Thoái hóa khớp vai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Tình trạng thoái hóa khớp vai ngày càng trở nên phổ biến, không chỉ ở người lớn tuổi mà đang ngày càng trẻ hóa. Sự mài mòn của sụn và giảm linh hoạt tại các khớp vai không chỉ gây đau đớn, mà còn ảnh hưởng đến khả năng vận động, cần phải thăm khám và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Thoái hóa khớp vai là gì, có nguy hiểm không?

Thoái hóa khớp ở vai là khi sụn tại 5 khớp nhỏ cùng hệ thống gân cơ quanh vai bị tổn thương do lão hóa và mài mòn. Điều này dẫn đến cọ xát và va chạm giữa các đầu xương, gây viêm đau. 

Khớp vai quan trọng trong hoạt động hàng ngày của con người. Thoái hóa ở khớp vai gây đau, cứng khớp và hạn chế vận động, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

thoái hóa khớp vai
Tình trạng thoái hóa khớp ở vai đang xuất hiện ngày càng nhiều và ở mọi độ tuổi

Trường hợp nặng, bệnh gây vôi hóa, viêm cột sống dính khớp, cứng khớp, tê liệt cột sống lưng – cổ do chèn ép dây thần kinh. Nhiều người mất hoàn toàn khả năng vận động cánh tay.

Triệu chứng thoái hóa khớp vai nhức nhối và hạn chế vận động

Khi khớp vai bị thoái hóa, người bệnh thường bị đau nhức ở vùng vai với các mức độ khác nhau. Triệu chứng nặng hơn bao gồm:

  • Đau và sưng khớp vai: Đau và sưng nặng hơn khi vận động, đặc biệt là khi mang vác đồ. Cơn đau có thể lan ra ức, cổ, gáy và cánh tay, gây khó ngủ vào ban đêm. Khớp vai có thể sưng, tấy đỏ và nóng khi chạm vào.
  • Cứng khớp và tiếng kêu: Khớp vai cứng và khó vận động, đặc biệt là vào buổi sáng. Khi xoay khớp, có thể nghe tiếng kêu lục cục.
  • Hạn chế vận động: Thoái hóa vị trí khớp vai làm cho việc vận động trở nên khó khăn, bao gồm việc vòng tay ra sau lưng, nâng tay cao, cúi xuống và xoay khớp vai.
 
triệu chứng
Thoái hóa ở khớp vài thường đi kèm với các triệu chứng sưng, đau, cứng khớp, có tiếng kêu lục cục…

Tham khảo thêm: Thoái hóa khủy tay là gì và cách điều trị hiệu quả từ thảo dược thiên nhiên

Nguyên nhân thoái hóa khớp vai từ quá trình lão hóa sụn khớp

Thoái hóa khớp chủ yếu xuất phát từ sự lão hóa, mài mòn và tổn thương sụn khớp, bao gồm các nguyên nhân sau:

  • Tuổi tác: Quá trình lão hóa sụn khớp tăng nguy cơ thoái hóa xương khớp, bao gồm thoái hóa ở khớp vai, gối, đốt sống cổ, thắt lưng…
  • Thoái hóa thứ phát sau chấn thương: Chấn thương trật khớp vai, tổn thương sụn khớp, viêm cơ, gân quanh vai làm khớp vai bị thoái hóa.
  • Di truyền, bẩm sinh: Yếu tố di truyền và các dị dạng xương khớp bẩm sinh tăng nguy cơ thoái hóa khớp.
  • Tính chất công việc: Lao động mang vác nặng, vận động nhiều, hoặc ít vận động, giữ tư thế lâu dài…
  • Thói quen sinh hoạt: Nằm ngủ, ngồi và làm việc sai tư thế, chế độ dinh dưỡng không khoa học cũng gây ảnh hưởng đến sụn khớp và gây thoái hóa khớp.

Cách chữa thoái hóa, cứng khớp 

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, thoái hóa xương khớp khó điều trị triệt để và cần thời gian dài để phục hồi tổn thương sụn khớp. Các phương pháp chữa trị hiện nay chủ yếu tập trung vào kiểm soát đau cứng khớp và cải thiện khả năng vận động.

Chữa trị bằng bài thuốc dân gian

Trong dân gian, có các bài thuốc giúp giảm đau do thoái hóa khớp như lá lốt, ngải cứurễ đinh lăng.

Tuy nhiên, chúng chỉ giảm đau nhẹ và không điều trị hoặc ngăn chặn thoái hóa khớp. Mặc dù thuốc dân gian lành tính và dễ áp dụng tại nhà, nhưng cũng có thể gây ngộ độc dược tính nếu sử dụng sai cách.

bài thuốc nam
Chữa thoái hóa khớp vai bằng dân gian như lá lốt, đinh lăng, ngải cứu…

Điều trị nội khoa bằng thuốc Tây y

Bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ thuốc phù hợp dựa vào mức độ thoái hóa sụn khớp. Trong trị liệu thoái hóa ở khớp vai, các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc giảm đau – kháng viêm: Như Naproxen, Ibuprofen, Acetaminophen, Aspirin… và các loại thuốc nhóm DMARD giúp giảm phá hủy xương khớp và viêm.
  • Thuốc giúp giãn cơ: Được sử dụng để giảm co cứng khớp và giảm đau trong trường hợp thoái hóa khớp ở vai cấp tính.
  • Thuốc tiêm trực tiếp vào khớp: Được sử dụng trong trường hợp thoái hóa khớp nghiêm trọng và viêm đau dữ dội.

Tuy nhiên, các nhóm thuốc này có thể gây tác dụng phụ đối với gan, thận và chức năng tiêu hóa. Vì vậy, thường chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn và theo sự chỉ định của bác sĩ.

Phẫu thuật chữa thoái hóa ở khớp vai

Trong trường hợp thoái hóa khớp dẫn đến vôi hóa và mất khả năng vận động, phẫu thuật khớp vai thường được chỉ định. Các biện pháp như chụp cộng hưởng từ, mổ nội soi hoặc phẫu thuật thay thế khớp vai được áp dụng phổ biến.

Ngoài ra, các phương pháp vật lý trị liệu như sử dụng bước sóng ngắn, trị liệu bằng nhiệt và trị liệu bằng điện có thể được sử dụng để hỗ trợ điều trị, phục hồi chức năng vận động.

phẫu thuật
Phẫu thuật sẽ được áp dụng nếu các biện pháp khác không mang lại hiệu quả

Ứng dụng Đông y 

Để khắc phục thoái hóa xương khớp, Đông y tập trung vào nguyên nhân gốc rễ của bệnh bằng cách kích thích sản sinh sụn khớp, dịch khớp, bảo vệ tổ chức sụn và làm chậm quá trình lão hóa.

Điều này giúp giảm triệu chứng và phục hồi chức năng vận động của khớp vai. Đồng thời, Đông y kết hợp các biện pháp trị liệu như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt… để giảm đau và tăng hiệu quả điều trị.

Sự kết hợp này mang lại hiệu quả cao và đã giúp nhiều người bệnh phục hồi sức khỏe xương khớp.

Tham khảo thêm: Bị thoái hóa khớp có nên uống canxi không? Loại nào tốt?

Các bài tập hỗ trợ giảm đau thoái hóa khớp vai

Để giảm đau nhức ở khớp vai, có thể thực hiện các bài tập sau:

  • Bài tập với gậy: Ngồi thẳng, cầm gậy ở phía trước và thực hiện các động tác đưa tay từ trong ra ngoài, từ phải sang trái, từ dưới lên trên.
  • Bài tập với khăn: Dùng khăn dài, nắm lấy 2 đầu khăn và đưa ra phía sau lưng, sau đó kéo khăn lên cao, lặp lại nhiều lần.
  • Bài tập xoay khớp vai: Đứng thẳng, thực hiện động tác nâng khớp vai lên xuống, xoay khớp vai. Hoặc bắt chéo tay bị đau sang bên đối diện và kéo khi thấy đau, sau đó nghỉ.
thoái hóa khớp vai
Áp dụng những bài tập phù hợp để cải thiện tình trạng đau nhức khớp

Thoái hóa khớp vai nên ăn gì và kiêng gì?

Để hỗ trợ giảm triệu chứng và ngăn chặn thoái hóa xương khớp, người bệnh nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng phù hợp.

  • Nên ăn: Thực phẩm giàu canxi, omega 3, vitamin D, C và khoáng chất như sữa, đậu nành, xương ống và sụn động vật, ngũ cốc nguyên hạt, cá ngừ, cá hồi, rau xanh và trái cây.
  • Không nên ăn: Nội tạng động vật, rượu, bia, chất kích thích, nước có ga, chất béo bão hòa, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, và hạn chế muối.

Thoái hóa khớp vai là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ảnh hưởng đến mọi độ tuổi, đặc biệt là người già. Việc nhận biết sớm và áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời có thể giúp giảm thiểu đau đớn, ngăn chặn các biến chứng không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:

Bình luận (102)

  1. Bình An
    Bình An says: Trả lời

    Mk bị thoái hóa đốt sống cổ thì có dùng được thuốc này không nhỉ hay chỉ thoái hóa khớp vai mới dùng được thôi vậy?

  2. Đạt Nhím
    Đạt Nhím says: Trả lời

    Haizz.. uống nhiều thuốc tây tôi nản lắm rồi ý. Uống nhiều thuốc xương khớp nên giờ cũng bị viêm dạ dày luôn rồi. Không uống thì chỉ đau vai thôi, uống thì hết đau vai được 1 thời gian nhưng kết quả là sau này bị đau thêm dạ dày. Rõ là khổ mà.

  3. Trịnh Tuấn Phong
    Trịnh Tuấn Phong says: Trả lời

    Chào các anh chị và các bạn. Vợ em năm nay 26 tuổi mới sinh em bé hơn 4 tháng nhưng hau bị đau cổ vai gáy. Hiện tượng đau này đã bị từ khi trước có thai rồi ạ. Em có đưa vợ đi khám thì bác sĩ bảo bị thoái hóa khớp vai và có cho thuốc về uống. Thuốc trong lúc uống thì có đỡ nhưng cơn đau sớm quay lại khi vợ em dừng thuốc. Hiện tại vợ em đang cho con bú nên không muốn dùng thuốc tay hay thuốc giảm đau. Mọi người cho em hỏi bài thuốc hoạt huyết phục cốt hoàn này có dùng được cho phụ nữ đang cho con bú không ạ?

  4. Đinh Trà My
    Đinh Trà My says: Trả lời

    Trước đây mình bị thoái hóa khớp vai nhưng ban đầu mình không biết đâu. Cứ nghĩ do nằm sai tư thế nên cổ vai gáy mới đau để vài ngày là đỡ. Nhưng cơn đau không giảm cứ dai dẳng không đỡ. Mình có ra tiệm thuốc rồi được dược sĩ bán cho 1 tuyp voltaren để bôi nhưng bôivài ngày không thấy đỡ mấy mình chuyển sang uống. Mới đầu chỉ là uống panadol rồi sau thuốc ngày 1 tăng liều hơn vì cơn đau ngàu càng nặng hơn rất khó chịu. Tình trạng đau như vậy kéo dài gần 1 năm không đỡ nên mình đã đi viện để kiểm tra thì được bác sĩ chẩn đoán thoái hóa khớp vai. Bác sĩ có kê đơn và mình có uống và có đỡ. Nhưng khi dừng thuốc thì rất nhanh chóng bệnh lại đau trở lại. Em cảm giác như kiểu mình bị nhờn thuốc vậy. Dùng thuốc tây không khỏi nên mình nghĩ thử chuyển sang đông y xem sao thì lên mạng tìm hiểu thấy bài thuốc hoạt huyết phục cốt hoàn của trung tâm thuốc dân tộc được mọi người khen rất nhiều. Mình đã mua về dùng nhưng là vì thuốc đông y nên tác dụng không được nhanh như tây y. Nếu thuốc tây uống khonagr 1,2 ngày là thấy đỡ rồi thì với hoạt huyết phục cốt hoàn mình phải uống đến hơn 2 tuần mới bắt đầu thấy hiệu quả. Các cơn đau mỏi bắt đầu thưa dần và cũng không còn đau và khó chịu như trước. Uống đến hơn 2 tháng bệnh của mình có thể gọi là khỏi nhưng mình vẫn uống đủ 1 liệu trình 3 tháng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Và đến giờ đã gần 1 năm từ khi ngưng thuốc mình vẫn không hề bị lại.

    1. Thuốc dân tộc says:

      Chào bạn Đinh Trà My. Cảm ơn bạn đã tin tưởng chọn Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc là nơi chăm sóc sức khỏe và chức mừng bạn đã khỏi bệnh. Nếu cần tư vấn hay hỗ trợ gì bạn có thể gọi điện đến số 02471096699 nhé. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bệnh thoái hóa khớp cổ tay Bệnh thoái hóa khớp cổ tay – Nguyên nhân và hướng chữa trị

Thoái hóa khớp cổ tay là bệnh lý phổ biến ở lứa tuổi trung niên, trong đó nữ giới chiếm…

Cấu tạo Cột sống người (cấu tạo, số đốt, chức năng…)

Cấu tạo cột sống người được thiết kế phức tạp, bao gồm nhiều đốt xương và đĩa đệm, đóng vai…

bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân Bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân do viêm, thoái hóa

Bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân là một phương pháp điều trị được sử dụng phổ biến hiện nay,…

Biến chứng do thoái hóa khớp – Nguy hiểm hơn bạn tưởng

Các biến chứng do thoái hóa khớp vô cùng nguy hiểm, không chỉ giảm hiệu suất làm việc mà còn…

Đau phía sau đầu gối là bệnh gì? Triệu chứng & cách trị

Đau phía sau đầu gối là triệu chứng của hàng loạt bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến…

Chia sẻ
Bỏ qua