràng.

+ Làm rỗng đường ruột:

Uống 2 viên 5mg vào buổi tối. Sáng hôm sau đặt trực tràng 1 viên 10mg

+ Làm trống ruột trong trường hợp chụp X- quang kiểm tra ruột kết:

Uống 10 mg trong 2 đêm liên tục trước ngày có lịch hẹn chụp X-quang

Liều dùng Bisacodyl cho trẻ em:

+ Điều trị táo bón:

  • Trẻ < 6 tuổi: Tham khảo ý kiến bác sĩ
  • Trẻ 6 – 10 tuổi: Mỗi ngày uống 5mg vào buổi tối hoặc dùng thuốc dạng đặt loại 5mg vào buổi sáng.
  • Trẻ > 10 tuổi: Uống 5 – 10mg mỗi tối hoặc đặt viên 5mg vào trực tràng lúc sáng sớm.

+ Làm thuốc xổ:

  • Trẻ < 10 tuổi: Tối hôm trước uống 1 viên 5mg. Kết hợp đặt 1 viên thuốc dạng đặt loại 5mg vào sáng hôm sau.
  • Trẻ > 10 tuổi: Buổi tối uống 2 viên loại 5mg. Sáng hôm sau đặt trực tràng 1 viên 10mg

+ Làm rỗng đường tiêu hóa để chụp X-quang ruột kết:

  • Trẻ < 10 tuổi: Dùng thuốc 2 ngày trước khi chụp X-quang. Mỗi ngày uống 1 viên 5mg vào buổi tối.
  • Trẻ > 10 tuổi: Thời gian dùng thuốc tương tự như trên nhưng uống với liều cao hơn, mỗi tối 10mg.

Đừng bỏ qua: Các loại thuốc điều trị táo bón cho trẻ em & lưu ý khi dùng

8. Thuốc Bisacodyl giá bao nhiêu?

Hiện nay trên thị trường thuốc trị táo bón Bisacodyl có nhiều sản phẩm của các nhà sản xuất khác nhau.

  • Viên bao đường do Traphaco sản xuất : Giá 8.000 đồng/ hộp 2 vỉ chứa 60 viên
  • Bysacodyl DHG do công ty DHG Pharma sản xuất: Giá 34.000 đồng/ hộp 4 vỉ chứa 100 viên.

Trên đây chỉ là giá bán tham khảo. Giá thuốc Bisacodyl có thể chênh lệch ở từng địa điểm bán thuốc. Bạn có thể liên hệ các quầy thuốc để được cung cấp thông tinh chính xác hơn. 

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc trị táo bón Bisacodyl

Trước khi sử dụng Bisacodyl để điều trị bệnh táo bón hay dùng cho các mục đích khác, bạn cần nắm rõ một số vấn đề dưới đây để biết được những rủi ro khi dùng thuốc nhằm kịp thời phát hiện và xử lý:

1. Tác dụng phụ của thuốc Bisacodyl

– Tác dụng phụ thường gặp:

  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Đau dạ dày
  • Tiêu chảy
  • Chuột rút
  • Mệt mỏi trong người

– Tác dụng phụ nghiêm trọng:

  • Nôn ói nhiều 
  • Tiêu chảy kéo dài
  • Chuột rút cơ bụng
  • Trong người thiếu sức sống
  • Rối loạn nhịp tim
  • Tâm lý thay đổi
  • Lú lẫn
  • Đi tiểu ít.

Nếu các tác dụng phụ trên tiếp tục kéo dài và có khuynh hướng ngày càng trở nên trầm trọng, bạn hãy thông báo ngay cho bác sĩ, dược sĩ hoặc tìm đến bệnh viện gần nhà để được xử lý.

2. Tương tác thuốc 

Thuốc Bisacodyl có thể tương tác với vitamin, thảo dược, thực phẩm chức năng hay bất kì loại thuốc tân dược nào, bao gồm cả thuốc không kê đơn và thuốc theo toa.

Thuốc Bisacodyl giá bao nhiêu
Thuốc Bisacodyl có thể tương tác với một số loại thuốc tân dược hay thực phẩm chức năng

Khi đi khám, bạn nên mang theo sổ sách khám bệnh và đơn thuốc đang dùng để bác sĩ theo dõi, chỉ định thuốc phù hợp. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa được hiện tượng tương tác gây ra những phản ứng ngoài ý muốn.

3. Cách xử lý khi dùng Bisacodyl thiếu hoặc quá liều

Dùng thuốc thiếu liều sẽ không đạt được hiệu quả như mong đợi. Ngược lại nếu uống Bisacodyl bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ gặp tác dụng phụ nghiêm trọng. Cách xử trí trong những tình huống này như sau:

  • Trường hợp thiếu 1 liều: Uống hoặc đặt thuốc ngay khi nhớ ra nếu không cận với thời gian dùng liều tiếp theo:
  • Trường hợp dùng thuốc quá liều: Gọi ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý.

4. Nên ngưng sử dụng thuốc khi nào?

Nếu bạn gặp tác dụng phụ nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, hãy ngưng uống thuốc Bisacodyl ngay và thông báo cho bác sĩ điều trị biết để thay đổi loại thuốc khác an toàn hơn.

Thuốc Bisacodyl là một giải pháp hiệu quả để điều trị tình trạng táo bón. Tuy nhìn, việc sử dụng thuốc cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ và không nên lạm dụng. Luôn nhớ rằng, một chế độ ăn uống cân đối, giàu chất xơ và duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh sẽ hỗ trợ tốt nhất cho việc điều trị và phòng ngừa táo bón.

Bạn nên tham khảo thêm:

Chia sẻ:
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không đi ngoài được Tại sao trẻ sơ sinh không đi ngoài được? Cách khắc phục

Trẻ sơ sinh không đi ngoài được là một trong những vấn đề thường gặp khiến nhiều bậc phụ huynh…

Tại sao ăn nhiều rau xanh vẫn bị táo bón?

Hiện tượng ăn nhiều rau xanh vẫn bị táo bón có thể xảy ra do một số thói quen sinh…

Làm thế nào để đi đại tiện hàng ngày, vào giờ nhất định?

Đi đại tiện hàng ngày có thể góp phần hỗ trợ điều trị táo bón, bệnh trĩ và cải thiện…

Trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu – Cách xử lý, điều trị

Trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu là triệu chứng rối loạn tiêu hóa khá phổ biến. Tình trạng…

trái cây trị táo bón 10 loại trái cây trị táo bón cực đỉnh có đầy ngoài chợ

Bổ sung các loại trái cây trị táo bón như chuối, lê, táo, bơ, kiwi vào trong bữa ăn chính…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua