5 loại lá chữa bệnh trĩ hiệu quả hơn dùng thuốc tây

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Có rất nhiều loại dược liệu giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Trong đó, nổi bật nhất 5 loại lá chữa bệnh trĩ, đã mang lại kết quả như mong muốn cho người bệnh, giúp nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đau nhức và khó chịu ở khu vực hậu môn – trực tràng. Các loại lá này hoàn toàn lành tính nên không gây tác dụng phụ, an toàn sức khỏe cho người sử dụng. 

Top 5 loại lá chữa bệnh trĩ hiệu quả tại nhà

Trong dân gian, nhiều phương pháp truyền thống chữa bệnh trĩ bằng các loại lá thảo dược được đánh giá cao về hiệu quả và tính an toàn, không gây tác dụng phụ. Vì vậy, để điều trị và ngăn ngừa sự tái phát của bệnh, bệnh nhân có thể tham khảo và áp dụng các loại lá sau:

Top 5 loại lá chữa bệnh trĩ hiệu quả tại nhà
Những loại lá thảo dược có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh trĩ hiệu quả.

1. Cây lá bỏng

Cây lá bỏng là một vị thuốc tự nhiên đã được công nhận với khả năng chữa trị nhiều bệnh lý, đặc biệt là bệnh trĩ. Theo Đông y, cây này có tính mát, vị nhạt, hơi chua, không độc, giúp hoạt huyết, tiêu viêm và chỉ thống. Ngoài ra, còn có tác dụng tiêu thũng, tiêu độc, giảm đau và có khả năng kháng viêm, chống khuẩn, ngăn chặn vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Chính nhờ những tác dụng tuyệt vời này mà vị thuốc này thường được dân gian sử dụng để cải thiện triệu chứng đau, viêm và sưng tấy ở hậu môn do trĩ gây nên.

+ Cách chữa bệnh trĩ nội bằng cây lá bỏng:

  • Sử dụng 10 lá bỏng, sáng nhai 4 lá, chiều 4 lá và tối 2 lá.
  • Sau khi nhai nhuyễn nuốt bớt nước và dùng phần bã đắp lên hậu môn.

Để đạt kết quả điều trị tốt, người bệnh nên áp dụng loại lá chữa bệnh trĩ này trong 20 – 45 ngày. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà thời gian điều trị bệnh ở mỗi người sẽ khác nhau. 

+ Cây lá bỏng điều trị chứng đại tiện ra máu:

  • Chuẩn bị 30 gram lá bỏng, 10 gram ngải cứu sao cháy, 10 gram cỏ nhọ nồi và 10 gram lá trắc bá sao cháy
  • Mỗi ngày sắc 1 thang và uống

Với bài thuốc này, người bệnh nên uống liên tục nhiều ngày cho đến khi chứng đại tiện ra máu thuyên giảm và ngừng hẳn thì dừng uống.

Cây lá bỏng điều trị các triệu chứng của bệnh trĩ
Bệnh nhân cần sử dụng lá bỏng chữa bệnh trĩ trong nhiều ngày đến khi triệu chứng hết mới ngưng hẳn.

Lưu ý:

  • Để bệnh mau khỏi, trước khi đắp lá bỏng lên hậu môn, người bệnh nên vệ sinh khu vực này sạch sẽ bằng nước muối pha loãng hoặc xà phòng diệt khuẩn nhẹ.
  • Khi sử dụng lá bỏng điều trị trĩ nên hái vào lúc mặt trời mọc khoảng 6 đến 7 giờ thì mới hiệu quả. Lúc này, lá bỏng sẽ không bị chát.
  • Khi ăn lá bỏng không nên ăn với muối để tránh tác dụng phụ.

Xem thêm:Cây nhọ nồi chữa bệnh trĩ – Cách sử dụng và những lưu ý cần biết

2. Lá diếp cá

Lá diếp cá được biết đến như một phương pháp chữa bệnh trĩ hiệu quả, nhờ chứa hàm lượng tinh dầu Decanonyl acetaldehyde cao. Decanonyl acetaldehyde là một hoạt chất kháng viêm và diệt khuẩn, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn tụ cầu vàng và giảm viêm nhiễm ở hậu môn do chảy máu.

Hàm lượng tinh dầu này cũng có tác dụng cầm máu, giúp hạn chế mất máu do búi trĩ bị tắc vỡ. Điều này giúp giảm triệu chứng đau và sưng tấy, cũng như cải thiện tình trạng tổn thương của vùng hậu môn.

+ Cách xông hơi với lá diếp cá chữa bệnh trĩ

Sử dụng 300 gram lá diếp cá đem rửa sạch. Sau đó cho vào ấm, thêm nước và đun sôi. Dùng nước này xông hơi cho hậu môn. Sau khi nước còn ấm, dùng phần bã đắp trực tiếp lên búi trĩ giúp làm giảm sưng và ngứa rát.

+ Uống nước bột diếp cá điều trị bệnh trĩ: 

Diếp cá bao gồm cả lá và thân đem rửa sạch, phơi khô. Sau đó xay nhuyễn thành bột mịn, bảo quản trong lọ thủy tinh. Mỗi ngày dùng 2 – 3 gram bột hòa tan nước ấm và uống. Thường xuyên sử dụng mỗi ngày giúp làm co búi trĩ.

Để bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá diếp cá mang lại kết quả tốt, bệnh nhân nên kết hợp song song giữa xông hơi và uống.

3. Lá lốt

Lá lốt có tác dụng sát khuẩn và tiêu viêm giúp giảm ngứa, đau, khó chịu ở hậu môn do bệnh trĩ gây ra. Đặc biệt, lá lốt chứa lượng lớn tinh dầu bao gồm hoạt chất chống oxy hóa flavonoid giúp thúc đẩy quá trình phục hồi các tĩnh mạch bị giãn ở hậu môn trực tràng, từ đó cải thiện và tăng khả năng bình phục bệnh.

+ Điều trị bệnh trĩ bằng xông hơi với lá lốt:

Sử dụng lá lốt, cúc tần, nghệ và ngải cứu, mỗi vị thảo dược 50 gram. Nghệ đem gọt vỏ và rửa sạch cùng các vị thuốc còn lại. Sau đó giã nát và cho vào nồi, bỏ các vị thuốc còn lại vào, thêm nước và 1 thìa muối, đun sôi. Sau khi vệ sinh hậu môn sạch sẽ, dùng nước thuốc xông hơi cho đến khi hết nóng.

+ Uống nước ép lá lốt:

Mỗi ngày sử dụng 100 gram lá lốt tươi đem rửa sạch, thái nhỏ và cho vào máy sinh tố xay nhuyễn. Lọc lấy nước cốt và chia đều ra uống trong ngày. 

Thường xuyên xông và uống nước lá lốt mỗi ngày giúp phục hồi niêm mạc tổn thương ở hậu môn. Đồng thời giúp làm giảm cảm giác sưng và đau ở khu vực này.

Tác dụng của lá lốt trong điều trị bệnh trĩ
Sử dụng lá lốt thường xuyên giúp làm giảm nhanh triệu chứng đau nhức ở hậu môn.

Gợi ý: Cây Cúc Tần Chữa Bệnh Trĩ – Thông Tin Nên Biết

4. Ngải cứu

Theo y học cổ truyền, ngải cứu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, nên thường được sử dụng để giảm triệu chứng bệnh trĩ và mụn nhọt. Hoạt chất anabsinthine trong ngải cứu giúp giảm viêm và đau nhanh chóng, cùng với các thành phần hóa học hỗ trợ sát trùng, ngăn ngừa viêm nhiễm ở búi trĩ.

+ Cách chữa bệnh trĩ bằng lá ngải cứu:

  • Sử dụng 1 nắm lá ngải cứu đem rửa sạch.
  • Sau đó cho vào ấm, thêm 2 lít nước rồi đun sôi.
  • Lọc lấy nước thuốc và thêm 3 muỗng muối vào.
  • Đợi nước nguội bớt, dùng nước thuốc ngâm rửa hậu môn.

Chữa bệnh trĩ bằng lá ngải cứu nên được thực hiện trước khi đi đại tiện. Bởi hơi nước nóng sẽ giúp làm giãn nở không gian ở hậu môn. Từ đó giảm cảm giác đau rát và nhức. Để đạt hiệu quả cao, người bệnh nên thực hiện 2 lần trong ngày.

5. Lá hoa thiên lý

Hoa lá thiên lý được biết đến với thành phần phong phú bao gồm ancaloid, vitamin và chất khoáng. Những thành phần này có tác dụng làm mát và giúp lành vết thương nhanh chóng, đặc biệt hữu ích trong việc điều trị bệnh trĩ.

+ Áp dụng bài thuốc đắp điều trị trĩ bằng lá thiên lý:

Sử dụng 1 nắm lá thiên lý non đem đi rửa sạch và để ráo nước. Sau đó giã nhuyễn và cho vào một ít muối. Tiếp đó cho hỗn hợp này vào mảnh vải mỏng đã được làm sạch và đắp lên búi trĩ. Sau khoảng 20 phút vệ sinh lại bằng nước sạch. Mỗi ngày thực hiện 2 lần để đạt hiệu quả cao.

+ Bài thuốc xông từ lá thiên lý giúp điều trị bệnh trĩ:

Hái 2 nắm lá thiên lý đem rửa sạch, cho vào nồi rồi thêm nước và đun sôi. Dùng nước lá này xông hậu môn trong khoảng thời gian 10 – 15 phút. Lưu ý, trước và sau khi xông nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ.

Nên thực hiện đều đặn, lá thiên lý sẽ giúp giảm triệu chứng bệnh trĩ rõ rệt sau 10 đến 12 tuần. Để phục hồi nhanh, ngoài cách trên, người bệnh cũng nên kết hợp uống nước lá thiên lý mỗi ngày.

Tham khảo thêm: Dùng Rau Muống Chữa Bệnh Trĩ Có Hiệu Quả Thật Không?

Những lưu ý khi sử dụng lá chữa bệnh trĩ

Một số những lưu ý quan trọng người bệnh cần phải nhớ khi áp dụng phương pháp dùng lá chữa bệnh trĩ: 

  • Luôn rửa sạch lá trước khi sử dụng để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và tạp chất.
  • Kiểm tra và lựa chọn nguyên liệu sạch, không héo úa và không bị hỏng để đảm bảo chất lượng an toàn.
  • Lá thuốc tuy an toàn lành tính, nhưng nếu có dấu hiệu kích ứng hoặc phản ứng dị ứng, người bệnh phải ngưng sử dụng và thăm khám bác sĩ nhanh chóng.
  • Sử dụng lá chữa trĩ kết hợp với các phương pháp điều trị khác khi cần thiết.
  • Tuân thủ liều lượng và cách sử dụng được hướng dẫn từ thầy thuốc hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Phương pháp dùng lá chữa bệnh trĩ chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng bệnh. Không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn bệnh như thuốc đặc trị.
  • Phương pháp chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ và chưa xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng.
  • Bảo quản lá thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Các loại lá chữa bệnh trĩ không chỉ giúp làm giảm triệu chứng bệnh mà còn hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát. Tuy nhiên, để hiệu quả hơn, bệnh nhân cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và tuân thủ lịch hẹn tái khám định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi và điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 09:46 - 20/04/2024 - Cập nhật lúc: 15:10 - 24/05/2024
Chia sẻ:
Cách chữa bệnh trĩ bằng ngải cứu – Hướng dẫn A-Z
Cách chữa bệnh trĩ bằng ngải cứu là phương pháp được lưu truyền từ lâu đời. Nhờ tận dụng đặc tính của thảo dược này đã làm giảm sưng nóng…
Cơ sở chữa bệnh trĩ ở Nghệ An nào uy tín, chất lượng?

Để chữa bệnh trĩ ở Nghệ An, bạn có thể tìm đến bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An…

Cách chữa bệnh trĩ bằng đu đủ – Hiệu quả thật hay tin đồn?

Ngoài các nguyên liệu hay thảo mộc sẵn có trong vườn nhà như ổi, dâu tây,... người bệnh có thể…

NGUYÊN NHÂN TRĨ NGOẠI THƯỜNG GẶP Ở NỮ GIỚI

Bệnh trĩ, đặc biệt là trĩ ngoại xảy ra khá phổ biến ở phụ nữ nhưng dường như ít được…

Người bệnh đến khám và cắt thuốc trực tiếp tại Trung tâm Thuốc dân tộc Bác Sĩ Lan Chữa Bệnh TRĨ “Mát Tay” Với Phương Pháp YHCT Độc Quyền

Bên cạnh việc lựa chọn phương thuốc thì việc lựa chọn một bác sĩ giỏi cũng không kém phần quan…

Cách chữa bệnh trĩ mới bị dứt điểm tại nhà, không cần thuốc

Cách chữa bệnh trĩ mới bị thường là tập trung vào thay đổi chế độ ăn uống, sử dụng các…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua