Bệnh trĩ có nguy hiểm đến tính mạng không mà ai cũng sợ?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bệnh trĩ là nỗi ám ảnh của nhiều người. Bệnh không chỉ gây ngứa ngáy, chảy máu hậu môn và đau đớn mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng. Thế nhưng liệu bệnh trĩ có nguy hiểm đến tính mạng không? Vấn đề này đang được rất nhiều bệnh nhân quan tâm.

Bệnh trĩ có nguy hiểm đến tính mạng không?

Bệnh trĩ không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy vậy, những triệu chứng do bệnh gây ra có thể ảnh hưởng lớn đến tâm lý và gây phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, nếu không được kiểm soát tốt, bệnh sẽ tiến triển nhanh chóng với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn và có thể gây ra một số biến chứng không tốt cho sức khỏe như:

Bệnh trĩ có nguy hiểm đến tính mạng không?
Bệnh trĩ không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng mang lại rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày.

– Thiếu máu:

Người bị bệnh trĩ thường có biểu hiện đi ngoài ra máu ngay từ giai đoạn đầu và kéo dài trong suốt các giai đoạn của bệnh. Càng về những giai đoạn sau, lượng máu mất càng nhiều hơn và tần suất đi ngoài ra máu cũng tăng. Điều này có thể gây mất máu quá nhiều dẫn đến thiếu máu, mệt mỏi, hoa mắt, choáng váng.

Gợi ý: Bị bệnh trĩ có đau bụng không? Giải đáp thắc mắc 

– Viêm ngứa, nhiễm trùng hậu môn, áp xe hậu môn

Khi búi trĩ sưng to và viêm, nó sẽ tiết ra dịch nhầy. Vùng hậu môn ẩm ướt nếu không được làm sạch thường xuyên, dễ bị nhiễm trùng và viêm ngứa. Cảm giác ngứa khiến người bệnh gãi và tạo vết trầy xước, mở cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây loét, bội nhiễm hoặc tạo thành các ổ áp xe hậu môn.

– Sa nghẹt búi trĩ:

Trĩ nặng khiến búi trĩ sa ra ngoài và sưng to, không thể co lại. Bệnh nhân lúc này sẽ chịu đau đớn dù là khi di chuyển hoặc nằm nghỉ. Tình trạng này kéo dài sẽ gây mất ngủ, lo lắng và không thể tập trung làm việc.

– Thuyên tắc trĩ:

Khi búi trĩ sa ra ngoài, dưới áp lực co thắt của cơ vòng hậu môn, có thể gây tụ máu, tạo thành cục máu đông được gọi là thuyên tắc trĩ. Trong trường hợp này, cần phẫu thuật ngay để tránh nguy cơ hoại tử nghiêm trọng.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ
Thuyên tắc tĩnh mạch là một biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ

– Viêm nhiễm phụ khoa:

Phụ nữ mắc bệnh trĩ có nguy cơ cao bị viêm nhiễm phụ khoa do vị trí của sự hậu môn và âm đạo gần nhau. Dịch nhầy từ búi trĩ có thể mang vi khuẩn xâm nhập qua âm đạo gây ra viêm, ngứa vùng kín. Bên cạnh đó, tình trạng búi trĩ ở vùng nhạy cảm cũng làm mất tự tin, ngại gần gũi với bạn tình và có thể dẫn đến suy giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng đến đời sống tình dục của cả hai bên.

Xem thêm: Cách chữa bệnh trĩ nhẹ tại nhà nhờ bài thuốc hiệu quả

Làm thế nào để ngăn ngừa những tác hại của bệnh trĩ?

Mặc dù bệnh trĩ không gây nguy hiểm cho tính mạng, nhưng người bệnh không được phép lơ là khi phát hiện có dấu hiệu bị bệnh. Sự chủ quan có thể dẫn đến các triệu chứng của bệnh trĩ như đã nêu ở trên. Để giảm thiểu tác hại cho sức khỏe và đời sống hàng ngày, cần lưu ý những điều sau:

Điều trị ngay khi bệnh trĩ có dấu hiệu đầu tiên:

Nếu được chẩn đoán và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm, bạn hoàn toàn có hy vọng được chữa khỏi bệnh nhờ các phương pháp nội khoa. Tránh được việc phải đụng chạm đến dao kéo cùng với những khoản chi phí điều trị tốn kém nếu để bệnh phát triển nặng.

Do vậy, khi phát hiện dấu hiệu ban đầu của bệnh trĩ, cần nhanh chóng đến các bệnh viện chuyên khoa tiêu hóa để kiểm tra và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Cần chú ý đến việc tái khám định kỳ sau mỗi đợt điều trị để đánh giá kết quả và điều chỉnh phương pháp chữa trị phù hợp.

– Loại bỏ bệnh từ gốc:

Muốn điều trị được bệnh trĩ triệt để thì phải loại bỏ tận gốc căn nguyên của bệnh. Để làm được điều này, trước tiên bạn cần phải xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Bệnh trĩ khởi phát chủ yếu là do:

  • Ăn ít chất xơ, uống không đủ nước.
  • Đứng lâu, ngồi nhiều, thường xuyên khuôn vác vật nặng. 
  • Táo bón.
  • Tiêu chảy kéo dài.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Thường xuyên rặn mạnh khi đi ngoài.
  • Ngồi lâu khi đi vệ sinh.
  • Lớn tuổi.
  • Mang thai…
Làm thế nào để ngăn ngừa những tác hại của bệnh trĩ?
Khắc phục táo bón có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ

Đôi khi, bệnh trĩ có thể xảy ra do ảnh hưởng của một vấn đề về y tế như u tử cung, u đại trực tràng, sa trực tràng, phình đại tràng… 

Tham khảo thêm: Khoai tây chữa bệnh trĩ có hiệu quả không? Cách thực hiện

– Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt:

Điều chỉnh thói quen ăn uống sinh hoạt cho khoa học có thể giúp hỗ trợ đẩy bệnh trĩ và ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. Dưới đây là một số nguyên tắc bạn cần có gắng tuân thủ:

  • Người trưởng thành được khuyến cáo nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Với trẻ em bị trĩ thì nên điều chỉnh lượng nước tùy theo độ tuổi của bé.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây. Nhóm thực phẩm này cũng bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng, làm bền thành tĩnh mạch và cải thiện các triệu chứng khó chịu do trĩ mang lại.
  • Tránh ăn nhiều đồ ngọt, chất béo, thực phẩm chế biến sẵn, các món cay nóng.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích.
  • Không đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ.
  • Giảm cân nếu đang bị béo.
  • Sử dụng các công cụ hỗ trợ hoặc nhờ người trợ giúp khi phải khiêng vác vật nặng quá sức.
  • Chằm chỉ vận động, rèn luyện thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng cường lưu thông máu ở khu vực hậu môn.

Thắc mắc “bệnh trĩ có nguy hiểm đến tính mạng không?” đã được giải đáp qua bài viết. Bệnh không gây nguy hiểm trực tiếp cho tính mạng nhưng những biến chứng của trĩ thì không thể xem thường. Người bệnh cần tới gặp bác sĩ để được điều trị sớm nếu bạn không muốn gặp nhiều phiền toái với căn bệnh này.

Những bài viết bạn cần biết:

Chia sẻ:
Bệnh trĩ để lâu có nguy hiểm không, nên làm gì?
Hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh trĩ đều rất dễ gặp phải tình trạng chảy máu, đau đớn, khó chịu do căn bệnh này gây ra. Vậy bệnh trĩ…
Trĩ ngoại có gây ung thư? Trĩ ngoại có gây ung thư? – Thông tin từ giới chuyên môn

Người bệnh nên tìm hiểu trĩ ngoại có gây ung thư không để có kế hoạch điều trị thích hợp,…

Phẫu thuật cắt trĩ chỉ thành công khi người bệnh được chăm sóc sau mổ đúng cách Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ trĩ – Chi tiết A-Z

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ trĩ rất quan trọng để đảm bảo quá trình phục hồi nhanh chóng và…

Lá chữa bệnh trĩ 5 Loại lá chữa bệnh trĩ hiệu quả hơn dùng thuốc tây

Một số lá cây chữa bệnh trĩ có thể giúp làm co búi trĩ, giúp nhanh chóng thoát khỏi tình…

Bệnh trĩ trong tiếng anh “Hemorrhoids” và thông tin cần biết

Bệnh trĩ trong tiếng Anh là Hemorrhoids. Đây là thuật ngữ y học để mô tả tình trạng sưng phồng…

Tập gym có thể mang đến những tác động tích cực hoặc tiêu cực đến bệnh trĩ Tập gym khi bị trĩ – Bài tập an toàn và hiệu quả để bảo vệ sức khỏe

Tập gym khi bị trĩ có thể giúp cải thiện sức khỏe nhưng cần chú ý đến việc lựa chọn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua