Táo bón sau sinh và bí quyết thoát khỏi của các mẹ bỉm sữa

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Táo bón sau sinh là tình trạng không ít các mẹ bỉm sữa phải đối mặt, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tâm trạng hàng ngày. Để thoát khỏi nỗi khổ này, nhiều bí quyết đã được chị em chia sẻ và áp dụng thành công.

Táo bón sau sinh là gì?

Táo bón sau sinh là hiện tượng lượng phân ít, khô và cứng, gây khó khăn trong việc đi đại tiện. Các mẹ bỉm mắc căn bệnh này thường đi đại tiện không quá 3 lần trong tuần, thời gian đi đại tiện cũng sẽ diễn ra lâu hơn bình thường.

táo bón sau sinh
Sau khi sinh, phụ nữ thường bị táo bón do nhiều nguyên nhân khác nhau

Bệnh táo bón ở phụ nữ sau sinh thường sẽ tự có thể khỏi nếu điều chỉnh lối sống, chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng bệnh kéo dài trên 12 tuần, chị em cần cảnh giác với những bệnh lý ở đường tiêu hóa, thần kinh hay thậm chí là ung thư đại tràng.

Tại sao phụ nữ sau khi sinh lại bị táo bón?

Phụ nữ sau sinh là đối tượng dễ mắc chứng táo bón. Nguyên nhân của tình trạng này là do:

  • Không ăn đầy đủ rau củ, chất xơ mà chỉ ăn các thức ăn bồi bổ, giúp tăng lượng sữa cho con.
  • Lượng nước trong cơ thể giảm mạnh khi tham gia vào quá trình tạo sữa cho trẻ bú.
  • Hạn chế đi đại tiện vì sợ ảnh hưởng đến vết khâu mổ, vết khâu phẫu thuật cắt tầng sinh môn.
  • Sau khi sinh, phụ nữ thường mất nhiều máu, cơ thể bị thiếu hụt tân dịch. Do đó, máu ở khu vực đại tràng không ổn định và đầy đủ. Từ đó gây ra chứng táo bón.
  • Căng thẳng quá mức gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, làm rối loạn nhu động ruột và dẫn đến táo bón sau khi sinh con.
  • Do thay đổi hormone
  • Hạn chế vận động, đi lại do kiêng cữ sau khi sinh, điều này khiến ruột hoạt động kém hơn bình thường.
  • Táo bón sau sinh do bệnh lý: Tình trạng táo bón kéo dài lâu ngày, chị em có thể đã mắc các bệnh lý như chấn thương tủy sống, viêm đại tràng, ung thư đại tràng
nguyên nhân gây táo bón sau sinh
Ít vận động, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, căng thẳng quá mức là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng táo bón ở phụ nữ sau sinh

Tìm hiểu ngayTáo bón kéo dài là bệnh gì? Làm sao khỏi?

Phụ nữ sau sinh bị táo bón có nguy hiểm không?

Bệnh táo bón sau sinh thường gây nguy hiểm nếu được xử lý đúng cách. Tuy nhiên, nếu chị em để bệnh kéo dài và không được điều trị tốt có thể dẫn đến một số biến chứng như:

  • Nứt kẽ hậu môn: Tình trạng này xảy ra khi phân cứng và khô gây tổn thương cho niêm mạc hậu môn trong quá trình đại tiện.
  • Bệnh trĩ: Áp lực tăng lên trong quá trình đại tiện có thể khiến các tĩnh mạch xung quanh hậu môn phình to và gây ra bệnh trĩ.
  • Suy giảm chất lượng cuộc sống: Táo bón sau sinh kéo dài có thể gây khó chịu, đau đớn. Từ đó ảnh hưởng đến tâm trạng, giấc ngủ, cũng như khả năng chăm sóc con cái và thực hiện các hoạt động hàng ngày.
  • Áp lực lên cơ vùng chậu: Việc cố gắng rặn mạnh khi đi đại tiện có thể gây áp lực lên các cơ vùng chậu, làm tăng nguy cơ sa tử cung hoặc sa bàng quang, đặc biệt ở những phụ nữ đã yếu cơ vùng chậu sau sinh.
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS): Táo bón kéo dài không được điều trị có thể góp phần vào sự phát triển của hội chứng ruột kích thích, một tình trạng mãn tính ảnh hưởng đến đại tràng và gây ra các triệu chứng như đau bụng, khó chịu và thay đổi thói quen đại tiện.
  • Các biến chứng hiếm gặp: Phình đại tràng, tắc đại tràng.

Cách điều trị táo bón sau sinh

Ngoài việc sử dụng thuốc, có rất nhiều giải pháp chăm sóc tại nhà giúp phụ nữ sau khi sinh cải thiện được tình trạng táo bón hiệu quả. Phụ nữ bị táo bón sau sinh có thể áp dụng những bí quyết dưới đây:

1. Tập thể dục

Một trong những nguyên nhân gây ra táo bón đó là ít vận động. Do đó, để khắc phục tình trạng táo bón sau khi sinh, các bà mẹ cần thường xuyên vận động bằng cách tập thể dục vào ban sáng, tập yoga, đi bộ,…

Tập thể dục giúp cơ bắp dẻo dai, đường ruột hoạt động trở lại tốt hơn, cơ thể được kích thích trao đổi chất,… Từ đó, chứng táo bón sẽ mau chóng thuyên giảm.

Mách bạn: 11 bài tập thể dục chữa táo bón đơn giản – Nên tập mỗi ngày

2. Uống nhiều nước giảm táo bón sau sinh

Một phần lượng nước trong cơ thể người mẹ tham gia vào quá trình tạo sữa cho con. Do đó, sau khi sinh phụ nữ cần phải tăng cường uống nước để đáp ứng đủ lượng nước cơ thể cần và cung ứng cho quá trình tạo sữa.

Mất nước, thiếu nước là nguyên nhân dẫn đến táo bón. Nếu bổ sung lượng nước đầy đủ, hệ tiêu hóa sẽ làm việc tốt, đường ruột sẽ làm cho phân thải mềm và ẩm, cải thiện tình trạng táo bón.

cách điều trị táo bón sau sinh an toàn
Phụ nữ sau khi sinh có thể khắc phục chứng táo bón bằng cách uống nhiều nước hơn.

3. Chữa táo bón sau sinh thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Phụ nữ sau khi sinh thường có thói quen ăn nhiều các món ăn bổ dưỡng, giàu đạm để có nhiều sữa. Tuy nhiên, điều này lại khiến cho chất xơ trong khẩu phần ăn bị thiếu hụt.

Nếu bị táo bón sau khi sinh vì nguyên nhân này, phụ nữ hãy bổ sung lượng chất xơ nhiều hơn. Chất xơ sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp sản sinh nhiều những vi khuẩn có lợi cho đường ruột.

Lượng chất xơ trong khẩu phần ăn mỗi ngày nên đạt từ 25 – 30g. Bên cạnh các loại rau củ, các mẹ có thể ăn thêm các loại trái cây, uống nước ép rau củ, hoa quả,… giúp bổ sung một lượng chất xơ lớn cho cơ thể. Một số loại hoa quả giúp nhuận tràng, chống táo bón tốt là táo, chuối, cam, lê, bưởi,…

Ngoài ra, mẹ bỉm nên thường xuyên dùng các món ăn chống táo bón như:

  • Cháo khoai lang
  • Cháo vừng đen
  • Chè đu đủ
  • Gà hấp khoai tây
  • Cháo cà rốt,…

Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn những loại thức ăn cay nóng, giàu cholesterol. Các loại thức ăn này không chỉ gây hại cho cơ thể, cho sữa mẹ mà cũng là nguyên nhân gây ra táo bón.

Đừng bỏ qua: Danh sách 9 thực phẩm gây táo bón bạn nên hạn chế

3. Giữ tinh thần lạc quan

Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, phụ nữ sau khi sinh cũng cần giữ tinh thần thoải mái, có thời gian nghỉ ngơi. Điều này giúp sức khỏe hồi phục, cơ thể khỏe mạnh. Từ đó, máu huyết mới được sản sinh giúp nuôi dưỡng đường ruột, đại tràng hoạt động tốt hơn.

cách chữa táo bón sau khi sinh tại nhà
Tập luyện thể dục, ăn nhiều chất xơ hơn, giữ tinh thần lạc quan … là những bí quyết giúp đẩy lùi chứng táo bón sau khi sinh đơn giản

4. Sử dụng thuốc trị táo bón sau sinh

Phụ nữ bị táo bón sau khi sinh có thể dùng thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân, giúp cho việc đi đại tiện dễ dàng hơn.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc điều trị táo bón. Tuy nhiên, chị em cần thận trọng khi chọn dùng bởi vì thuốc có thể bài tiết qua đường sữa mẹ, ảnh hưởng đến trẻ nhỏ hoặc gây tác dụng phụ có hại đến sức khỏe của người mẹ.

Để đảm bảo an toàn, chị em nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, hướng dẫn dùng thuốc cho phù hợp.

7 Cách phòng ngừa táo bón sau sinh

Sau sinh, táo bón là một trạng thái khá phổ biến mà nhiều bà mẹ gặp phải, do sự thay đổi của hormon, việc sử dụng thuốc giảm đau, và ít vận động. Dưới đây là một số cách giúp chị em giảm thiểu nguy cơ bị táo bón sau sinh.

  • Tăng cường hấp thụ chất lỏng: Uống nhiều nước mỗi ngày, từ 8-10 cốc nước. Chất lỏng có thể giúp làm mềm phân và dễ dàng di chuyển qua đường ruột. Nước lọc, nước hoa quả không đường và nước dừa là những lựa chọn tốt.
  • Chế độ ăn giàu chất xơ: Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày như hoa quả, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và hạt. Chất xơ giúp tăng khối lượng phân và kích thích nhu động ruột.
  • Vận động hàng ngày: Hoạt động thể chất nhẹ nhàng như đi bộ, yoga hoặc bài tập kegel có thể giúp kích thích nhu động ruột và phòng tránh táo bón sau khi sinh.
  • Tránh hoặc hạn chế thực phẩm gây táo bón: Một số thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ táo bón như thực phẩm chứa nhiều chất béo, thức ăn nhanh và thức ăn chế biến sẵn. Hãy cố gắng hạn chế những thực phẩm này.
  • Quản lý stress: Stress có thể ảnh hưởng đến đường ruột và gây ra táo bón. Thực hành các bài thiền, hít thở sâu hoặc các phương pháp quản lý stress khác có thể giúp ích cho mẹ bỉm trong việc kiểm soát và ngăn ngừa chứng táo bón.
  • Đặt lịch trình đi vệ sinh: Hãy cố gắng đi vệ sinh vào một thời gian cố định hàng ngày để tạo thói quen cho cơ thể.
  • Sử dụng probiotics: Probiotics là vi khuẩn có ích giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và có thể giúp phòng ngừa táo bón sau sinh. Chúng có thể được tìm thấy trong sữa chua, kefir, và các sản phẩm lên men khác.

Hãy nhớ rằng sức khỏe đường ruột là một phần quan trọng của quá trình phục hồi sau sinh. Do đó, đừng ngại tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình và chuyên gia y tế khi bị táo bón sau sinh để đảm bảo bạn có thể tận hưởng trọn vẹn niềm vui làm mẹ.

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Ngày đăng 11:51 - 19/03/2024 - Cập nhật lúc: 10:06 - 24/05/2024
Chia sẻ:
Trẻ bị táo bón nên ăn gì là thắc mắc chung của các bậc làm cha làm mẹ Trẻ táo bón nên ăn gì? ( Các loại rau, cháo, món ăn tốt nhất)

Trẻ bị táo bón nên ăn các loại rau quả giàu chất xơ, có tính nhuận tràng. Ngoài ra, các…

thuốc thụt hậu môn Fleet Thuốc thụt hậu môn Fleet: Công dụng, cách dùng và giá

Thuốc thụt hậu môn Fleet được dùng phổ biến trong điều trị chứng táo bón không thường xuyên. Ngoài ra…

Men tiêu hóa Enterogermina trị táo bón được không?

Hiện tại có nhiều người bệnh sử dụng men tiêu hóa Enterogermina trị táo bón. Phương pháp này có thật…

Đau bụng táo bón là tình trạng thường gặp với cảm giác ấm ách, bụng trướng khó chịu Đau bụng táo bón – Cách giảm đau, đi cầu nhanh

Đau bụng táo bón là một nỗi ám ảnh với nhiều người. Lúc này bụng thường xuyên ấm ách khó…

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không đi ngoài được Tại sao trẻ sơ sinh không đi ngoài được? Cách khắc phục

Trẻ sơ sinh không đi ngoài được là một trong những vấn đề thường gặp khiến nhiều bậc phụ huynh…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua