Người bị bệnh trĩ có nên chạy bộ nhiều không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Tập luyện thể thao đối với người mắc bệnh trĩ đòi hỏi sự cân nhắc và thận trọng, vì nếu vận động không đúng cách có thể làm tổn thương búi trĩ và làm tình trạng sa búi trĩ trở nên nghiêm trọng hơn. Vấn đề liệu người bị bệnh trĩ có nên chạy bộ hay không sẽ được lý giải trong bài viết.

Người bị bệnh trĩ có thể chạy bộ không?

Chạy bộ là một phương pháp tập luyện hiệu quả cho người mắc bệnh trĩ. Mặc dù một số người lo ngại rằng việc chạy bộ có thể làm tình trạng trĩ nặng hơn, nhưng theo các chuyên gia y tế, chạy bộ không gây tổn thương cho búi trĩ. Hoạt động này có thể giúp tăng cường lưu thông máu, giảm áp lực đè nén lên hậu môn và kích thích nhu động ruột, từ đó có thể ngăn ngừa táo bón.

Người bị bệnh trĩ có thể chạy bộ không?
Chạy bộ đối với người bị bệnh trĩ là môn thể thao có thể mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe

Ngoài ra, chạy bộ cũng mang lại lợi ích tinh thần bằng cách giảm căng thẳng và stress. Việc này giúp cơ thể duy trì nội tiết ổn định và giảm nguy cơ bị táo bón do tâm lý. Đối với những người thường xuyên gặp vấn đề về tiêu hóa do căng thẳng, chạy bộ có thể là một phương tiện hiệu quả để giảm bớt triệu chứng.

Tuy nhiên, việc chạy bộ cần phải được thực hiện đúng cách và theo sự hướng dẫn của chuyên gia. Người mắc bệnh trĩ cần tập luyện với cường độ và thời gian phù hợp, tránh các động tác quá căng thẳng có thể gây tổn thương cho búi trĩ. Trước khi bắt đầu tập luyện, nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo rằng chạy bộ là phù hợp và an toàn.

Đọc thêm: Khám Chữa Bệnh Trĩ Ở Đâu – TOP 10 Địa Chỉ Tốt Nhất Tại TP HCM

Lợi ích của chạy bộ đội với sức khỏe

Theo các chuyên gia, ngoại trừ những trường hợp mắc những bệnh lý không thể vận động, hoặc do chấn thương gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ thống xương khớp thì chạy bộ phù hợp trong mọi hoàn cảnh luyện tập. Cụ thể, một số lợi ích của việc chạy bộ:

  • Tăng cường sức đề kháng: Trĩ càng nặng thì nguy cơ viêm nhiễm hậu môn càng tăng cao. Điều này có thể khiến bệnh nhân mắc các bệnh lý khác song song. Khi chạy bộ hàng ngày sẽ giúp người bệnh khỏe hơn, tăng sức đề kháng đề phòng trước những biến chứng của bệnh.
  • Duy trì mức cân nặng mức hợp lý: Chạy bộ giúp người bệnh đào thải được nguồn năng lượng dư thừa và phòng tránh tăng cân vượt mức. Khi cân nặng càng tăng thì những áp lực lên vùng hậu môn càng lớn, điều này có thể khiến các tĩnh mạch ở hậu môn giãn nở to hơn. 
  • Kích thích hoạt động lưu thông máu: Khi hoạt động lưu thông máu diễn ra thuận lợi thì tình trạng tắc mạch máu hay giãn mạch máu ở bộ phận hậu môn trực tràng cũng sẽ không xảy ra. Từ đó ngăn chặn được các cơn đau do bệnh trĩ gây ra, đồng thời giúp các búi trĩ co lại tự nhiên. 
  • Hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa: Vận động với tần suất nhịp điệu bằng cách chạy bộ sẽ kích thích làm tăng nhu động ruột, điều này sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa vận hành tốt. Khi tiêu hóa tốt thì người bệnh cũng sẽ nhận thấy tình trạng táo bón được giải quyết nhanh chóng, điều này cũng sẽ giúp phòng ngừa các biến chứng của bệnh trĩ. 
  • Giúp tinh thần được thoải mái: Khi chạy bộ, các noron thần kinh hoạt động có hệ thống hơn và điều này giúp não bộ của bạn không bị căng thẳng quá mức. 
Lợi ích của chạy bộ đội với sức khỏe
Rèn luyện thể thao có thể giúp người bệnh phòng tránh tốt trước triệu chứng rối loạn tiêu hóa, táo bón gây ra bệnh trĩ

Lưu ý khi chạy bộ với người bệnh trĩ

Chạy bộ không chỉ tốt cho người bị trĩ mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, do bệnh trĩ gây ra những tổn thương về cấu trúc trong và ngoài trực tràng nên việc luyện tập không đúng cách có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vì thế khi chạy bộ thì người bệnh cần lưu ý một số nguyên tắc sau:

  • Đi bộ đúng cách: Để giảm các áp lực lên vùng hông và hậu môn khi đi bộ, khi chạy bộ người bệnh nên gập cong các ngón chân lại bám xuống mặt đất. Người bệnh cần giữ nguyên tư thế thẳng lưng và buông xuôi 2 tay thả lỏng khi khởi động bằng các bước đi ban đầu. Sau đó bắt đầu chạy, bạn nên co hậu môn nhẹ rồi chạy thành từng bước, lưu ý khi chạy bộ phải hít thở đều để các mạch máu lưu thông khắp cơ thể tốt hơn.
  • Thời gian chạy bộ: Thời gian lý tưởng cho việc luyện tập là khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Bắt đầu đi bộ trong 3-5 phút đầu tiên và sau đó mới bắt đầu chạy bộ. 
  • Người bệnh nên khởi động trước: Việc khởi động trước khi chạy bộ không chỉ giúp làm nóng cơ thể bạn trước, mà đồng thời còn giúp phòng tránh những cơn đau sau khi luyện tập hiệu quả. 
  • Mặc trang phục phù hợp: Bạn nên mặc quần rộng ngắn thoải mái và mắc quần bảo hộ mỏng ở bên trong. Ngoài ra nên chọn chất liệu vải thấm hút mồ hôi để tránh bí hơi trong vùng kín.
  • Thư giãn khi chạy bộ: Tránh tình trạng vừa chạy bộ vừa nghe nhạc, điều này có thể ảnh hưởng đến não bộ và gây ra tình trạng căng thẳng đầu óc.
  • Uống nước khi chạy bộ: Bạn không nên uống nước khi đang chạy, khi đang chạy và cảm thấy mệt thì mới nên uống nước và mỗi lần uống một ngụm nhỏ. Sau khi uống nước xong bạn nên đi bộ khoảng 2 – 3 phút rồi mới tiếp tục chạy.
  • Không nên chạy nhanh: Việc chạy nhanh có thể khiến cơ bụng của bạn căng cứng, điều này có thể tạo ra áp lực cho hệ thống tĩnh mạch tại trực tràng. Ngoài ra việc chạy nhanh cũng khiến cho hậu môn cọ sát với búi trĩ và khiến bạn đau rát, khó chịu. 

Tham khảo thêm: Chữa bệnh trĩ bằng phèn chua hiệu quả không? Thực hiện như thế nào?

Môn thể thao nào phù hợp với người bị bệnh trĩ?

Ngoài cách chạy bộ, có nhiều bộ môn thể thao khác an toàn đối với người mắc bệnh trĩ. Các chuyên gia cho rằng khi bạn bị trĩ, hãy kiên trì rèn luyện những bộ môn sau:

Môn thể thao nào phù hợp với người bị bệnh trĩ?
Bơi một là một môn thể thao an toàn và hỗ trợ điều trị hiệu quả với bệnh trĩ
  • Đi bộ: Đi bộ giúp rèn luyện thể trạng, và đồng thời khắc phục được các vấn đề tắc nghẽn lưu thông máu hiệu quả. Dành thời gian đi bộ khoảng 20 – 30 phút mỗi ngày có thể làm teo nhỏ búi trĩ. 
  • Bơi lội: Khi bạn bơi lội trong nước có thể giúp kích thích các tuyến mạch máu và tĩnh mạch thư giãn. Cũng nên lưu ý, thời gian bơi lội lý tưởng không nên kéo dài hơn 40ph mỗi ngày.
  • Yoga: Trong trường hợp bệnh nhân bị trĩ, có thể lựa chọn những bài tập phù hợp hỗ trợ nhu động ruột, làm giảm kích thước búi trĩ và cải thiện vóc dáng.
  • Động tác vật lý trị liệu: Phương pháp này cũng được công nhận trong phác đồ điều trị của bác sĩ, nếu áp dụng thường xuyên có thể cải thiện khả năng co thắt hậu môn.

Gợi ý:Lá Bàng Chữa Bệnh Trĩ– Tác Dụng Đối Với Bệnh

Người bị trĩ cần lưu ý gì khi tập thể dục?

Nhiều trường hợp bệnh nhân bị trĩ khi luyện tập sai cách khiến triệu chứng tiến triển nặng hơn trong thời gian ngắn. Sau đây là những nguyên tắc luyện tập người bệnh nên tuân thủ để tránh những ảnh hưởng xấu này xảy ra:

Người bị trĩ cần lưu ý gì khi tập thể dục?
Khi bị trĩ người bệnh nên tránh các bài tập luyện – vận động nặng để tránh gây ra những áp lực lên trực tràng, hậu môn
  • Người bệnh không nên luyện tập những bộ môn thể thao nặng, cường độ cao.
  • Ưu tiên những phương pháp luyện tập nhẹ nhàng, nếu như bệnh trĩ nặng, người bệnh nên tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn.
  • Khi vận động, nếu người bệnh nhân thấy vùng hậu môn bị đau nhức, chảy máu thì nên dừng ngay việc luyện tập.
  • Bạn nên luyện tập trong thời gian tối đa 20 – 30 phút, khi thấy mệt bạn nên nghỉ ngơi.
  • Người bệnh nên mặc các bộ quần áo thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt.
  • Với những bệnh nhân bị sa búi trĩ, việc tập luyện yoga và bơi lội là phương pháp vận động phù hợp nhất.
  • Cần rèn luyện thể thao thường xuyên, nếu như tập vật lý trị liệu nên duy trì thời gian luyện tập 3 lần/ tuần.
  • Từ bỏ những thói quen làm nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh của bạn.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ chất và uống nhiều nước song song với việc luyện tập.
  • Tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc người bị bệnh trĩ có nên chạy bộ hay không. Chạy bộ được xem là hình thức vận động an toàn và phù hợp với bệnh nhân trĩ nhẹ nói chung. Nếu duy trì tần suất luyện tập phù hợp sẽ giúp người bệnh phòng ngừa táo bón và kiểm soát mức độ phát triển của búi trĩ.

Có thể bạn quan tâm: 

Ngày đăng 13:33 - 02/04/2024 - Cập nhật lúc: 16:15 - 24/05/2024
Chia sẻ:
Những điều chỉ có thể tìm thấy ở bài thuốc chữa trĩ Thăng trĩ Dưỡng huyết thang

Bắt nguồn từ phương thuốc bí truyền bao đời nay của người H’Mông, sau khi được kế thừa và phát…

Antri Ngọc Linh giá bao nhiêu? Thành phần và cách sử dụng

Antri Ngọc Linh là sản phẩm có nguồn gốc 100% từ thảo dược thiên nhiên, có tác dụng bổ tỳ…

Phân biệt bệnh trĩ và ung thư trực tràng

Tỉ lệ mắc bệnh ung thư trực tràng ở nước ta ngày càng ở mức báo động. Đáng lưu ý…

5 loại lá chữa bệnh trĩ hiệu quả hơn dùng thuốc tây

Có rất nhiều loại dược liệu giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Trong đó, nổi bật nhất…

Cắt trĩ bằng phương pháp PPH là gì, bao nhiêu tiền?

Cắt trĩ bằng phương pháp PPH là kỹ thuật được cải biện dựa trên nền tảng của longo. Phương pháp…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua