Viêm tai giữa có mủ nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
Viêm tai giữa có mủ là một trong các giai đoạn của bệnh tai giữa cấp tính, thường khởi phát sau khi kết thúc giai đoạn xung huyết. Bệnh có tình trạng mủ ứ đọng, đi kèm với triệu chứng thủng màng nhĩ.
Những thông tin cần biết về viêm tai giữa có mủ
Viêm tai giữa có mủ là một giai đoạn của bệnh viêm tai giữa cấp tính. Tình trạng này có xu hướng khởi phát sau khi kết thúc giai đoạn xung huyết.
Viêm tai giữa có mủ là tình trạng nhiễm trùng ống tai giữa kèm theo triệu chứng chảy mủ. Khác với các giai đoạn trước, viêm tai giữa ứ mủ thường nghiêm trọng hơn và có thể để lại những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
1. Triệu chứng nhận biết viêm tai giữa chứa dịch mủ
Triệu chứng thời kỳ ứ mủ:
- Màng tai đục và đỏ
- Ù tai, đau nhức và giảm thính lực
- Có cảm giác ứ đọng dịch bên trong tai
- Sốt, ho, chảy nước mũi,…
- Nếu xuất hiện ở trẻ nhỏ, có thể gây rối loạn tiêu hóa, kém ăn, mất ngủ và thường xuyên quấy khóc
Thời kỳ vỡ mủ:
- Khi mủ chảy ra bên ngoài ta, các triệu chứng ù tai, đau nhức và sưng nóng sẽ thuyên giảm dần
- Dịch tai tiết ra lúc đầu trong và loãng, sau đó chuyển sang màu vàng chanh và đặc, sau chuyển thành mủ nhầy
Xem thêm: Thuốc nhỏ tai điều trị viêm tai giữa– Cần lưu ý điều trị
2. Nguyên nhân gây viêm tai giữa có mủ
Các yếu tố làm tăng nguy tắc ống vòi tai, bao gồm:
- Viêm VA
- Viêm mũi – xoang mủ
- U ở vòm họng
- Sùi vòm họng
3. Viêm tai giữa có mủ nguy hiểm không?
Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính hoặc viêm tai xương chũm cấp tính.
Ngoài ra, viêm tai giữa chứa mủ còn có thể gây ra các biến chứng sau:
- Liệt mặt do tổn thương dây thần kinh số 7
- Viêm màng não
Chẩn đoán bệnh viêm tai giữa có mủ
Viêm tai giữa có dịch mủ chủ yếu được chẩn đoán thông qua thăm khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ sử dụng đèn pin chuyên dụng nhằm quan sát các biểu hiện thực thể ở tai.
Điều trị bệnh viêm tai giữa có mủ
1. Điều trị giai đoạn ứ mủ
Trước tiên, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau (Acetaminophen, Ibuprofen, Diclofenac,…) nhằm làm giảm thân nhiệt và cải thiện cơn đau do viêm tai giữa gây ra.
Bên cạnh đó, cần nhỏ thuốc Glycerin Borat 2% liên tục, mỗi lần cách nhau khoảng vài giờ. Dung dịch có khả năng làm mềm dịch tiết trong tai nhằm chuẩn bị trích rạch dẫn lưu.
Sau khi khám lại thấy màng nhĩ phồng lên, cần chủ động trích rạch kịp thời. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ trích rạch ở ¼ góc sau dưới màng tai nhằm tạo không gian để mủ dẫn lưu ra bên ngoài.
Khi mủ chảy ra bên ngoài, bác sĩ sẽ thấm cồn boric và đặt vào tai để sát khuẩn. Hầu hết các trường hợp chủ động trích rạch dẫn lưu đều có cải thiện sau khoảng 1 – 4 tuần.
Gợi ý: Viêm tai giữa có mủ nguy hiểm như thế nào? Cách điều trị
2. Điều trị giai đoạn đã vỡ mủ
Với trường hợp đã vỡ mủ, cần làm thuốc tai và theo dõi cho đến khi màng tai liền lại. Tuyệt đối không tự ý rắc bột thuốc kháng sinh hoặc thảo dược vào ống tai, có thể gây bít tắc mủ và tổn thương.
Quá trình làm thuốc tai bao gồm 3 bước chính:
Bước 1: Rửa tai
- Bơm dịch rửa (nước oxy già/ nước muối sạch hoặc dung dịch nước muối sinh lý,…) vào tai.
- Kéo nhẹ vành tai để dịch chảy sâu vào bên trong, tiếp tục dùng tăm bông lau nhẹ để lấy hết mủ và dịch tiết ứ đọng bên trong.
- Thực hiện nhiều lần để loại bỏ hoàn toàn mủ bên trong tai.
- Dùng tăm bông lau khô dung dịch rửa tai, tránh để dịch ứ đọng bên trong.
Bước 2: Rỏ thuốc tai
Với tình trạng chảy dịch và mủ, thuốc Glycerin borat 2% và Cloramphenicol 4% thường được sử dụng nhằm sát trùng và kháng khuẩn.
- Nghiêng về phía tai còn lại, hướng ống tai lên trên.
- Nhỏ một lượng thuốc vào ống tai và day nhẹ nắp tai để thuốc chảy sâu vào bên trong
Bước 3: Phun thuốc bột
- Kéo nhẹ vành tai
- Sau đó cho bình phun thuốc và xịt vào ống tai
- Bóp nhẹ bóng cao su đề đẩy thuốc vào sâu bên trong
Bột kháng sinh được sử dụng phổ biến là Cloramphenicol. Tuyệt đối không sử dụng kháng sinh Streptomycin vì có thể gây điếc.
Phòng ngừa bệnh viêm tai giữa chứa mủ tái phát
- Điều trị dứt điểm các bệnh lý về tai mũi họng như viêm VA, viêm amidan,…
- Khi bơi lội cần mang nút tai, tránh để nước vào ống tai giữa.
- Tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh truyền nhiễm.
- Đeo khẩu trang khi đến những nơi công cộng.
- Vệ sinh tay sau khi đi vệ sinh, trước – sau khi ăn.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất.
Mặc dù viêm tai giữa có mủ hoàn toàn có thể điều trị và không để lại di chứng, tuy nhiên với những trường hợp chủ quan, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
- Viêm tai ngoài: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị
- Áp dụng bài thuốc dân gian chữa viêm tai giữa an toàn, lành tính
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!