10 cách trị táo bón sau sinh tự nhiên “Nhanh lại tốt sữa”
Lựa chọn được cách trị táo bón sau sinh an toàn, hiệu quả và không ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con yêu là mong muốn của nhiều mẹ bỉm. Bệnh lý này có thể được khắc phục thông qua các giải pháp tự nhiên như tăng cường chất xơ qua chế độ ăn, uống nhiều nước, tập luyện nhẹ nhàng, sử dụng thuốc thảo dược…
10 cách trị táo bón sau sinh an toàn, hiệu quả
Khi đối mặt với tình trạng táo bón sau sinh, các bà mẹ cần chú trọng đến việc điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống. Giải pháp này không chỉ cải thiện sức khỏe của bản thân mà còn đảm bảo nguồn dinh dưỡng chất lượng cho con qua sữa mẹ.
Ngoài ra, một số cách trị táo bón sau sinh từ dân gian cũng khá hữu ích và cho hiệu quả tích cực trong việc cải thiện chức năng tiêu hóa, giúp mẹ bỉm đi ngoài dễ dàng hơn.
1. Đu đủ
Đu đủ là thực phẩm giàu chất xơ có khả năng cải thiện chứng táo bón, ngăn ngừa ung thư đại tràng. Loại quả này còn chứa enzym tiêu hóa papain, có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa thức ăn, hỗ trợ đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể, đồng thời cải thiện chất lượng sữa mẹ.
Cách sử dụng:
- Cách 1: Lấy vài miếng đu đủ tươi chín đã rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố ở tốc độ cao. Xay nhuyễn, lấy nước để uống, có thể thêm một ít muối cho dễ uống.
- Cách 2: Chế biến đu đủ thành các món ăn như đu đủ hầm giò heo, nộm đu đủ hoặc các món rau từ đu đủ với hành, cà chua và các thảo dược khác.
2. Vừng đen
Theo Đông y, nguyên nhân gây táo bón sau sinh là do cơ nhục suy yếu về khí trệ hoặc do dương hư nên tân dịch không được lưu thông và cũng có thể do tỳ vị kém.
Trong sách Nam Dược Thần Hiệu có viết, hạt vừng tính hàn vị ngọt, không độc, có tác dụng giải độc, sát khuẩn nhuận tràng, tiêu nhiệt, chữa táo bón tốt.
Cách sử dụng:
- Trị táo bón ở phụ nữ sau sinh do thiếu máu mới phẫu thuật với triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, người gầy yếu: Vừng đen, đương quy, xuyên khung, bá tử nhân mỗi thứ 8g; bạch thược, thục địa mỗi thứ 12g; đại táo 3 quả sắc với nước để uống, mỗi ngày một thang, dùng liên tục nhiều ngày sẽ thấy hiệu quả.
- Trị táo bón do khí hư với triệu chứng táo bón, đầy bụng, ợ hơi, tiêu hóa chậm: Đảng sâm 16g; vừng đen, bạch truật, hoài sơn, kỷ tử, sài hồ mỗi thứ 12g. Sắc với nước để uống, mỗi ngày 1 thang, uống trong nhiều ngày sẽ thấy cải thiện.
Bỏ túi: 5 Cách dùng vừng đen chữa táo bón đơn giản mà hiệu quả
3. Khoai lang
Khoai lang giàu chất xơ và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Y học cổ truyền còn ghi nhận, khoai lang còn có khả năng nhuận tràng, hỗ trợ tích cực cho việc điều trị táo bón ở phụ nữ sau sinh.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Lấy 300 – 500g khoai lang, gọt vỏ thái miếng, luộc cho chín nhừ rồi cho một ít đường, 2 lát gừng tươi, tiếp tục đun sôi ít phút thì tắt bếp, ăn hết trong ngày.
- Cách 2: Lấy 1 củ khoai lang, rửa sạch, gọt vỏ, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn để lấy nước uống, thực hiện 2 lần/ngày vào bữa sáng và bữa trưa.
- Cách 3: Mỗi ngày 2 củ khoai lang luộc, thực hiện đều đặn trong nhiều ngày sẽ thấy hiệu quả.
4. Massage bụng
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp dân gian, mẹ cũng cần kết hợp với động tác massage bụng mỗi ngày để hỗ trợ điều trị táo bón. Hoạt động này có thể kích thích lưu thông máu, tăng cường hoạt động của nhu động ruột và đẩy nhanh quá trình đào thải phân.
Cách 1:
- Nằm ngửa, duỗi người thả lỏng cơ thể để thư giãn
- Dùng hai bàn tay đặt chồng lên nhau, xoa bụng theo chiều kim đồng hồ
- Thực hiện đều đặn 50 vòng mỗi ngày sẽ giúp cải thiện táo bón hiệu quả.
Cách 2:
- Tay trái chống eo, tay phải xoa từ vùng rốn ra xung quanh nhiều vòng
- Xoa từ bên phải qua trái, qua bụng dưới, bụng phải rồi trở về dạ dày là 1 vòng, thực hiện 30 – 40 vòng
- Đổi tay, thực hiện ngược lại với số vòng tương tự
- Tốt nhất nên thực hiện các xa bữa ăn để tránh gây áp lực cho dạ dày.
Tham khảo thêm: Bà bầu bị táo bón có nên rặn khi đại tiện không?
5. Tăng cường vận động
Sau khi sinh, do để tránh động tới vùng tổn thương mẹ thường ít vận động và hay nằm nghỉ ngơi tại giường. Thế nhưng theo các chuyên gia khoa sản, sau 2 ngày sinh thường, sản phụ đã có thể ngồi dậy và di chuyển ra khỏi giường.
Để cải thiện chứng táo bón, mẹ nên cố gắng vận động nhẹ nhàng để kích thích quá trình trao đổi chất. Tốt nhất là mẹ nên tập bài tập Kegel cho phụ nữ sau sinh để củng cố phần sàn khung xương chậu…
Bài tập cấp độ 1:
- Co cơ âm đạo rồi thả lỏng như bạn đang đi tiểu rồi nín lại
- Lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày, khi tập không dùng cơ bụng, chân, lưng và mông.
- Đặt tay lên bụng khi tập nếu thấy bụng hơi phập phồng là chưa đạt
- Khi tập cần thở đều, chậm và sâu.
Bài tập cấp độ 2:
- Rửa sạch tay, luồn một ngón tay vào âm đạo, dùng âm đạo kẹp ngón tay này.
- Nếu thấy âm đạo co lại nghĩa là bạn đã thành công, thực hiện nhiều lần để thấy kết quả
- Hầu như các sản phụ thường không làm được ở lần đầu, do đó bạn cũng đừng nản lòng.
Bài tập cấp độ 3:
- Co thắt âm đạo một chút, đếm đến 5
- Co thắt thêm chút nữa, vẫn giữ trong 5 giây
- Co thắt hết mức, lại giữ trong 5 giây
- Thả lỏng, tiếp tục thực hiện lần lượt nhiều lần.
Xem thêm: 11 bài tập thể dục chữa táo bón đơn giản mà cực hay cho mẹ bỉm
6. Uống nhiều nước ấm
Một trong những nguyên nhân gây táo bón là do cơ thể thiếu nước. Lượng nước quá ít khiến phân khô, cứng tắc nghẽn, dồn ứ nhiều ngày, khuôn phân thay đổi.
Chính vì lý do trên, phụ nữ sau sinh bị táo bón được khuyến cáo nên uống một ly nước ấm với canh hoặc có thể uống trà hoa cúc, trà thì là để cải thiện triệu chứng khó chịu. Đồng thời, cần uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
Tuy nhiên, tuyệt đối không uống nước đá. Cà phê cũng là thức uống nên tránh xa vì thành phần caffein có thể truyền qua sữa mẹ, ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé hoặc khiến cơ thể mẹ bị mất nước khi uống quá nhiều.
7. Quả sung
Quả sung giàu canxi, chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất, là xúc tác kích thích sữa mẹ hoạt động hiệu quả. Ăn quả sung sẽ giúp sữa mẹ đặc, thơm ngon, phòng tránh tắc tia sữa.
Với thành phần giàu chất xơ, quả sung có thể giúp mẹ bỉm chữa chứng táo bón hiệu quả mà không gây ảnh hưởng đến bé.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Lấy 9g sung tươi, sắc lấy nước uống mỗi ngày hoặc ăn từ 3 – 5 quả sung chín một ngày đến khi hết táo bón.
- Cách 2: Lấy 120g quả sung tươi, ninh nhừ với 500g móng giò lợn, ăn nhiều lần trong ngày sẽ giúp tuyến sữa hoạt động tích cực và hỗ trợ chữa chứng táo bón ở sản phụ.
Lưu ý: Sau khi sinh, mẹ không nên ăn sung muối vì các thực phẩm muối chua dễ khiến mẹ bị đầy bụng, khó tiêu khiến tình trạng táo bón thêm nghiêm trọng hơn.
8. Rau diếp cá
Rau diếp cá vị cay, tính hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu sát trùng, tiêu viêm. Không chỉ vậy, diếp cá còn có lượng chất xơ hiếm có khả năng làm mềm phân, đẩy lùi tình trạng táo bón.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Lấy 1 nắm diếp cá tươi, ngâm với nước muối, để ráo, thêm 1 ít nước lọc, xay nhuyễn trong máy xay sinh tố. Đổ nước ra cốc, uống khi đang đói hoặc trước bữa cơm, không uống khi bụng no.
- Cách 2: Lấy lá diếp cá rửa sạch, phơi 4 – 5 nắng, mỗi ngày dùng 10g lá diếp cá khô nấu với 300ml nước. Đun sôi hoặc hãm như trà, uống nhiều lần trong ngày, liên tiếp 10 ngày sẽ thấy cải thiện.
Lưu ý: Mẹ cần thực hiện đúng liều lượng chỉ định, không nên dùng quá nhiều có thể gây thiếu sữa ở một số mẹ có cơ địa không hợp.
Đừng bỏ qua: 5 Loại Nước Ép Trị Táo Bón Cực Nhanh
9. Điều trị táo bón sau sinh qua các món ăn
Ăn gì để hết táo bón sau sinh là thắc mắc của nhiều chị em. Sau đây là một số thức ăn chữa táo bón hiệu quả mà chị em có thể áp dụng:
Cháo vừng đen:
- Nguyên liệu: 30g vừng đen, 50g gạo nếp, 100g gạo tẻ, 100g thịt lợn nạc
- Vừng đen và gạo xay nhỏ; thịt lợn băm nhỏ, ướp gia vị vừa ăn, xào chín với dầu thực vật
- Lấy nồi khác cho gạo đun nhỏ lửa với 250ml nước đun nhỏ lửa đến khi cháo chín nhừ thì cho thịt lợn vào đảo đều
- Khi cháo sôi thì nên nếm gia vị vừa ăn, mỗi ngày ăn 2 lần lúc đói, ăn liên tục trong 3 – 5 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Chè chuối tiêu:
- Nguyên liệu: 3 quả chuối tiêu chín, 30g đường trắng
- Chuối tiêu bỏ vỏ, đánh như như kem, cho thêm 200ml khuấy đều
- Đun hỗn hợp đã chuẩn bị với lửa nhỏ, thấy sôi thì cho thêm ít đường trắng đun đến khi đường tan hết.
- Ăn mỗi ngày 2 lần, liên tiếp trong 3 ngày sẽ thấy chứng táo bón giảm hẳn.
Chè khoai lang:
- Nguyên liệu: 200g khoai lang, 10g nghệ vàng, 50g đường đỏ
- Nghệ vàng rửa sạch, giã nhỏ; khoai lang rửa sạch cắt vừa miếng
- Cho vào nồi với 300ml nước, đun sôi đến khu nhừ thì thêm đường đỏ, đun tiếp đến khi sôi lại
- Chia làm 2 lần ăn trong ngày, thực hiện liên tục sẽ thấy hiệu quả.
10. Đánh bay chứng táo bón sau sinh qua chế độ ăn uống
Bên cạnh những phương pháp trên, mẹ cũng nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Thường xuyên ăn các món ăn lợi sữa, bồi bổ cơ thể, tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi. Các thực phẩm nên ăn bao gồm cà rốt, táo, lê, sữa chua, cà chua, bí đỏ…
Không chỉ vậy, mẹ cũng cần giữ tâm trạng thoải mái, tránh bực bội, căng thẳng mệt mỏi để không ảnh hưởng đến sự co bóp của dạ dày. Nếu chẳng may bị táo bón, hãy cố gắng thư giãn đầu óc và đừng nên lo lắng quá mức.
Tham khảo thêm: Táo bón đi ngoài ra máu – Cách xử lý & khắc phục tận gốc
Những lưu ý khi áp dụng các cách trị táo bón sau sinh tại nhà
Táo bón sau sinh là vấn đề khá phổ biến, nhưng hoàn toàn có thể cải thiện tại nhà với những biện pháp đơn giản và hiệu quả. Dưới đây là những lưu ý quan trọng mà mẹ cần nhớ để giảm tình trạng táo bón và duy trì sức khỏe ổn định:
- Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại hạt giàu chất xơ, các loại đậu… để làm mềm phân và hỗ trợ tiêu hóa.
- Uống đủ nước: Uống ít nhất 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, đặc biệt là nước ấm, để làm mềm phân và hỗ trợ tiêu hóa. Nếu mẹ đang cho con bú, cần uống nhiều hơn để bù lượng nước mất.
- Hoạt động nhẹ nhàng: Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga sau sinh hoặc thực hiện các bài tập kegel giúp kích thích nhu động ruột và giảm táo bón.
- Thói quen đi vệ sinh đúng giờ: Tạo thói quen đi vệ sinh vào một giờ cố định trong ngày, không nhịn khi có nhu cầu và ngồi đúng tư thế để tránh rặn mạnh.
- Chia nhỏ bữa ăn: Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa lớn để hệ tiêu hóa hoạt động nhẹ nhàng hơn và ngăn ngừa táo bón.
- Sử dụng thực phẩm lợi khuẩn (probiotic): Ăn sữa chua, kefir hoặc các chế phẩm sinh học chứa probiotic giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột và hỗ trợ tiêu hóa.
- Tránh thực phẩm gây táo bón: Hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn, đường tinh luyện, thực phẩm cay nóng hoặc chứa quá nhiều chất béo.
- Massage bụng nhẹ nhàng: Massage nhẹ nhàng vùng bụng theo chiều kim đồng hồ để kích thích nhu động ruột và giảm táo bón.
- Chú ý đến việc bổ sung sắt: Một số loại thuốc bổ sung sắt có thể gây táo bón. Tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh liều lượng hoặc thay đổi loại thuốc phù hợp.
- Không lạm dụng thuốc nhuận tràng: Chỉ sử dụng thuốc nhuận tràng khi thực sự cần thiết và dưới sự chỉ định của bác sĩ để tránh lệ thuộc vào thuốc và ảnh hưởng sức khỏe lâu dài.
Tham khảo thêm: Cách khắc phục viêm đại tràng thể táo bón
Táo bón sau sinh khi nào nên gặp bác sĩ?
Táo bón sau sinh thường có thể được cải thiện bằng các biện pháp tự nhiên tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc gặp bác sĩ là cần thiết để tránh các biến chứng hoặc các vấn đề nghiêm trọng hơn. Dưới đây là các dấu hiệu và tình huống mẹ nên đi khám bác sĩ:
- Táo bón kéo dài hơn 1 tuần: Nếu các biện pháp tại nhà không hiệu quả và tình trạng táo bón kéo dài, mẹ nên đi khám để được kiểm tra kỹ lưỡng.
- Đau bụng dữ dội hoặc co thắt mạnh: Nếu mẹ cảm thấy đau bụng dữ dội kèm theo táo bón, đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn như tắc ruột.
- Phân có máu hoặc đi ngoài ra máu: Máu trong phân có thể báo hiệu các vấn đề nghiêm trọng như nứt kẽ hậu môn, trĩ, tổn thương bên trong hệ tiêu hóa…
- Sụt cân không rõ nguyên nhân: Nếu mẹ gặp phải tình trạng sụt cân mà không rõ nguyên nhân cùng với táo bón, đây có thể là dấu hiệu cần được kiểm tra chuyên sâu.
- Sốt hoặc triệu chứng nhiễm trùng: Nếu kèm theo táo bón mẹ bị sốt, có thể cơ thể đang gặp phải một vấn đề nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm liên quan đến hệ tiêu hóa.
- Tình trạng trĩ nặng: Nếu mẹ bị trĩ do táo bón kéo dài và triệu chứng trĩ trở nên nghiêm trọng (sưng to, đau rát), nên thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
Những cách trị táo bón sau sinh được chia sẻ đều khá an toàn, lành tính, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Tuy nhiên, chúng sẽ chỉ có tác dụng khi tình trạng táo bón của mẹ còn nhẹ, bệnh chưa tiến triển nặng dẫn đến biến chứng. Trường hợp táo bón nặng, chị em nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ.
Có thể bạn quan tâm:
- Sau sinh mổ không đi đại tiện được do táo bón cần làm gì?
- Có nên dùng thuốc thụt hậu môn sau sinh trị táo bón? Loại nào tốt?
Bình luận (32)
e sinh bé d hơn 3thang giờ bị táo bón Đi ngoài ra máu luôn ý,e uống thuốc rồi mà ko d, bác sĩ tv giúp e với
Em gái mình mới sinh được 6 tháng, đợt em bé được 2 tháng thì em ấy xuất hiện tình trạng táo bón, lúc đầu khá nhẹ không điều trị gì, về sau tình trạng này càng nặng lên, gia đình có dùng mẹo dân gian, đưa đi bắt mạch thầy lang nhưng chuyển biến khá chậm, hiệu quả không cao, táo bón rồi bụng dạ khó chịu, ăn kém rồi không có sữa cho con bú. Nên giờ gia đình muốn tìm phòng khám nào uy tín để điều trị, không biết trung tâm thuốc dân tộc này thế nào. Ai có thông tin gì về thuốc dân tộc cho mình xin với ạ.
Trung tâm này uy tín chứ bác, em cũng từng điều trị táo bón tại đây rồi, em bị táo bón hơn 2 năm thử nhiều cách điều trị mà có khỏi đâu, mà điều trị tại trung tâm có 2 tháng em không còn bị táo bón hành hạ nữa, cũng hơn 1 năm em không bị tái phát lần nào. Trước em có tìm hiểu về trung tâm và đọc được bài viết nói về Trung tâm em mới đến khám đấy chứ
Tôi bị táo bón hơn 1 năm nay xin được bác sĩ tư vấn. Đây là số điện thoại của tôi: 0985368***
Chào Bạn! Cảm ơn bạn đã quan tới bài viết của Trung tâm. Trung tâm sẽ liên hệ với bạn sớm,bạn chú ý điện thoại để các bác sĩ tư vấn cho bạn nhé!
Ông con năm nay hơn 70 tuổi rồi, khoảng hơn 1 tháng nay ông xuất hiện tình trạng đi ngoài phân cứng, rất khó đi, 1 tuần ông đi nhiều nhất được 2 lần, có tuần không đi lần nào. Cả nhà có thay đổi chế độ ăn cũng như mua thuốc tây y về cho ông điều trị nhưng cũng không chuyển biến nhiều. Mà theo con tìm hiểu người già bị táo bón rất nguy hiểm, nay con đọc được bài này thấy rất hay, mọi người có ai có người nhà bị tình trạng tương tự như ông con điều trị bằng bài thuốc đông y này chưa ạ cho con xin chút thông tin với ạ, dùng bài thuốc này có bị tái phát không ạ.
Mình ở Quảng Ninh thì làm sao mua được thuốc ạ, ở Quảng Ninh có cơ sở nào bán bài thuốc đông y này không ạ.
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã quan tâm tới bài thuốc của Trung tâm. Hiện tại Trung tâm có 3 cơ sở: Hà Nội, Quảng Ninh, Tp HCM.
Bạn ở Quảng Ninh bạn có thể sắp xếp thời gian qua địa chỉ: Số 116 Văn Lang, P. Hồng Gai, TP Hạ Long vào thời gian làm việc của Trung tâm: thứ 2 đến chủ nhật, sáng: 8h – 12h, chiều: 13h30 – 17h30, bác sĩ sẽ thăm khám trực tiếp và kê đơn thuốc cho bạn. Hoặc nếu bạn không có thời gian để đến tận nơi thăm khám, Trung tâm có hỗ trợ thăm khám online cho bạn. Bạn vui lòng liên hệ vào số hotline: 0203 6570128 để gặp các bác sĩ chuyên khoa về tiêu hóa sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn. Để nhanh chóng và thuận tiện bạn có thể để lại chút thông tin, trung tâm sẽ liên hệ với bạn.
Thân ái!
Đây là số điện thoại của mình: 0365***794 xin được bác sĩ tư vấn ạ.
Cảm ơn bạn đã để lại thông tin, Trung tâm sẽ liên hệ với bạn sớm, bạn chú ý điện thoại để bác sĩ tư vấn cho bạn nhé.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!