Bệnh gan lây qua đường nào? (Gồm viêm gan A, B, C, D, E)

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Các loại bệnh gan do virus gây ra thường dẫn đến sưng viêm, tổn thương gan và có thể lây truyền cho người khác qua những con đường nhất định. Việc tìm hiểu bệnh gan lây qua đường nào sẽ giúp bạn đề ra biện pháp phòng tránh hiệu quả.

Bệnh gan có lây không?

Bệnh gan có nhiều dạng như viêm gan virus, viêm gan tự miễn, xơ gan, gan nhiễm mỡ, ung thư gan… Tuy nhiên, không phải căn bệnh nào cũng có khả năng lây lan. Tình trạng truyền nhiễm bệnh chủ yếu xảy ra ở những đối tượng mắc viêm gan siêu vi A, B, C, D, E. 

bệnh gan lây qua đường nào
Con đường lây truyền của bệnh gan phụ thuộc vào loại virus gây bệnh

Tuy nhiên, một số trường hợp bị xơ gan sau khi mắc viêm gan virus mãn tính. Nếu quá trình điều trị chưa loại bỏ hết mầm bệnh thì cũng có thể lây truyền cho người khác theo cơ chế tương tự.

Xem thêm: Các Loại Bệnh Về Gan Phổ Biến Và Cách Nhận Biết, Xử Lý

Bệnh gan lây qua đường nào?

Mỗi dạng bệnh viêm gan virus có thể lây truyền theo những con đường khác nhau. Phổ biến nhất là đường máu hoặc tiếp xúc với dịch tiết, chất thải của người bệnh. Cụ thể như sau:

Các đường lây truyền của bệnh viêm gan A

Bệnh viêm gan A lây truyền chủ yếu qua đường ăn uống và tiếp xúc với phân của người bệnh. Con đường lây truyền phổ biến của virus viêm gan A thường bao gồm:

  • Người nhiễm virus không vệ sinh tay đúng cách sau khi đi vệ sinh. Điều này có thể khiến tay nhiễm virus và lây lan lên các bề mặt tiếp xúc như giấy vệ sinh, bồn rửa và đôi khi là thực phẩm.
  • Thực hiện một số tư thế quan hệ tình dục như quan hệ bằng miệng và hậu môn.
  • Ăn hoặc uống bất cứ thứ gì có chứa virus viêm gan A.
  • Tiếp xúc với phân của người bệnh và không vệ sinh tay ngay sau đó.
  • Sử dụng nguồn nước ô nhiễm, chứa virus viêm gan A để nấu ăn, rửa trái cây hoặc uống.
  • Có thể lây qua đường máu (truyền máu, sử dụng chung kim tiêm,…) nhưng hiếm gặp vì số lượng virus viêm gan A tồn tại trong máu người bệnh rất ít.
viêm gan A lây qua đường nào
Virus viêm gan A thường lây truyền qua việc tiếp xúc trực tiếp với virus gây bệnh

Bệnh viêm gan B lây lan như thế nào?

Viêm gan B là một dạng nhiễm trùng gan thường gặp. Có nhiều cách để virus gây bệnh có thể truyền sang người khác như:

1. Quan hệ tình dục không an toàn

Virus viêm gan B có thể tồn tại trong dịch âm đạo và tinh dịch. Do đó, quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm virus viêm gan B là cách lây nhiễm bệnh phổ biến nhất.

Khoảng 2/3 các trường hợp nhiễm viêm gan B có liên quan đến các hình thức quan hệ tình dục đặc biệt là quan hệ tình dục qua đường hậu môn và đường miệng. Mặc dù hiếm khi xảy ra, tuy nhiên đôi khi hôn cũng có thể dẫn đến lây nhiễm virus viêm gan B.

viêm gan b lây qua đường nào
Quan hệ tình dục là đường lây truyền viêm B phổ biến

2. Dùng chung kim tiêm

Những người sử dụng ma túy thường dùng chung kim tiêm. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm viêm gan B. Khoảng 16% các trường hợp nhiễm viêm gan B có liên quan đến việc sử dụng chung kim tiêm.

Ngoài ra, nguy cơ nhiễm trùng gan cũng tăng theo thời gian đối với một người lạm dùng kim tiêm hoặc nghiện ma túy nặng.

3. Truyền từ mẹ sang con

Ở các quốc gia có tỷ lệ viêm gan B cao, virus có thể truyền từ mẹ sang con. Bệnh gan có thể lây truyền qua nhau thai hoặc lúc sinh nở.

Đứa trẻ bị nhiễm virus viêm gan B bẩm sinh thường dễ dẫn đến viêm gan B mạn tính hơn. Tuy nhiên hầu hết các vấn đề nhiễm trùng ở trẻ em đều được cải thiện hiệu quả. Trẻ cần được chăm sóc, điều trị y tế theo chỉ định của bác sĩ và có biện pháp phòng ngừa hợp lý.

4. Sống với người bệnh viêm gan B

Sống cùng với người bệnh viêm gan B làm cho nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn những người khác. Một số dụng cụ trong gia đình có thể chứa máu hoặc dịch cơ thể mang virus viêm gan B. Vô tình tiếp xúc với virus có thể dẫn đến nhiễm trùng gan.

Bên cạnh đó, virus viêm gan B có thể tồn tại bên ngoài cơ thể trong một thời gian. Do đó, không sử dụng chung các vật dụng như dao cạo râu, bàn chải đánh răng để ngăn ngừa nhiễm virus viêm gan B.

Xem chi tiếtBệnh viêm gan B có lây không, qua đường nào?

Viêm gan C lây qua đường nào?

Nhiễm viêm gan C có thể dẫn đến các tổn thương gan nghiêm trọng. Vì vậy điều quan trọng là tránh khỏi các cách lây truyền bệnh. Một số đường lây truyền bệnh viêm gan C phổ biến bao gồm:

1. Truyền máu

Truyền máu là cách phổ biến nhất có thể gây ra viêm gan C. Tiếp xúc với máu có chứa virus cũng có thể gây ra bệnh. Một số đường lây truyền viêm gan B phổ biến bao gồm:

  • Sử dụng chung kim tiêm mà người bị viêm gan C đã sử dụng.
  • Bị tổn thương bởi một kim tiêm hoặc bất cứ vật chứa virus có thể gây ra bệnh.
  • Sử dụng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng hoặc các loại vật dụng khác chứa virus viêm gan.
  • Được truyền máu từ người nhiễm virus viêm gan.
viêm gan c lây qua đường gì
Tiếp xúc với máu của bệnh nhân viêm gan C là con đường lây truyền phổ biến nhất

2. Truyền qua đường tình dục

Virus viêm gan C cũng có thể lây lan thông qua đường tình dục, mặc dù nguy cơ này thường không cao. Tuy nhiên, một số hành vi tình dục có thể làm tăng nguy cơ nhiễm virus như quan hệ thông qua hậu môn hoặc quan hệ bằng miệng.

  • Ngoài ra, một người cũng có thể nhiễm virus viêm gan C nếu:
  • Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình mà không sử dụng bao cao su.
  • Có các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu hoặc HIV.
  • Thực hiện các hành vi quan hệ tình dục gây chảy máu hoặc xay xát tổn thương bề mặt da.

3. Xăm hình

Virus viêm gan C có thể lây truyền thông qua việc xăm hình. Việc sử dụng chung kim xăm và mực xăm với người khác làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Do đó, chỉ thực hiện xăm hình ở cơ sở được cấp phép an toàn vệ sinh. Yêu cầu thay mới kim xăm và mực xăm trước khi thực hiện xăm.

Ngoài ra việc xỏ khuyên tai, xỏ lỗ trên cơ thể đôi khi cũng có thể gây nhiễm virus. Do đó, luôn tìm hiểu về độ an toàn và uy tín của cơ sở trước khi thực hiện xăm hoặc xỏ khuyên.

Tìm hiểu thêm: Virus viêm gan C sống được bao lâu ngoài môi trường?

Cách truyền nhiễm virus viêm gan D

Viêm gan D là một bệnh nhiễm trùng khiến gan bị sưng và suy giảm chức năng. Khác với các loại viêm gan khác, virus gây bệnh viêm gan D không thể tự lây nhiễm. Chúng thường chỉ có thể lây nhiễm cho những người đã từng nhiễm viêm gan B.

Virus viêm gan D có thể lây nhiễm thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với các chất dịch của cơ thể. Một số cách lây truyền phổ biến như:

  • Nước tiểu
  • Dịch âm đạo
  • Máu
  • Từ mẹ sang con

Người bệnh chỉ có thể bị viêm gan D khi đã bị viêm gan B. Có khoảng 5% các trường hợp viêm gan B sẽ tiếp tục phát triển thành viêm gan D. Ngoài ra một số trường hợp viêm gan B và D có thể phát triển song song.

Bệnh viêm gan E lây qua đường nào?

Bệnh viêm gan E là một dạng tổn thương gan và có thể gây tử vong ở phụ nữ mang thai. Bệnh thường phổ biến ở những người có điều kiện vệ sinh và sinh hoạt kém.

viêm gan e lây qua đường nào
Viêm gan E thường phổ biến ở những người có điều kiện sinh hoạt thiếu vệ sinh

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm virus viêm gan E bao gồm:

  • Ăn thức ăn hoặc sử dụng nước nước có chứa virus viêm gan E.
  • Sống ở nơi có điều kiện thấp, thiếu vệ sinh.
  • Thiên tai như lũ lụt cũng góp phần làm tăng nguy cơ nhiễm virus viêm gan E.
  • Sử dụng thức ăn từ động thực vật chứa virus gây bệnh.

Xem thêm: Viêm gan E là gì? Chẩn đoán & điều trị

Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm bệnh gan

Bệnh gan do virus bao gồm viêm gan A, B, C, D, E là một nhóm bệnh dẫn đến nhiều triệu chứng khác nhau. Một số bệnh viêm gan như viêm A và B có thể phòng ngừa bằng vắc xin một cách hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh có thể phòng tránh bằng một số biện pháp như:

  • Không dùng chung kim tiêm
  • Không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác như dao cạo hoặc bàn chải đánh răng.
  • Không tiếp xúc trực tiếp với máu mà không có găng tay hoặc các biện pháp bảo hộ khác.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, đặc biệt là sau khi đi đại tiện hoặc tiếp xúc với người bệnh.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo sự cân bằng về vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Điều này có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm virus viêm gan.
  • Uống nhiều nước để hỗ trợ quá trình đào thải và lọc máu của gan. Một người trưởng thành có thể cần 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, hãy uống nhiều nước vào ban ngày và hạn chế uống nước vào buổi tối.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, tốt nhất là ngủ trước 23 giờ để hỗ trợ quá trình lọc máu và giải độc của gan.

Các bệnh viêm gan có thể dẫn đến tổn thương gan nghiêm trọng. Do đó, người bệnh cần nắm rõ bệnh gan lây qua đường nào để có cách phòng ngừa và khắc phục hiệu quả nhất. Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 09:56 - 11/04/2024 - Cập nhật lúc: 11:47 - 23/05/2024
Chia sẻ:
Detox Orgreen – Giải pháp hỗ trợ hạ men gan đột phá của thế kỷ 21

Detox Orgreen được nghiên cứu và bào chế bởi Trung tâm Thuốc dân tộc là sản phẩm giải độc, hạ…

Các xét nghiệm viêm gan B và lưu ý khi thực hiện

Các xét nghiệm viêm gan B phổ biến bao gồm xét nghiệm máu, siêu âm gan, sinh thiết gan, xét…

Các thuốc hạ men gan tốt nhất cho người men gan cao

Hiện tại có nhiều loại thuốc hạ men gan được giới thiệu và phân phối trên thị trường. Tuy nhiên,…

Chỉ số AST (sgot) là gì? AST trong máu cao có nguy hiểm?

Chỉ số AST là nồng độ của men gan Aspartate Transaminase trong máu được xác định khi làm xét nghiệm.…

Men gan cao – Nguyên nhân tăng và cách giảm nhanh nhất

Men gan cao hay còn gọi là men gan tăng, là tình trạng các enzyme gan như ALT và AST…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua