Ăn nhiều chất xơ vẫn bị táo bón – Tác dụng ngược

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Chất xơ đóng vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa và được xem là cứu tinh của những người thường xuyên bị táo bón. Tuy nhiên, một số trường hợp dù ăn nhiều chất xơ vẫn bị táo bón mà không biết nguyên nhân do đâu.

Tại sao ăn nhiều chất xơ vẫn bị táo bón?

Chất xơ là một trong những dưỡng chất thiết yếu của cơ thể. Khi được dung nạp, chất này sẽ kích thích nhu động ruột, tạo khối cho phân, nuôi dưỡng hệ sinh sinh vật có lợi trong đường ruột, cải thiện tình trạng táo bón và hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Chính vì lý do trên mà nhiều người vẫn quan niệm rằng, ăn càng nhiều chất xơ thì tình trạng táo bón càng nhanh khỏi và không tái phát trở lại. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai bổ sung chất xơ cũng giúp khắc phục bệnh.

Ăn nhiều chất xơ vẫn bị táo bón
Không ít trường hợp dù cố gắng ăn nhiều chất xơ nhưng vẫn bị táo bón

Hiện tượng ăn nhiều chất xơ vẫn bị táo bón có thể xảy ra do một số nguyên nhân như:

  • Thiếu nước: Khi tiêu thụ nhiều chất xơ mà không uống đủ nước, phân trở nên khô cứng và khó di chuyển qua ruột, gây táo bón.
  • Thay đổi đột ngột trong chế độ ăn: Việc đột ngột tăng lượng chất xơ trong vữa ăn có thể khiến hệ tiêu hóa không kịp thích nghi và hoạt động chậm lại, từ đó dẫn đến táo bón.
  • Sự mất cân bằng giữa các loại chất xơ bổ sung: Chất xơ hòa tan (giúp phân mềm và dễ di chuyển) và chất xơ không hòa tan (kích thích nhu động ruột) đều rất cần thiết cho cơ thể. Sự mất cân bằng trong quá trình bổ sung có thể dẫn đến tình trạng táo bón dù bạn ăn khá nhiều rau.
  • Lối sống ít vận động: Thiếu hoạt động thể chất cũng làm giảm nhu động ruột và gây táo bón dù có tiêu thụ nhiều chất xơ.
  • Bỏ qua nhu cầu đi vệ sinh: Thường xuyên kìm hãm nhu cầu đi vệ sinh có thể làm cho phân trở nên khô và cứng hơn, từ đó dẫn đến táo bón.
  • Sử dụng một số loại thuốc: Một số loại thuốc có thể làm giảm nhu động ruột và gây táo bón, bất chấp nỗ lực ăn nhiều chất xơ của bạn.
 

Tìm hiểu thêm: 9 nguyên nhân gây táo bón nhiều người gặp mà không biết

Nên ăn bao nhiêu chất xơ mỗi ngày?

Theo các nhà khoa học cho biết, việc tiêu thụ lượng chất xơ lớn có thể giúp chống lại các căn bệnh mãn tính như tiểu đường tuýp 2, ung thư đại tràng, tim mạch vành và ung thư vú. Bên cạnh đó, bổ sung chất này cho cơ thể đều đặn mỗi ngày giúp giảm nhanh triệu chứng táo bón, đồng thời giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể hiệu quả. 

tại sao ăn nhiều chất xơ mà vẫn bị táo bón
Chất xơ mang lại nhiều tác dụng tốt đối với hệ tiêu hóa và sức khỏe người bị táo bón nhưng cần được bổ sung đúng cách để tránh gây phản tác dụng

Tuy nhiên, mỗi cơ thể sẽ có mức tiêu thụ chất xơ khác nhau. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Thông thường, nam giới nên ăn khoảng 38 gram chất xơ mỗi ngày, còn phụ nữ nên ăn khoảng 25 gram.

Ở những người có nồng độ sắt thấp, mức tiêu thụ chất xơ ở họ có thể giảm xuống. Nguyên nhân là do các hợp chất phytates có trong thực phẩm thực vật có thể gây cản trở quá trình hấp thụ sắt trong máu.

Do đó, để việc sử dụng chất xơ mang lại tác dụng hữu ích, người bị táo bón nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng phù hợp trước khi sử dụng.

Bạn cần biết: Táo Bón nên ăn gì? Đây là những món ăn nhuận tràng tốt nhất

Các loại thực phẩm giàu chất xơ giúp chống táo bón hiệu quả

Nếu người bệnh bị táo bón do thiếu chất xơ, việc bổ sung các loại trái cây, rau xanh và ngũ cốc trong chế độ ăn chính là giải pháp giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh. Dưới đây là một số thực phẩm chứa chất xơ hòa tan và không hòa tan, người bệnh có thể tham khảo và bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày để cải thiện bệnh.

ăn nhiều chất xơ nhưng vẫn táo bón
Mận khô là thực phẩm giàu chất xơ tốt cho người bị táo bón

Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan:

  • Hạt lanh
  • Yến mạch
  • Lúa mạch
  • Lúa mạch đen
  • Rau củ
  • Đậu

Thực phẩm giàu chất xơ không hòa tan:

  • Ngũ cốc
  • Trái cây
  • Rau quả
  • Các loại hạt

Hạt lanh là thực phẩm giàu chất xơ đã được chứng minh là có hiệu quả đối với bệnh táo bón do hội chứng ruột kích thích gây ra. Vì vậy, để cải thiện bệnh, người bệnh nên thử uống 1 muỗng cà phê dầu mỗi ngày. Sau đó có thể tăng dần liều lên 2 muỗng trong ngày.  

Ngoài các thực phẩm này ra, bệnh nhân cũng có thể ăn mận khô khoảng 50 gram mận khô mỗi ngày (tương đương khoảng 7 quả mận cỡ trung bình) để giúp giảm táo bón. Loại quả này được xem như thuốc nhuận tràng tự nhiên, chứa nhiều chất xơ và đường sorbitol, giảm nhanh triệu chứng khó chịu, đầy bụng do táo bón gây nên.

Như vậy, việc hiểu rõ tại sao ăn nhiều chất  xơ vẫn bị táo bón sẽ giúp bạn biết cách bổ sung các thực phẩm chứa chất này trong chế độ ăn sao cho hợp lý nhằm tránh gây phản tác dụng. Song song đó, hãy uống nhiều nước, tăng cường vận động và thận trọng khi sử dụng thuốc để tình trạng táo bón không còn cơ hội tái phát trở lại.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày đăng 11:09 - 26/03/2024 - Cập nhật lúc: 09:21 - 24/05/2024
Chia sẻ:
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không đi ngoài được Tại sao trẻ sơ sinh không đi ngoài được? Cách khắc phục

Trẻ sơ sinh không đi ngoài được là một trong những vấn đề thường gặp khiến nhiều bậc phụ huynh…

trái cây trị táo bón 10 loại trái cây trị táo bón cực đỉnh có đầy ngoài chợ

Bổ sung các loại trái cây trị táo bón như chuối, lê, táo, bơ, kiwi vào trong bữa ăn chính…

trị táo bón cho trẻ theo dân gian 10+ cách trị táo bón cho trẻ theo dân gian hiệu quả nhất

Cách trị táo bón cho trẻ theo dân gian từ lâu đã được nhiều mẹ thực hiện nhờ tính an…

Thuốc Bisacodyl: Thành phần, giá bán & cách dùng trị táo bón

Thuốc Bisacodyl được dùng trong điều trị táo bón dưới dạng viên uống hoặc thuốc đặt trực tràng. Nắm rõ…

Trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu – Cách xử lý, điều trị

Trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu là triệu chứng rối loạn tiêu hóa khá phổ biến. Tình trạng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua