Bệnh trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nặng hơn? Phân tích chi tiết
Có người cho rằng chỉ nội nặng hơn trĩ ngoại vì khó phát hiện. Số còn lại thì cho rằng trĩ ngoại nặng hơn vì tác động trực tiếp và thường xuyên đến người bệnh. Để biết được bệnh trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nặng hơn cần dựa trên nhiều góc độ.
Khái quát về bệnh trĩ
Bệnh trĩ hình thành do các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn mất đàn hồi và bị phình giãn quá mức. Chúng tạo thành các búi trĩ, có thể gây đau rát và và xuất huyết khi đại tiện. Dựa vào vị trí búi trĩ, người ta chia bệnh này thành trĩ nội và trĩ ngoại.
Trĩ nội
Hình thành ở trong đường lược và trên bề mặt lớp niêm mạc hậu môn. Trong các búi trĩ này không có dây thần kinh cảm giác nên nó thường không gây đau. Trĩ nội được phân thành 4 cấp độ:
- Cấp độ 1: Búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
- Cấp độ 2: Bình thường búi trĩ vẫn nằm trong ống hậu môn, nhưng nó sẽ sa ra ngoài lúc đại tiện.
- Cấp độ 3: Khi đại tiện hoặc ngồi xổm, chúng sẽ sa ra ngoài nhưng không tự co lại được. Người bệnh phải dùng tay đẩy vào.
- Cấp độ 4: Búi trĩ thường xuyên nằm ở ngoài ống hậu môn và có thể gây nghẹt bộ phận này.
Trĩ ngoại
Ngoài nguyên nhân các tĩnh mạch bị chèn ép quá mức, thì tình trạng nhiễm trùng hậu môn cũng có thể dẫn đến sự hình thành trĩ ngoại. Búi trĩ xuất hiện ở dưới đường lược và nằm ở lớp biểu mô lát tầng.
Trĩ ngoại không chia thành các cấp độ như trĩ nội. Đồng thời, nó sẽ gây đau rát và khó chịu cho người bệnh ngay từ lúc hình thành.
Tham khảo thêm: Cắt trĩ có bị tái phát không? Làm sao phòng ngừa?
Trĩ nội dễ phát hiện hơn trĩ ngoại
Trĩ nội phức tạp hơn trĩ ngoại vì có nhiều cấp độ khác nhau, mỗi cấp độ lại có biểu hiện riêng. Trong khi đó, trĩ ngoại thường dễ dàng phát hiện ngay từ giai đoạn đầu.
Biểu hiện của trĩ nội
Với từng cấp độ, bệnh trĩ nội sẽ có những biểu hiện sau:
- Cấp độ 1: Đại tiện có máu trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh, có thể là máu nhỏ giọt hoặc thành tia. Cảm giác đau rát và ngứa hậu môn thường đi kèm, đồng thời có táo bón kéo dài.
- Cấp độ 2: Lượng máu ra nhiều hơn khi đại tiện, có thể sờ thấy một cục thịt nhỏ lòi ra. Tuy nhiên, sau đó nó sẽ tự co lên.
- Cấp độ 3: Lượng máu ít hơn cấp độ 2, nhưng búi trĩ không tự co lại. Cảm giác đau rát có thể xuất hiện ngay cả khi không đi đại tiện.
- Cấp độ 4: Cảm giác đau và chảy máu ở hậu môn nhiều hơn, không thể tự đẩy búi trĩ vào trong. Giai đoạn này dễ bị nhiễm trùng, thậm chí hoại tử búi trĩ.
Tham khảo thêm: Bị hẹp hậu môn sau cắt trĩ – Giải pháp xử lý, điều trị
Biểu hiện bệnh trĩ ngoại
Biểu hiện ban đầu của trĩ ngoại là sự xuất hiện của cộm và vướng ở hậu môn. Sau một thời gian, búi trĩ sẽ sưng to và gây đau rát.
Bệnh trĩ phát triển nặng khi búi trĩ lớn và nằm ngay lỗ hậu môn, làm cản trở quá trình đào thải phân tự nhiên của cơ thể. Khi đó, búi trĩ sẽ chảy máu và gây đau rát dữ dội, thậm chí khi không đi tiêu.
Trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nặng hơn?
Dựa vào cấp độ và biểu hiện của bệnh trĩ nội và trĩ ngoại, nhiều người cho rằng trĩ nội nặng hơn trĩ ngoại. Tuy nhiên, căn cứ này không đủ để khẳng định. Thực tế, có rất nhiều trường hợp bị trĩ ngoại nhưng mức độ gây nguy hiểm đến tính mạng nhiều hơn người mắc trĩ nội.
Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi trĩ nội hay trĩ ngoại cái nào nặng hơn. Bệnh tình nặng hay nhẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng sức khỏe, thời gian phát hiện, phương pháp điều trị, chế độ ăn uống và sinh hoạt…
Tham khảo thêm: Bệnh trĩ có nguy hiểm đến tính mạng không mà ai cũng sợ?
Biến chứng bệnh trĩ nội và trĩ ngoại
Cả trĩ nội và trĩ ngoại đều gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhau nếu không kịp thời điều trị. Các biến chứng hay gặp phải là:
- Áp xe hậu môn.
- Thiếu máu.
- Nhiễm trùng máu.
- Ung thư hậu môn – trực tràng.
- Hoại tử hậu môn.
- Giảm ham muốn tình dục.
Dù là trĩ nội hay trĩ ngoại đều gây ra sự khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Cảm giác đau rát, ngứa ngáy, thậm chí là mất máu kéo dài có thể gây ra các vấn đề như mất ngủ, ăn không ngon, suy nhược cơ thể…
Bệnh trĩ gây ảnh hưởng đến tâm lý, khiến nhiều người mất tự tin trong các mối quan hệ và gây ra sự bế tắc trong đời sống tình dục. Vì vậy, thay vì lo lắng liệu trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nặng hơn, bạn nên tập trung vào việc thực hiện các biện pháp chữa trị và tuân thủ chỉ đạo của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách làm teo rụng búi trĩ nhanh chóng, không đau
- Bệnh trĩ để lâu có nguy hiểm không, nên làm gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!