Dùng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ hiệu quả không ngờ

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Dùng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ là giải pháp dân gian lành tính có thể thực hiện tại nhà. Cây lá bỏng có chứa nhiều thành phần hoạt chất giúp chống viêm, kháng khuẩn và làm se niêm mạc. Cả việc dùng đơn thuần hay kết hợp với các nguyên liệu khác đều mang đến kết quả khả quan nếu thực hiện đúng cách.

Tác dụng chữa bệnh trĩ của cây lá bỏng

Ngoài việc điều trị y tế thì người bị bệnh trĩ có thể áp dụng một số giải pháp tự nhiên để hỗ trợ điều trị. Trong đó, dùng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ là giải pháp được rất nhiều người bệnh tin tưởng áp dụng.

Theo Đông y, cây lá bỏng có vị chua nhẹ, hơi chát và tính mát. Loại thảo dược này có tác dụng làm giảm đau, giải độc, cầm máu, tiêu thũng. Được dùng phổ biến trong chữa bệnh trĩ, viêm loét dạ dày tá tràng, bỏng da, mụn nhọt…

Tác dụng chữa bệnh trĩ của cây lá bỏng
Dùng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ là giải pháp lành tính có thể áp dụng tại nhà

Phân tích từ dược lý hiện đại cũng tìm thấy nhiều thành phần hoạt chất có dược tính cao trong cây lá bỏng. Phải kể đến như acid malic, acid nitric, isocitric, oxalic, một số hợp chất phenolic, các glucosid flavonoic…

Nhờ đó mà cây lá bỏng có thể phát huy tốt đặc tính kháng khuẩn và chống viêm tự nhiên cao. Nhờ đó có thể ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm kích hoạt tại niêm mạc hậu môn – trực tràng. Ngoài ra, thảo dược này còn có tính chất cầm máu và làm se. từ đó chống phù nề và hỗ trợ làm teo búi trĩ rất tốt.

Cây lá bỏng không chỉ hữu ích khi sử dụng ngoài da mà còn rất tốt khi dùng theo đường uống. Đây là giải pháp tự nhiên giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón. Từ đó có thể làm giảm bớt áp lực cho trực tràng – hậu môn trong quá trình đào thải phân ra bên ngoài.

Tham khảo thêm: Muốn tập GYM khi bị bệnh trĩ– Xem ngay bài viết

Chia sẻ 3 cách dùng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ đơn giản

Thực tế cho thấy, dùng cây lá bỏng đúng cách có thể giúp hỗ trợ khắc phục triệu chứng bệnh trĩ. Cả việc dùng thảo dược đơn thuần hay kết hợp với các nguyên liệu khác đều phát huy tốt công dụng nếu thực hiện đúng cách.

Dưới đây là 3 cách dùng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ được áp dụng phổ biến nhất:

1. Đắp cây lá bỏng chữa bệnh trĩ

Bài thuốc đắp này đặc biệt phù hợp với bệnh nhân bị trĩ ngoại mức độ nhẹ. Với cách này, các thành phần hoạt chất trong thảo dược có thể tác động trực tiếp vào búi trĩ. Từ đó hỗ trợ làm giảm viêm, giúp cầm máu và làm co búi trĩ một cách tự nhiên.

Tuy nhiên cần thực hiện đúng cách để tránh gây phản tác dụng khiến búi trĩ sưng viêm và đau rát nhiều hơn. Đặc biệt, người bệnh tuyệt đối không được dùng băng gạc y tế để băng quá kín. Bởi có thể gây bí và làm tổn thương búi trĩ.

Đắp cây lá bỏng chữa bệnh trĩ
Có thể giã nhuyễn cây lá bỏng để đắp trực tiếp vào hậu môn khi bị trĩ

Cách thực hiện như sau:

  • Cần chuẩn bị 3 – 4 lá cây lá bỏng và 1 ít muối ăn.
  • Đem thảo dược đi ngâm rửa thật sạch rồi để cho ráo nước.
  • Sau đó cho vào cối và giã nhuyễn với 1 ít muối ăn.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn rồi đắp thuốc lên.
  • Sau khoảng 20 phút có thể gỡ ra và dùng nước ấm rửa lại cho sạch.

Gợi ý: Phòng chữa bệnh trĩ bằng yoga và bấm huyệt hiệu quả, an toàn

2. Kết hợp cây lá bỏng với rau sam

Kết hợp cây lá bỏng với rau sam cũng là một công thức chữa bệnh trĩ được nhiều người tin tưởng áp dụng. Theo các tài liệu y học cổ truyền thì rau sam có tính mát với công dụng tiêu viêm, giải độc rất tốt.

Nếu cách đắp cây lá bỏng phù hợp với người bị trĩ ngoại thì cách này lại rất tốt cho những người mắc bệnh trĩ nội. Thực hiện đều đặn sẽ giúp làm giảm tình trạng phù nề, sưng tấy và khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị cây lá bỏng và rau sam mỗi loại 6g
  • Đem các thảo dược đi rửa sạch rồi để cho ráo nước
  • Cho tất cả nguyên liệu vào ấm, thêm vào 1 lít nước rồi đun sôi trên lửa nhỏ khoảng 20 phút
  • Chia lượng nước sắc thu được làm nhiều lần uống trong ngày

3. Kết hợp cây lá bỏng với các nguyên liệu khác

Bên cạnh việc kết hợp với rau sam thì bạn cũng có thể kết hợp cây lá bỏng với nhiều nguyên liệu khác nhau. Phải kể đến như cây nhọ nồi, ngải cứu hay trắc bá. Sự kết hợp này có thể làm tăng hiệu quả kiểm soát bệnh trĩ.

Mỗi nguyên liệu được kết hợp sẽ có những tác dụng riêng. Thường là chống viêm, giảm đau và giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa. Ngoài ra có thể làm giảm áp lực cho vùng trực tràng – hậu môn. Nên chú ý dùng đúng liều lượng để nhận được kết quả tốt nhất.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 30g lá bỏng, 10g nhọ nồi, 10g ngải cứu và 10g trắc bá
  • Đem các nguyên liệu trên đi ngâm rửa thật sạch với nước muối loãng
  • Sau đó để ráo rồi cho vào ấm, thêm vào 1 lít nước đun sôi trên lửa nhỏ 15 phút
  • Loại bỏ bã, chia lượng nước sắc nhận được làm nhiều lần uống trong ngày

Dùng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ có hiệu quả không?

Mẹo dùng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Thực tế cho thấy, giải pháp này hoàn toàn hữu ích cho quá trình kiểm soát diễn tiến của bệnh.

Dùng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ có hiệu quả không?
Dùng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ có thể đáp ứng tốt với các trường hợp bệnh nhẹ

Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên nhìn nhận cách dùng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ như một giải pháp hỗ trợ điều trị. Giải pháp này không thể thay thế hoàn toàn cho phác đồ chữa bệnh trĩ mà bác sĩ chỉ định. Nhất là trong trường hợp bệnh nặng. Chính vì vậy người bệnh không nên lạm dụng hoặc kỳ vọng quá nhiều.

Xem thêm: Các thói quen gây bệnh trĩ – Thông tin nên biết 

Lưu ý khi dùng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ

Cây lá bỏng là thảo dược tự nhiên lành tính. Đặc biệt là có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nếu được dùng đúng cách. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và có quá trình chữa bệnh tốt nhất, cần chú ý đến một số thông tin dưới đây:

  • Áp dụng cách dùng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ cần kiên trì. Các hoạt chất trong thảo dược còn ở dạng tự nhiên nên cần thời gian dài để phát huy tốt tác dụng.
  • Chữa bệnh trĩ bằng cây lá bỏng chỉ phù hợp với các trường hợp bệnh nhẹ. Nếu bệnh nặng thì cần chú ý thăm khám để được bác sĩ chỉ định giải pháp điều trị thích hợp.
  • Đối với cả cây lá bỏng và các thảo dược tự nhiên dùng kèm cần chú ý sơ chế, ngâm rửa sạch sẽ trước khi dùng. Việc dùng thảo dược không đảm bảo chất lượng và vệ sinh có thể làm tăng nguy cơ phát sinh tác dụng ngoại ý.
  • Nên kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh. Cân bằng dưỡng chất trong từng bữa ăn, tốt nhất nên tăng cường chất xơ, vitamin và khoáng chất từ rau củ quả tươi.
  • Không nên tiêu thụ các loại thức ăn cay nóng, khó tiêu, chứa nhiều dầu mỡ hay gia vị. Các thức uống chứa gas, cồn hay chất kích thích cũng sẽ không được khuyến khích.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày, khoảng từ 2 – 2.5 lít. Ngoài nước lọc có thể tăng cường các loại nước ép nguyên chất từ rau củ quả tươi.
  • Tuyệt đối không thức khuya, hãy ngủ trước 11 giờ tối và đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ ngày.
  • Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, nên sử dụng giấy mềm khi đi đại tiện. Đồng thời nên mặc quần áo rộng thoáng và thấm hút mồ hôi tốt.
  • Kiểm soát căng thẳng, stress, không quên dành thời gian cho các hoạt động thể chất mỗi ngày.

Dùng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ là giải pháp đơn giản có thể phát huy tốt công dụng khi thực hiện đúng cách. Tuy nhiên đây chỉ là phương án hỗ trợ. Người bệnh cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt. Đồng thời thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị đúng cách.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Đi ngoài ra máu nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi bệnh?

Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh đi ngoài ra máu khiến cho máu dính vào phân hoặc giấy vệ sinh.…

Sung chữa bệnh trĩ Dùng Sung chữa bệnh trĩ (lá và quả) có thực sự hiệu quả?

Dùng lá và quả sung chữa bệnh trĩ là mẹo tự nhiên đang được nhiều bệnh nhân áp dụng để…

Chữa bệnh trĩ bằng tỏi – Khi nào nên áp dụng?

Chữa bệnh trĩ bằng tỏi có tác dụng kháng viêm, giảm sưng và giảm đau. Người bệnh có thể sử…

thuốc co búi trĩ Có thuốc co búi trĩ lên không? Loại nào tốt hiện nay?

Thuốc co búi trĩ thường được sử dụng trong trường hợp trĩ nội, trĩ ngoại ở mức độ 1 và…

Thuốc Mỡ Sinh Cơ có tác dụng gì? Giá bán và cách sử dụng

Thuốc Mỡ Sinh Cơ là thuốc bôi ngoài da của Viện Y học cổ truyền Quân Đội. Thuốc có tác…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua