Phác Đồ Điều Trị Rối Loạn Tiền Đình (Tham Khảo Bộ Y Tế)
Phác đồ điều trị rối loạn tiền đình của Bộ Y tế bao gồm đầy đủ các bước hướng dẫn chăm sóc và điều trị bằng nhiều phương pháp. Dựa vào tình trạng cụ thể, người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Tìm hiểu bệnh rối loạn tiền đình
Tiền đình nằm ở phía sau ốc tai hai bên, là một bộ phận thuộc hệ thần kinh, có vai trò duy trì trạng thái cân bằng của cơ thể trong mọi hoạt động và tư thế, đồng thời phối hợp các cử động giữ các bộ phận như mắt, thân mình, tay và chân.
Rối loạn tiền đình là sự rối loạn/ tắc nghẽn quá trình dẫn truyền và tiếp nhận thông tin của tiền đình do tổn thương động mạch nuôi dưỡng não hoặc dây thần kinh số 8. Điều này làm mất khả năng giữ thăng bằng cơ thể của tiền đình, người bệnh bị hoa mắt, chóng mặt, cơ thể loạng choạng, quay cuồng, buồn nôn, ù tai… Bệnh làm ảnh hưởng xấu đến khả năng lao động và cuộc sống của người bệnh.
Việc chủ động thăm khám và chẩn đoán sớm là rất quan trọng, giúp đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra những người có nguy cơ cao hoặc tiền sử rối loạn tiền đình cũng cần thường xuyên theo dõi để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho bản thân.
HỮU ÍCH: Chóng Mặt Do Rối Loạn Tiền Đình Nên Làm Gì Nhanh Hết?
Phác đồ điều trị rối loạn tiền đình của Bộ Y tế
Phác đồ điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả theo thông tin của Bộ Y tế như sau:
1. Phác đồ dùng thuốc Tây trị rối loạn đình
Hiện nay chưa có một loại thuốc đặc trị rối loạn tiền đình nào, việc dùng thuốc chủ yếu dựa theo triệu chứng nhằm mục đích kiểm soát tình trạng bệnh, ngăn không cho bệnh tiến triển nặng hơn và góp phần phòng ngừa biến chứng.
Thuốc trị chóng mặt:
- Betahistin dạng viên 8mg hoặc 16mg: dùng 3 lần/ ngày, mỗi lần 1 viên.
- Cinnarizine dạng viên 25mg: dùng 3 lần/ ngày, mỗi lần 1 viên.
- Flunarizine dạng viên 5mg: đối với người dưới 65 tuổi dùng 2 lần/ ngày, mỗi lần 1 viên; đối với người trên 65 tuổi dùng 1 viên duy nhất trong ngày, uống vào buổi tối sau khi ăn no 30 phút.
- Acetyl Leucine: Dạng viên 500mg dùng 3 lần/ ngày, mỗi lần 1 viên; Đối với dạng ống 500mg dùng 2 – 4 lần/ ngày, mỗi lần 1 ống/ TB lần.
Thuốc chống nôn:
- Domperidon dạng viên 10mg: dùng 1 – 2 viên/ lần, dùng 3 lần/ ngày.
- Metoclopramide: Đối với dạng viên 10mg dùng 2 lần/ ngày, mỗi lần 1 viên; Đối với dạng ống 10mg dùng 1 ống TB/ lần nếu nôn ói quá mức.
- Dimenhydrinate dạng viên 25mg: dùng 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần từ 1 – 2 viên.
Một số nhóm thuốc trị rối loạn tiền đình phổ biến như:
- Nhóm thuốc thần kinh: bao gồm Glucocorticoid (như Methylprednisolon), Tanganil, Ginkgo Biloba, và Vipocetin, có thể hỗ trợ giảm căng thẳng, xoa dịu thần kinh, giảm stress, và cải thiện chứng mất ngủ.
- Nhóm thuốc hoạt huyết: như Betahistin, Beataserc, Almitrin, và Duxil, giúp tăng cường tuần hoàn não và giảm triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, và choáng váng.
- Nhóm thuốc kháng histamine: như Tanganil 500mg, Seduxen 5mg, và Metocloprapid 10mg, cải thiện các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, và ù tai.
- Nhóm thuốc an thần: như Diazepam và Lorepam giúp giảm lo âu và căng thẳng.
- Nhóm thuốc ức chế kênh canxi và chọn lọc máu: như Cinnarixin và Flunarizin cũng được sử dụng trong điều trị.
Lưu ý: Việc dùng thuốc chữa bệnh rối loạn tiền đình cần được tuân thủ tuyệt đối, cả về liều dùng lẫn cách dùng để tránh gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn.
ĐỪNG BỎ LỠ: Bệnh Viện Khám Rối Loạn Tiền Đình TP HCM – Uy Tín, Chính Xác
2. Phác đồ điều trị rối loạn tiền đình bằng Đông y
Chữa rối loạn tiền đình theo Đông y tập trung vào bồi bổ cơ thể, phục hồi khí hư, cân bằng âm dương và tăng cường lưu thông máu lên não. Nguyên nhân bệnh đa dạng như thận hư, khí hư, huyết hư, chấn thương, mất máu, cảm nhiễm tà khí, và sinh hoạt quá độ.
Bài thuốc được chọn tùy theo chẩn đoán từng trường hợp. Quan trọng là người bệnh cần kiên trì và tuân thủ sử dụng để đạt hiệu quả tối đa và khắc phục triệu chứng.
Bài thuốc Đông y chữa rối loạn tiền đình hiệu quả bao gồm:
- Bài thuốc Thiên ma câu đằng ẩm: Có tác dụng cải thiện nhanh chóng các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ù tai, và dễ té ngã. Sử dụng các thành phần như thạch quyết minh sống, hoàng cầm, hà thủ ô trắng, dạ giao đằng, đỗ trọng, thục phần, ích mẫu, ngưu tất, và câu đằng.
- Bài thuốc Kỷ cúc địa hoàng hoàn: Giúp giảm chóng mặt, hoa mắt, ù tai, cải thiện trí nhớ, giảm mệt mỏi, tăng cường máu lên não, và hạ huyết áp. Sử dụng các thành phần như sơn thù, sơn dược, thục địa, đan bì, bạch cúc hoa, phục linh, và kỷ tử.
- Bài thuốc Nhị căn thang: Có tác dụng loại bỏ chứng đau đầu, hoạt huyết ứ, khử đờm, lợi thấp, và chứng mất ngủ kéo dài. Sử dụng các thành phần như xuyên khung, bán hạ, cát căn, hải đới căn, đại giả thạch, và thạch xương bồ.
Lưu ý: Bạn cần tuân thủ liều lượng và cách sử dụng được hướng dẫn để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Bên cạnh các bài thuốc, người bệnh rối loạn hệ thống tiền đình cũng được khuyến khích kết hợp áp dụng với các biện pháp khác như châm cứu, diện chẩn, bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình… để đạt hiệu quả cao và an toàn hơn.
3. Phác đồ điều trị rối loạn tiền đình ngoại khoa
Chỉ áp dụng trong một số trường hợp rối loạn tiền đình do nguyên nhân cụ thể như:
- U bướu góc cầu
- Chấn thương tai
- Bệnh Ménière (rối loạn thính lực)
Các phương pháp điều trị ngoại khoa:
- Cắt bỏ u bướu góc cầu: Có thể được thực hiện bằng phương pháp mổ mở hoặc mổ nội soi.
- Mổ mở là phương pháp truyền thống, trong đó bác sĩ sẽ rạch một đường mổ sau tai để tiếp cận u bướu.
- Mổ nội soi là phương pháp hiện đại, sử dụng camera và dụng cụ mổ mini để thực hiện phẫu thuật qua các đường rạch nhỏ.
- Phẫu thuật phục hồi chấn thương tai: Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, bác sĩ có thể thực hiện các kỹ thuật như:
- Vá màng nhĩ
- Phục hồi xương chùy
- Phẫu thuật điều trị bệnh Ménière: Một số thủ thuật phẫu thuật có thể được áp dụng, bao gồm:
- Dẫn lưu nội lymph: Tạo một đường dẫn lưu để thoát bớt nội lymph ra ngoài, giúp giảm áp lực nội tai.
- Cắt dây tiền đình: Cắt bỏ một phần dây thần kinh tiền đình để giảm bớt các triệu chứng chóng mặt.
- Phá hủy tiền đình: Sử dụng sóng âm hoặc nhiệt để phá hủy một phần hệ thống tiền đình.
ĐỌC THÊM: Rối Loạn Tiền Đình Có Nguy Hiểm Không? Biến Chứng Gì?
4. Chế độ sinh hoạt
Việc áp dụng chế độ sinh hoạt hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày
- Hạn chế stress: Tránh căng thẳng, lo âu
- Tránh các chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, cà phê
- Chế độ ăn uống hợp lý: Ăn nhiều rau xanh, trái cây
- Uống đủ nước: Ít nhất 1.5 – 2 lít mỗi ngày
- Tập thể dục thường xuyên: Giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện tuần hoàn máu não
Chăm sóc – Phòng ngừa rối loạn tiền đình
Để phòng tránh chứng rối loạn tiền đình, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Tránh tiếp xúc với tiếng ồn lớn và đeo nút tai hoặc bịt tai nếu cần thiết để bảo vệ tai của bạn.
- Hạn chế thay đổi áp suất đột ngột, như khi bay hoặc lặn và nếu cần thiết, hỏi ý kiến bác sĩ về cách ngăn ngừa các triệu chứng.
- Quản lý các bệnh lý tiềm ẩn như cao huyết áp và tiểu đường để giảm nguy cơ mắc chứng rối loạn tiền đình.
- Thực hiện khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến rối loạn tiền đình và can thiệp kịp thời.
Phác độ điều trị rối loạn tiền đình tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trong một số trường hợp, không cần điều trị. Tuy nhiên, trong những trường hợp khác, thuốc hoặc liệu pháp có thể cần thiết để kiểm soát các triệu chứng. Trao đổi với bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Rối Loạn Tiền Đình Nhanh Khỏi
- Bị Rối Loạn Tiền Đình Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Nhanh Khoẻ?
Bình luận (1)
tối muốn dat lich khám bệnh tiền đình sau 6h30 chieu thu 2 20/6/2022