Viêm gan A có lây không, qua đường nào?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bệnh viêm gan A nếu không được kiểm soát tốt có thể gây tổn thương, suy giảm chức năng gan nghiêm trọng. Do vậy, khi nhắc đến căn bệnh này, nhiều người thường thắc mắc “viêm gan A có lây không?”. Hiểu rõ về cách thức lây lan của bệnh sẽ giúp chúng ta có những biện pháp phòng tránh hiệu quả.

Viêm gan A có lây không?

Theo PGS.TS Bùi Hữu Hoàng (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM), viêm gan A là bệnh lý có thể lây lan và bùng phát thành một dịch bệnh trên diện rộng. Mặc dù vậy, bệnh rất hiếm lây truyền qua đường máu.

viêm gan a có lây không
Virus gây bệnh viêm gan A có thể lây truyền cho người khỏe mạnh thông qua nhiều con đường khác nhau

Bệnh viêm gan A được gây ra bởi virus viêm gan A (HAV). Khi xâm nhập vào cơ thể, virus thường ủ bệnh trong khoảng 30 ngày trước khi bùng phát các triệu chứng.

Virus viêm gan A ảnh hưởng đến người dân trên toàn cầu, nhất là những nước nghèo. Bệnh thường không dẫn đến bệnh mãn tính nhưng có thể gây ra các triệu chứng cấp tính như vàng da, mệt mỏi, đau bụng, nôn mửa và sốt. Nếu không phát hiện sớm hoặc không chú trọng điều trị, bệnh sẽ càng nặng hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.

Một số trường hợp, bệnh nhân bị viêm gan A có thời gian ủ bệnh khoảng 2 – 3 tháng. Trường hợp này tuy hiếm gặp nhưng lại khá nguy hiểm, có thể gây hôn mê gan, suy gan, gan teo nhỏ và khiến người bệnh tử vong bất cứ lúc nào. 

Đáng chú ý, viêm gan A có thể lây lan khá dễ dàng trong các điều kiện nhất định, đặc biệt là khi điều kiện vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường không được đảm bảo. Các đợt bùng phát của viêm gan A thường xảy ra trong nhóm người có mật độ cao như trường học, nhà tù hoặc trong các cơ sở chăm sóc y tế nếu các biện pháp phòng ngừa không được thực hiện một cách nghiêm ngặt.

Tham khảo thêmCác xét nghiệm viêm gan A giúp chẩn đoán bệnh chính xác

Virus viêm gan A lây truyền qua đường nào?

Viêm gan A là một bệnh truyền nhiễm và có khả năng lây lan. Hiểu rõ những con đường lây truyền của virus gây bệnh chính là một bước quan trọng, giúp bạn đề ra được phương pháp dự phòng, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp liên quan đến cách thức lây truyền của viêm gan A:

Bệnh viêm gan A có lây qua đường ăn uống không?

Thực tế, virus viêm gan A lây lan chủ yếu qua đường ăn uống. Tình trạng này thường xảy ra khi một người tiêu thụ thực phẩm hoặc nước uống bị nhiễm virus từ phân của người bệnh thải ra môi trường.

virus viêm gan a lây qua đường ăn uống
Ăn uống không đảm bảo vệ sinh rất dễ bị lây nhiễm viêm gan A

Việc ăn uống mất vệ sinh, không rửa tay kỹ trước khi ăn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để bệnh viêm gan A tấn công. Ước tính trên thế giới có đến 1,5 triệu bệnh nhân mắc căn bệnh này do sử dụng thực phẩm kém an toàn, chủ yếu là ở các nước châu Phi, châu Á, châu Âu.

Đặc biệt, nguy cơ bị nhiễm virus viêm gan A qua đường tiêu hóa xảy ra cao hơn ở những người thường xuyên ăn thực phẩm sống hoặc chưa được nấu chín. Chẳng hạn như gỏi cá, sashimi, rau sống.

Viêm gan A có lây qua nước bọt không?

Việc tiếp xúc trực tiếp với những bệnh nhân mắc bệnh viêm gan A có thể lây lan nhưng rất hy hữu. Số virus HAV có trong tuyến nước bọt rất ít nên khó lây lan cho người tiếp xúc.

Nếu người đối diện có sức đề kháng tốt, bệnh nhân có thể không bị lây nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, khả năng căn bệnh này lây truyền qua đường máu cũng rất thấp do virus không tồn tại nhiều trong máu. Ngoài ra, bệnh viêm gan A có thể lây truyền qua các con đường khác như:

  • Tiếp xúc trực tiếp với phân hay hậu môn của người bệnh.
  • Sử dụng chung các đồ dùng cá nhân có nhiễm virus từ bệnh nhân.

Đối tượng nào nên đi khám tầm soát viêm gan A

Bạn nên đến bệnh viện làm xét nghiệm tầm soát viêm gan A nếu có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh như:

  • Vàng da
  • Cơ thể mệt mỏi, nhợt nhạt
  • Nước tiểu vàng đậm
  • Nôn, buồn nôn
  • Đau bụng, tiêu chảy,…
viêm gan siêu vi a có lây không
Bạn  cần tiến hành khám tầm soát viêm gan A sớm nếu có dấu hiệu nghi ngờ hoặc nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh cao

Ngoài ra, các đối tượng có nguy cơ cao bị lây nhiễm virus viêm gan A cũng nên đến bệnh viện kiểm tra định kỳ. Bao gồm:

  • Người sống cùng trong gia đình bị nhiễm viêm gan A
  • Quan hệ tình dục với người bệnh viêm gan A
  • Ăn uống ở nhà hàng nhưng nơi đây thông báo có dịch viêm gan A lan truyền
  • Nếu bạn đi du lịch gần các khu vực có nguy cơ mắc bệnh như Nam Mỹ, Mexico.

Xem thêmĐịa chỉ xét nghiệm viêm gan (A, B, C…) tốt nhất

Cách phòng ngừa lây nhiễm viêm gan A

Một lối sống lành mạnh, khoa học sẽ có tác động tích cực giúp bạn kiểm soát được bệnh viêm gan A và tránh nguy cơ mắc bệnh. Thông thường, những người có sức đề kháng tốt sẽ ít mắc bệnh này hơn. Để giảm nguy cơ bị lây nhiễm viêm gan A, bạn có thể thực hiện các giải pháp đơn giản sau:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ khi đi ở ngoài về và trước khi ăn.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín nấu sôi.
  • Uống nước sôi để nguội, không được uống nước bẩn.
  • Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, có quá nhiều khói bụi.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể để tăng sức đề kháng chống lại bệnh.
  • Thức ăn cần chọn loại tươi sống, được rửa sạch sẽ.
  • Tuyệt đối không được ăn những thức ăn tái sống, món gỏi.
  • Không được dùng chung vật dụng cá nhân của người bệnh.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, có thể uống nước ép hoa quả thay thế.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao để cơ thể khỏe mạnh hơn.
  • Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.
  • Tiến hành tiêm vắc xin viêm gan A tại các cơ sở y tế uy tín, chất lượng.

Bệnh viêm gan A rất dễ trở thành một ổ dịch nguy hiểm trong cộng đồng. Chính vì vậy, việc hiểu rõ viêm gan A có lây không và lây nhiễm qua những con đường nào sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh cho bản thân lẫn những người xung quanh. 

Bạn nên tham khảo thêm

Chia sẻ:

Bình luận (35)

  1. Lan DT
    Lan DT says: Trả lời

    Con tôi mới tiêm vaccine viêm gan A mũi 2 hôm qua, nhưng sang đến hôm nay là hôm thứ 3 cháu cứ kêu đau ở cánh tay chỗ tiêm và sốt nhẹ khoảng 37 độ 5, cứ sốt nhẹ vậy khoảng 2 ngày rồi ạ. Không biết liệu có vấn đề gì nguy hiểm không ạ?

    1. Thuốc dân tộc says:

      Chị Lan DT thân mến,
      Các triệu chứng bé nhà chị găp phải như chị nêu trên là các tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin viêm gan A, các triệu chứng này sẽ tự biến mất trong vài ngày, do vậy chị không cần quá lo lắng nhé. Tuy nhiên nếu sau 5 – 7 ngày mà bé vẫn có triệu chứng sốt nhẹ, chị nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ xem xét nhé.
      Thông tin đến chị!

  2. nulosa45
    nulosa45 says: Trả lời

    Bị viêm gan A mãn tính liệu có cơ hội chữa khỏi hẳn được không thưa bác sĩ?

  3. Hồng Gấm
    Hồng Gấm says: Trả lời

    vaccine phòng viêm gan A có thể tiêm đồng thời cùng với các loại vaccine khác không thưa bác sĩ?

    1. Thuốc dân tộc says:

      Hồng Gấm thân mến,
      Theo các chuyên gia khuyến cáo, các loại vắc-xin có chứa virus bất hoạt hoặc virus sống khác có thể được tiêm cùng lúc với vắc-xin viêm gan A, nhưng nên được tiêm tại vị trí khác nhau. Ví dụ, nếu tiêm cho trong cùng một cơ trên cánh tay thì khoảng cách giữa hai vị trí tiêm nên tối thiểu 2,6 cm em nhé.
      Thông tin đến em!

  4. Mạnh Tường
    Mạnh Tường says: Trả lời

    Tôi có thể mua lẻ Detox Orgreen của bài thuốc Bảo nam ích can thang về uống để làm mát gan được không bác sĩ? Giá cả loại Detox này thế nào vậy ạ?

    1. Thuốc dân tộc says:

      Mạnh Tường thân mến,
      Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài thuốc của Trung tâm. Với Detox Orgreen, bạn hoàn toàn có thể mua về uống để làm mát, thải độc gan nhé. Loại thuốc này với thành phần duọc liệu thiên nhiên rất tốt và an toàn cho lá gan. Detox Orgreen hiện đang được Trung tâm bán với giá là 450.000đ/ lọ.

  5. hồ lô biển
    hồ lô biển says: Trả lời

    Viêm gan A có lây theo di truyền không bác sĩ? Ví dụ bố bị viêm gan A thì sau này đẻ con ra con có dễ bị mắc không?

  6. Tú_90
    Tú_90 says: Trả lời

    Trung tâm dịch vụ tiêm vắc xin ngừa viêm gan A không ạ? Nếu có thì chi phí tiêm là bao nhiêu 1 mũi ạ?

  7. Lâm híp
    Lâm híp says: Trả lời

    Trung tâm có nhận khám ngoài giờ hành chính tầm 6h đổ ra không? Tôi 6h mới tan làm mà muốn đi khám luôn ngày thường vì sợ cuối tuần đông, lại đang dịch nên muốn hạn chế tiếp xúc đông người

    1. Thuốc dân tộc says:

      Chào anh Lâm híp,
      Trung tâm Thuốc dân tộc có nhận khám ngoài giờ hành chính anh nhé. Tuy nhiên, để đăng kí khám ngoài giờ, anh vui lòng gọi điện đến số hotline trước 1 ngày để Trung tâm bố trí và sắp xếp lịch với bác sĩ giúp anh nhé. Trung tâm rất mong được đón tiếp và phuc vụ anh trong thời gian sớm nhất.
      Thân ái!

  8. Sora Sora
    Sora Sora says: Trả lời

    Tôi mới phát hiện bị viêm gan A khoảng 1 tuần nay nhưng hiện tại, tôi đang sử dụng tỏi đen hàng ngày để chữa đau dạ dày. Bác sĩ cho hỏi dùng tỏi đen có ảnh hưởng gì đến gan không ạ? Tôi nghe nhiều nguòi bảo không nên dùng nên cũng đang lăn tăn quá. Mong bác sĩ giải đáp giúp

    1. Thuốc dân tộc says:

      Chào bạn Sora Sora,
      Với thắc mắc bị viêm gan A có sử dụng được tỏi đen hay không thì Trung tâm xin giải đáp là không nên bạn nhé. Bởi vì khi dùng tỏi đen, người bị bệnh gan sẽ rất dễ bị buồn nôn và mệt mỏi. Tỏi có chứa các thành phần dễ bay hơi sẽ làm giảm lượng hemoglobin dẫn đến thiếu máu và gây nhiều bất lợi cho việc điều trị bệnh gan. Do vậy, bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm chữa dạ dày khác để thay thế như nghệ tươi hoặc tinh bột nghệ. Nghệ vừa có chức năng chữa trị đau dạ dày vừa tốt cho gan bạn nhé.
      Thông tin đến bạn!

  9. Thu Phượng
    Thu Phượng says: Trả lời

    Bác sĩ cho em hỏi bị viêm gan A cấp tính thì sử dụng bảo nam ích can thang khoảng bao nhiêu lâu thì bệnh có thể cải thiện ạ?

    1. Thuốc dân tộc says:

      Thu Phượng thân mến,
      Với bệnh viêm gan A cấp tính, tình trạng bệnh đang ở mức mới chớm thì thời gian trung bình để bệnh cải thiện tốt khi dùng Bảo Nam Ích Can Thang sẽ rơi vào khoảng 1-2 tháng tuỳ theo mức độ thích nghi với thuốc của người bệnh em nhé. Để được tư vấn kĩ hơn về liệu trình cũng như liều lượng sử dụng thuốc phù hợp với bệnh, em có thể liên hệ tới số hotline (024) 7109 6699 của Trung tâm nhé.
      Thông tin đến em!

  10. Đinh Huệ
    Đinh Huệ says: Trả lời

    Như em được biết thì viêm gan A là thể nhẹ nhất trong 3 loại viêm gan A, B, C. Vậy bác sĩ cho em hỏi bị viêm gan A nếu không chữa trị thì bệnh có thể tự khỏi được không ạ?

    1. Thuốc dân tộc says:

      Đinh Huệ thân mến,
      Trong nhiều trường hợp bệnh viêm gan siêu vi A có thể tự khỏi nếu sức đề kháng của cơ thể cao, gan vẫn hoạt động tốt, tuy vậy, có khoảng 10% trường hợp rơi vào mãn tính. Khi ấy, virus viêm gan A tấn công kích hoạt tế bào Kupffer hoạt động quá mức từ đó phóng thích ra các chất gây viêm làm tổn thương gan nghiêm trọng, có thể dẫn đến suy gan, hôn mê gan, gây tử vong. Ngoài ra, viêm gan A có thể chữa trị khỏi hoàn toàn, do vậy, khi phát hiện bị viêm gan A, yên tâm nhất thì người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị để bệnh sớm khỏi, không nên mặc kệ, để bệnh tự khỏi em nhé.
      Thông tin đến em!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các thuốc hạ men gan tốt nhất cho người men gan cao
Hiện tại có nhiều loại thuốc hạ men gan được giới thiệu và phân phối trên thị trường. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc không đúng cách có thể dẫn…
Bảo nam Ích can thang chữa viêm gan c Hành trình chữa bệnh viêm gan C của chàng lập trình viên

“Tôi có hành trình hơn 5 năm điều trị viêm gan C, nếu ai đã từng bị chắc cũng biệt,…

Chỉ số men gan là gì? Bao nhiêu là cao và nguy hiểm?

Chỉ số men gan là các giá trị được xác định trong xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng…

viêm gan A Viêm Gan A là gì? Dấu hiệu, Điều trị & Phòng ngừa

So với các loại viêm gan khác thì viêm gan A có phần nhẹ hơn và rất hiếm trường hợp…

Các xét nghiệm chẩn đoán viêm gan C hiện nay (2024)

Các xét nghiệm chẩn đoán viêm gan C phổ biến nhất bao gồm xét nghiệm kháng thể, RNA của HCV,…

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan C và cách phòng ngừa

Sử dụng chung kim tiêm, nhận máu từ người nhiễm bệnh, quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung…

Chia sẻ
Bỏ qua