Viêm gan E là gì, có lây không? Chẩn đoán & điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Viêm gan E là một bệnh nhiễm trùng cấp tính ảnh hưởng đến gan do Hepatitis E virus gây ra. Mặc dù bệnh có thể tự khỏi theo thời gian nhưng một số trường hợp lại tiến triển nặng hơn và cần được điều trị bằng y tế do hệ miễn dịch kém.

Bệnh viêm gan E là gì?

Viêm gan E là tình trạng nhiễm trùng virus Hepatitis E khiến gan bị sưng viêm. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng và có xu hướng tự cải thiện sau vài tháng.

cách điều trị viêm gan e
Viêm gan E là bệnh nhiễm trùng do virus Hepatitis E tấn công vào gan

Thông thường, virus Hepatitis E không dẫn đến các bệnh lý lâu dài hoặc tổn thương gan như các bệnh viêm gan khác. Mặc dù vậy, người bệnh cũng không nên chủ quan bởi viêm gan E có thể tiến triển nặng hơn trong một số trường hợp và dẫn đến tổn thương gan nghiêm trọng, thậm chí là suy gan cấp.

Ở phụ nữ có thai, người lớn tuổi, người có hệ thống miễn dịch suy yếu, người ghép tạng hoặc những có các bệnh lý khác, triệu chứng viêm gan E có khuynh hướng nặng hơn và dễ gây biến chứng hơn. Người bệnh nên tới các cơ sở y tế thăm khám ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ.

Xem thêmLoại viêm gan nào nguy hiểm nhất, vì sao?

Dấu hiệu nhận biết viêm gan E

Viêm gan E đôi khi không gây ra bất cứ dấu hiệu nhận biết nào. Bên cạnh đó, các triệu chứng cũng không giống nhau ở các đối tượng bệnh. Tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng mà người bị viêm gan E có thể nhận thấy những dấu hiệu sau:

1. Triệu chứng viêm gan E cấp tính

Sau khi xâm nhập vào gan, virus viêm gan E chưa gây ra các triệu chứng ngay mà ủ bệnh trong một khoảng thời gian, trung bình là 40 ngày. Các dấu hiệu có thể gặp trong giai đoạn cấp tính bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn (thỉnh thoảng có thể nôn khan)
  • Đau bụng, đặc biệt là phần bụng ở trên gan
  • Phân có màu đất sét
  • Nước tiểu sậm

Trong giai đoạn ủ bệnh, hầu hết các trường hợp người bệnh không có các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết cụ thể nào. Tuy nhiên, nếu xét nghiệm phân có thể phát hiện virus. Ngoài ra, khi nhiễm virus viêm gan, các kháng thể IgM sẽ giảm xuống trong khi kháng thể IgG sẽ tăng lên để bảo vệ cơ thể.

2. Nhiễm trùng viêm gan E mãn tính

Viêm gan E hiếm khi gây nhiễm trùng mãn tính. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến những người có thể hệ thống miễn dịch suy yếu, nhiễm HIV hoặc cấy ghép nội tạng. Các dấu hiệu viêm gan E mãn tính:

  • Mệt mỏi thường xuyên và kéo dài.
  • Vàng da hoặc vàng mắt do chức năng gan suy giảm và không thể xử lý hết bilirubin trong máu.
  • Nước tiểu sẫm màu.
  • Đau bụng, nhất là ở phần trên phía bên phải của bụng nơi gan nằm. 
  • Buồn nôn hoặc nôn ói.
  • Tăng hoặc giảm cân không rõ lý do.
  • Tâm trí hỗn loạn, khó tập trung do độc tố tích tụ nhiều trong máu khi gan không thể lọc bỏ hết.

3. Dấu hiệu viêm gan E trên các cơ quan trong cơ thể

Trong trường hợp nghiêm trọng, virus viêm gan E có thể dẫn đến triệu chứng ở các cơ quan khác, bao gồm cơ, xương hoặc hệ thần kinh trung ương. Các dấu hiệu nhận biết bao gồm:

  • Viêm tụy cấp tính
  • Các biến chứng ảnh hưởng hệ thần kinh như yếu chi, teo cơ thần kinh, viêm tủy ngang cấp, viêm màng não cấp tính.
  • Viêm cầu thận, viêm bể thận, hội chứng thận hư, bệnh huyết sắc tố.
  • Huyết sắc tố hỗn hợp, là tình trạng các kháng thể có trong máu có phản ứng không thích hợp ở nhiệt độ thấp.
  • Giảm số lượng tiểu cầu, làm tăng nguy cơ chảy máu và khó đông máu.
xét nghiệm viêm gan e
Viêm gan E có thể khiến người bệnh bị suy giảm tiểu cầu, khó đông máu

4. Nhiễm trùng viêm gan E trong thai kỳ

Có khoảng 20 – 25% phụ nữ mang thai ở các nước phát triển nhiễm viêm gan E. Bên cạnh các dấu hiệu nhiễm trùng thứ cấp, tình trạng này ở bà bầu có thể dẫn đến sinh non, sẩy thai, thai chết lưu, tử vong sơ sinh cao.

Nguyên nhân gây viêm gan E

Trong hầu hết các trường hợp, viêm gan E lây lan thông qua đường nước uống bị ô nhiễm có chứa virus. Ngoài ra, tác nhân gây bệnh cũng có thể lây nhiễm thông qua thực phẩm bị nhiễm phân.

Tỷ lệ mắc viêm gan E cao hơn ở các nước đang phát triển và những đất nước có chất lượng cuộc sống kém. Người dân đi du lịch đến các khu vực này cũng dễ nhiễm virus.

Đôi khi, virus có thể truyền từ động vật sang người. Đây là trường hợp con người ăn thịt động vật chưa được nấu chín kỹ, chẳng hạn như thịt lợn hoặc thịt bò mang virus. Ngoài ra, ăn động vật có vỏ ở vùng nước bị ô nhiễm cũng có thể là một yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng nhiễm virus viêm gan E.

Viêm gan E có lây không?

Viêm gan E là một bệnh truyền nhiễm. Virus Hepatitis E lây truyền cho người khỏe mạnh thông qua các con đường sau:

  • Nước bọt, không khí, ho, hắt hơi
  • Truyền qua đường phân đi vào miệng
  • Quan hệ tình dục bừa bãi mà không có biện pháp bảo vệ an toàn hoặc quan hệ tình dục thông qua hậu môn – miệng
  • Truyền từ mẹ sang con
  • Sử dụng chung kim tiêm với người bệnh.
  • Tiếp xúc với máu hoặc truyền máu mang mầm bệnh.
viêm gan e có lây không
Bệnh thường lây sang người thông qua nước và thức ăn bẩn 

Chẩn đoán viêm gan E

Hiện tại không có biện pháp cụ thể để chẩn đoán tình trạng bệnh. Do đó, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm viêm gan E tương tự như các bệnh khác về gan.

Phương pháp chẩn đoán viêm gan E thông dụng nhất là thông qua xét nghiệm máu để tìm các kháng thể chống virus. Tuy nhiên, việc chẩn đoán bệnh có thể khó khăn vì các dạng virus gây viêm gan rất dễ bị nhầm lẫn.

Tham khảo thêm: Các Loại Bệnh Về Gan Và Cách Nhận Biết, Xử Lý

Cách điều trị viêm gan E

Thông thường viêm gan E có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn.

1. Chăm sóc tại nhà

Trong hầu hết các trường hợp, viêm gan E không cần điều trị y tế. Cơ thể có thể tự loại bỏ nhiễm trùng mà không cần sự hỗ trợ từ bên ngoài. Tuy nhiên để hỗ trợ cơ thể phục hồi nhanh chóng, người bệnh cần lưu ý:

  • Xây dựng chế độ ăn uống, đa dạng, cân bằng các chất
  • Ăn chín, uống sôi.
  • Uống nhiều chất lỏng, đặc biệt là nước lọc.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều.
  • Tránh các chất có thể gây kích thích gan như rượu, bia.

Trong một số trường hợp, nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị bệnh, bác sĩ có thể thay đổi loại thuốc hoặc thay đổi liều lượng để tránh gây ảnh hưởng cho gan.

2. Thuốc điều trị viêm gan E

Một số trường hợp có thể được bác sĩ kê đơn các loại thuốc điều trị viêm gan E. Điều này thường phổ biến ở những người nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc các đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai.

Loại thuốc điều trị bệnh phổ biến nhất là Ribavirin, dùng liên tục trong 21 ngày. Thuốc được cho là có thể cải thiện các chức năng gan và hỗ trợ chống lại các tổn thương ở gan. Ngoài ra, bác sĩ sĩ có thể kê nhiều chất bổ sung và vitamin để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Trong một số trường hợp hiếm gặp có nhiễm trùng đặc biệt nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh nhập viện theo dõi. Nhóm đối tượng có nguy cơ bị viêm gan E nặng và cần được chăm sóc y tế bao gồm phụ nữ mang thai, bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu hoặc người ghép nội tạng.

thuốc điều trị viêm gan e
Thuốc đặc trị viêm gan E thường được kê cho các đối tượng bị nặng, có nguy cơ biến chứng cao

Đừng bỏ qua: TOP 5 cây thuốc nam trị bệnh gan tốt nhất và cách dùng

Biện pháp phòng ngừa viêm gan E

Hiện tại không có vắc – xin phòng ngừa virus viêm gan E nào được WHO chấp nhận sử dụng rộng rãi trên toàn cầu. Tuy nhiên, Vaccine Hecolin® đã được phê duyệt tại Trung Quốc vào năm 2012 và chứng minh hiệu quả trong việc phòng ngừa nhiễm virus HEV genotypes 1 và 4, hai trong số các chủng virus gây bệnh phổ biến ở người.

Sự ra đời của loại vác xin này đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc phòng chống viêm gan E, đặc biệt là trong các khu vực có tỷ lệ nhiễm cao. Ngoài ra, để phòng ngừa nhiễm virus gây bệnh, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp như:

  • Chỉ uống nước đã được lọc, đun sôi hoặc nước đóng chai được sản xuất bởi các thương hiệu uy tín. Tránh uống nước trực tiếp từ các nguồn nước tự nhiên như giếng, hồ, hoặc sông mà chưa qua xử lý.
  • Không ăn thức ăn tái, chưa được nấu kỹ, đặc biệt là thịt nai, lợn, hải sản hoặc động vật có vỏ.
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch. Nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, để giảm nguy cơ nhiễm virus.
  • Nếu bạn sinh sống trong các khu vực ô nhiễm, hãy tránh bơi lội, uống hoặc tiếp xúc với nước có khả năng bị ô nhiễm bởi nước thải.
  • Không đi du lịch ở những quốc gia bị ô nhiễm hoặc có tỷ lệ mắc viêm gan E cao.

Viêm gan E thường không quá nguy hiểm và có thể kiểm soát một cách dễ dàng. Các triệu chứng có thể được loại bỏ sau 4 – 6 tuần kể từ lúc nhiễm virus. Mặc dù hiếm khi xảy ra nhưng tình trạng này có thể gây tử vong (tỷ lệ khoảng 1%). Do đó nếu nghi ngờ hoặc nhận thấy các triệu chứng nhiễm bệnh, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 11:02 - 08/04/2024 - Cập nhật lúc: 13:36 - 23/05/2024
Chia sẻ:
Các xét nghiệm viêm gan B và lưu ý khi thực hiện
Các xét nghiệm viêm gan B phổ biến bao gồm xét nghiệm máu, siêu âm gan, sinh thiết gan, xét nghiệm kháng nguyên bề mặt hoặc lõi viêm gan B,……
gan là gì Gan là gì, nằm ở đâu? Cấu tạo & chức năng của gan

Gan là một cơ quan lớn có vai trò rất quan trọng với quá trình trao đổi chất cũng như…

Men gan cao có nguy hiểm không? Chuyên gia nói gì?

Men gao cao là bệnh lý khá phổ biến, khởi phát do nhiều nguyên nhân như viêm gan A, B,…

Sau khi nhiễm virus viêm gan C bao lâu thì phát bệnh Nhiễm virus viêm gan C bao lâu thì phát bệnh?

Thời gian ủ bệnh sau khi nhiễm virus viêm gan C khá lâu, từ 2 - 6 tháng hoặc lâu…

Viêm gan C – Mức độ nguy hiểm và thông tin cần biết

Viêm gan C là căn bệnh có mức độ nguy hiểm cao vì có thể gây ra nhiều biến chứng,…

chỉ số ALT trong máu là gì Chỉ số ALT là gì? ALT trong máu cao có nguy hiểm không?

ALT là một chỉ số men gan giúp phản ánh khá chân thực tình trạng tổn thương gan. Sự gia…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua