10 Cách Chữa Rối Loạn Tiền Đình Tại Nhà Không Dùng Thuốc

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Có nhiều cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà như dành thời gian nghỉ ngơi, áp dụng các mẹo dân gian, xây dựng chế độ ăn uống – sinh hoạt khoa học… mang lại hiệu quả cao trong việc giảm chóng mặt, buồn nôn, ù tai, cải thiện khả năng cân bằng, hạn chế lo âu và nâng cao sức khỏe hệ thống tiền đình. Những cách này vô cùng đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với mọi đối tượng và không phụ thuộc vào thuốc nên khá an toàn.

10 cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà hiệu quả, được nhiều người áp dụng

Tiền đình là một bộ phận của tai trong, có chức năng giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi bị rối loạn tiền đình, bạn sẽ cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng, ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.

Cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà hiệu quả
Có nhiều cách chữa tiền tình tại nhà vô cùng hiệu quả, ai cũng có thể thực hiện được

Bệnh lý này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như viêm tai giữa, viêm tai ngoài, viêm tiền đình, chấn thương, xơ vữa động mạch, đa xơ cứng, rối loạn thần kinh trung ương… Việc xác định đúng nguyên nhân là rất quan trọng để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như ngã, chấn thương, mất ngủ… ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. 

Triệu chứng bệnh ở mỗi người có thể khác nhau, nếu tình trạng ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng các biện pháp tại nhà để cải thiện và kiểm soát bệnh lý mà không cần dùng thuốc. Một số cách bạn có thể áp dụng là:

1. Ngâm chân bằng nước ấm

Ngâm chân trong nước ấm là cách điều trị rối loạn tiền đình tại nhà hiệu quả và đơn giản. Phương pháp này giúp tăng cường lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể bao gồm cả não bộ, từ đó cải thiện tình trạng thiếu máu não, điều trị các triệu chứng rối loạn tiền đình như chóng mặt, ù tai, hoa mắt…

Ngâm chân chữa rối loạn tiền đình
Ngâm chân trong nước ấm giúp tăng cường tuần hoàn máu và cải thiện các triệu chứng rối loạn tiền đình hiệu quả

Cách ngâm chân:

  • Chuẩn bị một chậu hoặc thau đựng nước ấm với nhiệt độ khoảng 40 – 45 độ C, đảm bảo nước không quá nóng để tránh gây tổn thương cho da.
  • Ngâm chân vào nước ấm trong khoảng 20 – 30 phút, bạn có thể ngồi thoải mái trên một chiếc ghế và thư giãn trong quá trình này.
  • Lặp lại quy trình này 1 – 2 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả.

Tham khảo thêm: 10 Cây Thuốc Nam Chữa Rối Loạn Tiền Đình Hiệu Quả

2. Tận dụng các loại thảo dược tự nhiên

Phương pháp sử dụng thảo dược để chữa tiền đình nhận được đánh giá cao về hiệu quả, độ an toàn, có thể sử dụng lâu dài mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Các loại thảo dược thường được sử dụng bao gồm:

  • Rễ đinh lăng: Rễ cây đinh lăng được biết đến với khả năng an thần, nuôi dưỡng não bộ và cải thiện lưu thông khí huyết, giúp giảm các triệu chứng suy nhược chức năng hệ thống tiền đình. Ngoài ra, loại rễ này còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại sự mệt mỏi. Bạn có thể sử dụng loại rễ này bằng cách sắc lấy nước uống hoặc ngâm rượu.
  • Ngải cứu: Ngải cứu được biết đến với tác dụng điều hòa và lưu thông khí huyết, kích thích máu tuần hoàn lên não. Việc sử dụng ngải cứu có thể cải thiện các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, choáng váng, nôn nao. Kết hợp ngải cứu với lá khuynh diệp và lá bưởi nấu sôi để xông hơi.
  • Hoa cúc khô: Hoa cúc khô chứa hoạt chất apigenin, một chất chống oxy hóa tự nhiên, có khả năng giảm căng thẳng và lo âu, mang lại hiệu quả an thần. Uống trà hoa cúc hàng ngày có thể hỗ trợ giảm bớt các triệu chứng chóng mặt và nhức đầu.

Lưu ý rằng, trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ loại thảo dược nào, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo rằng phương pháp này phù hợp và an toàn cho bạn.

3. Xoa bóp bấm huyệt 

Xoa bóp, bấm huyệt là cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà cực kỳ hiệu quả mà không cần dùng thuốc. Những động tác xoa bóp này tác động vào cột sống, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, thư giãn đầu óc, giảm đau đầu, chóng mặt do rối loạn tiền đình.

cách chữa bệnh rối loạn tiền đình tại nhà bằng xoa bóp, bấm huyệt
Xoa bóp bấm huyệt là một trong những biện pháp chữa rối loạn tiền đình không dùng thuốc hiệu quả nhất hiện nay

Một số động tác xoa bóp bấm huyệt mà bạn có thể áp dụng là:

  • Chải đầu bằng tay: Dùng các ngón tay chải theo hướng ngang và thẳng, kết hợp kéo nhẹ chân tóc để tác động lực lên đầu. 
  • Vỗ đầu: Chập hai bàn tay vào nhau, dùng lực vừa phải chặt xuống vùng đầu của người bệnh. 
  • Gõ đầu: Dùng các đầu ngón tay gõ liên tục xung quanh đầu theo hình vòng tròn với chiều ngược nhau. 
  • Bóp đầu: Đặt ngón cái lên vị trí huyệt cần xoa bóp, các ngón còn lại ôm sát vào đầu, thực hiện xoa bóp từ dưới lên trên một cách nhịp nhàng. 
  • Ấn day chân tóc: Dùng đầu ngón tay ấn nhẹ vào vị trí chân tóc và thái dương theo hình lò xo để tìm điểm đau. Nếu ấn vào điểm đau này khiến người bệnh khó chịu thì chỉ cần ấn nhanh từ 30 – 60 giây. Còn nếu khi ấn vào điểm đau lại thấy dễ chịu thì có thể ấn nhẹ nhàng lại trong vòng 2 – 3 phút. 
  • Một số động tác khác: Ngoài ấn, day thì người bệnh cũng có thể thực hiện xoa bóp vùng sau gáy, xoa 2 ổ mắt, xoa tai, xoa đỉnh đầu… 

Có thể bạn quan tâm: Bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình: Giải pháp an toàn không lo phụ thuộc thuốc

4. Châm cứu 

Châm cứu là phương pháp y học cổ truyền sử dụng kim loại mỏng, sắc nhọn để châm vào các huyệt đạo trên cơ thể nhằm điều trị bệnh.

Châm cứu được xem xét là một phương pháp hỗ trợ hiệu quả cho người bị rối loạn tiền đình, giúp giảm các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, ù tai, mất thăng bằng… Châm cứu được thực hiện dựa theo các thể bệnh, cụ thể như sau:

  • Chứng Huyễn vậng do can phong hỏa động: Châm tả vào các huyệt vị: Đởm du, Hiệp khê, Can du, Hành gian, Thái dương, Phong trì – ấn đường. Huyệt dự trữ gồm Phong môn, Hợp cốc và Thái xung. 
  • Chứng Huyễn vậng do can thận thiếu thốn: Châm huyệt vị Thần định, Can du, Cửu bách hội, Thận du, Ấn đường, Thái dương và Túc tam lý. Huyệt dự trữ gồm Quan nguyên, Huyết hải, Cứu bổ, Khí hải, Tam âm giao, Dũng quyền. 
  • Chứng Huyễn vậng do đờm hỏa: Châm huyệt vị Hợp cốc, Thượng tinh, Phong trì, Thái dương (trích máu), Phong long. Huyệt dự trữ gồm Túc tam lý và Trung quản. 
  • Chứng Huyễn vậng do khí huyết hư: Châm bổ hoặc cứu bổ vào các huyệt vị gồm Khí hải, Can du, Túc tam lý, Tỳ du, Quan nguyên, Huyết hải, Bách hội, Trung oản, Thiên trụ. Huyệt dự trữ gồm Hành gian, Ấn đường, Thái khê. 

Châm cứu là một cách chữa rối loạn tiền đình hiệu quả và đơn giản, tuy nhiên, cần lưu ý thực hiện châm cứu tại cơ sở y tế uy tín và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất.

5. Bài tập phục hồi chức năng tiền đình

Bạn có thể thực hiện các bài tập đơn giản tại nhà nhằm mục đích tăng cường lưu thông máu, điều trị tình trạng ù tai, chóng mặt, buồn nôn… Một số bài tập cũng giúp phục hồi chức năng tiền đình, duy trì sự thăng bằng của cơ thể khi đi lại, cử động, hoạt động… 

Bài tập mắt giúp cải thiện tiền đình
Bài tập mắt giúp cải thiện tầm nhìn, giảm chóng mặt, đau đầu và phục hồi chức năng hệ thống tiền đình

Bài tập mắt:

  • Theo dõi vật thể: Di chuyển vật thể nhỏ trước mặt theo các hướng khác nhau, nhìn theo bằng mắt mà không lắc đầu.
  • Lắc đầu: Nhắm mắt, lắc đầu từ từ sang hai bên và trước sau, tăng dần tốc độ.
  • Chuyển đổi ánh nhìn: Nhìn nhanh một vật thể gần, sau đó chuyển sang nhìn vật thể xa, lặp lại nhiều lần.

Bài tập thăng bằng:

  • Đứng một chân: Nhắm mắt, đứng một chân trên sàn phẳng, giữ thăng bằng 30 giây, đổi chân và lặp lại.
  • Đi trên vạch thẳng: Vẽ vạch thẳng trên sàn, đi trên vạch, đặt gót chân lên mũi chân.
  • Leo cầu thang: Leo từng bước, tập trung vào từng bước đi.

6. Động tác vẫy tay

Vỗ tay là một cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà hiệu quả cho các triệu chứng nhẹ. Động tác này có tác dụng kích thích lưu thông máu, hỗ trợ nuôi dưỡng ngũ tạng và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.

Cách thực hiện động tác:

  • Đứng thẳng người, hai chân dang rộng bằng vai và dùng 10 đầu ngón chân bám chắc trên nền nhà. 
  • Từ từ đưa hai tay ra phía trước để tạo thành một góc 30 độ sao cho hai lòng bàn tay song song với mặt sàn và các ngón tay khép kín. 
  • Vẫy thật mạnh hai tay ra phía sau, phải làm thật hết sức mình đồng thời hậu môn nhíu lại và thót lên, như vậy mới được tính là 1 lần vẫy. 
  • Tong lúc tập người bệnh cần phải ngậm kín miệng, lưỡi cong lên chạm nướu của răng hàm trên, hai mắt luôn nhìn thẳng. 
  • Thực hiện khoảng 2 lần/ ngày, tập khi bụng rỗng và tập cho đến khi mệt thì ngưng lại. 

Có thể bạn quan tâm: 7 Bài Tập Yoga Chữa Rối Loạn Tiền Đình Hiệu Quả Nhất

7. Bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh

Một trong những cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà đơn giản và hiệu quả nhất là thay đổi chế độ ăn uống. Việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết có thể giúp tăng cường lưu thông máu máu, chống đột quỵ và điều trị các triệu chứng rối loạn tiền đình như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.

Bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh
Bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh là cách chữa rối loạn tiền đình hiệu quả tại nhà

Thực phẩm nên ăn:

  • Thực phẩm giàu vitamin B, C, kẽm, magie: Rau xanh, trái cây, thịt trắng, hạt.
  • Thực phẩm giàu omega-3: Cá béo, hạt chia, óc chó.
  • Tinh bột phức tạp: Ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang, khoai môn.
  • Sữa và sản phẩm từ sữa: Bao gồm các loại sữa, sữa chưa, phô mai.
  • Uống đủ nước: Từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày.

Thực phẩm cần kiêng:

  • Thực phẩm nhiều đường, muối: Nước ngọt, bánh kẹo, thức ăn nhanh, đồ muối chua.
  • Chất kích thích: Rượu, bia, cà phê, thuốc lá.
  • Thực phẩm khó tiêu: Đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh.
  • Thực phẩm nhiều histamine: Đồ biển, thực phẩm lên men, pho mát.

8. Vệ sinh tai 

Vệ sinh tai thường xuyên giúp loại bỏ ráy tai, bụi bẩn và vi khuẩn ra khỏi tai, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tai như viêm tai giữa, viêm tai trong… từ đó cải thiện các triệu chứng tiền đình.

Cách vệ sinh tai:

  • Rửa tai bằng nước ấm: Dùng khăn mềm hoặc tăm bông thấm nước ấm để lau nhẹ nhàng bên ngoài tai, không nên dùng tay hoặc các vật dụng khác để ngoáy vào trong tai.
  • Rửa tai bằng dung dịch vệ sinh tai: Có thể sử dụng dung dịch vệ sinh tai được bán tại các nhà thuốc để rửa tai theo hướng dẫn trên bao bì.
  • Tắm rửa thường xuyên: Khi tắm, hãy để nước chảy nhẹ vào tai để giúp loại bỏ ráy tai.
  • Tránh ngoáy tai: Ngoáy tai có thể đẩy ráy tai sâu hơn vào trong tai và làm tổn thương màng nhĩ.
  • Sử dụng máy trợ thính: Nếu bạn bị mất thính lực, hãy sử dụng máy trợ thính theo chỉ định của bác sĩ.

9. Điều chỉnh thói quen sống khoa học 

Thói quen sinh hoạt hàng ngày của bạn có thể ảnh hưởng đáng kể đến mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rối loạn tiền đình. Việc thay đổi lối sống và từ bỏ các thói quen không lành mạnh là điều cần thiết để kiểm soát tình trạng này:

  • Tránh đứng lên và ngồi xuống liên tục hoặc thay đổi tư thế một cách đột ngột. Nên dành 5-10 phút đứng lên và đi lại sau mỗi 1-2 giờ ngồi làm việc, thỉnh thoảng nên nhìn xa để giúp giảm căng thẳng cho não bộ và thần kinh.
  • Khi cảm thấy chóng mặt và mất thăng bằng, hãy ngồi hoặc nằm xuống ngay để nghỉ ngơi, tránh té ngã.
  • Duy trì tập thể dục đều đặn với các bộ môn phù hợp như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe, tập dưỡng sinh…
  • Kê gối ở độ cao vừa phải khi ngủ để cải thiện tuần hoàn máu.
  • Ngủ đủ 7 – 8 giờ mỗi ngày và tránh thức khuya, vì nghiên cứu cho thấy ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày làm tăng nguy cơ mắc rối loạn tiền đình.
  • Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức hoặc lao lực quá độ để phòng ngừa sự tiến triển nghiêm trọng của bệnh.

Tham khảo thêm: TOP 7 Món Ăn Trị Rối Loạn Tiền Đình Hiệu Quả Lại Ngon

10. Yoga trị rối loạn tiền đình 

Yoga là một phương pháp tập luyện kết hợp giữa các bài tập thể chất, tinh thần và thiền định, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả việc hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình.

Các bài tập yoga giúp tăng cường lưu thông máu đến não bộ và các cơ quan khác trong cơ thể, từ đó giúp cải thiện tình trạng thiếu máu não – một trong những nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình.

Ngoài ra, yoga giúp kích thích hệ thống thần kinh, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn….

phương pháp chữa rối loạn tiền đình bằng yoga
Các động tác yoga giúp điều hòa tuần hoàn máu lên não, giảm chóng mặt và cải thiện khả năng giữ thăng bằng

Tư thế trái núi (Tadasana):

  • Đứng thẳng, hai chân dang rộng bằng vai.
  • Hít vào, nâng cao ngực và vươn dài các đốt sống lên cao.
  • Hai tay vươn cao khỏi đầu kẹp sát mang tai.
  • Chắp hai bàn tay lại sao cho khuỷu tay thẳng thả lỏng, tư thế này được gọi là tư thế trái núi.
  • Giữ tư thế trong 30 giây đến 1 phút, sau đó thở ra và thả lỏng.

Tư thế mèo – bò (Marjaryasana – Bitilasana):

  • Bắt đầu ở tư thế bò bốn chân: hai tay đặt dưới vai, hai đầu gối đặt dưới hông.
  • Hít vào, cong cột sống về phía sau, ngẩng cao đầu và đuôi. Giữ tư thế mèo trong 5 giây.
  • Thở ra, cong cột sống về phía trước, cúi đầu và gập bụng. Giữ tư thế bò trong 5 giây.
  • Lặp lại 10 lần.

Tư thế cây cọ (Tadasana – Vrksasana):

  • Đứng thẳng, hai chân dang rộng bằng hông.
  • Gập một chân và đặt bàn chân lên đùi bên kia, gần háng.
  • Chắp hai bàn tay lại trước ngực.
  • Giữ tư thế trong 30 giây đến 1 phút, sau đó đổi bên.

Tham khảo thêm: Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Rối Loạn Tiền Đình Nhanh Khỏi

Lưu ý khi thực hiện các cách trị rối loạn tiền đình tại nhà

Các phương pháp chữa trị rối loạn tiền đình tại nhà thường lành tính và an toàn, nhưng cần lưu ý một số điểm sau:

  • Phương pháp tại nhà thường chỉ phù hợp cho các trường hợp bệnh nhẹ, không quá nghiêm trọng.
  • Hiệu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe, khả năng đáp ứng của từng người, tần suất thực hiện…
  • Các phương pháp tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể thay thế hoàn toàn các biện pháp điều trị chuyên sâu, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.
  • Nếu đang dùng thuốc, cần thận trọng khi kết hợp với các phương pháp tự nhiên để tránh tương tác và gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
  • Đối với những người có tiền sử bệnh hoặc đang mang thai, cần thận trọng khi áp dụng các phương pháp tự nhiên.
  • Kiên nhẫn là yếu tố quan trọng để đạt được kết quả tốt nhất, cần kết hợp với thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh.
Lưu ý khi thực hiện các cách trị rối loạn tiền đình tại nhà
Các biện pháp chữa tiền đình tại nhà cần được thực hiện đúng cách, kiên trì trong thời gian dài để đạt được hiệu quả

Rối loạn tiền đình khi nào cần tìm bác sĩ?

Các biện pháp điều trị tại nhà thường chỉ thích hợp với các trường hợp bệnh nhẹ, nếu bị rối loạn tiền đình nặng và triệu chứng ngày càng nghiêm trọng, thì việc tìm đến bác sĩ là điều cần thiết:

  • Nếu sau một thời gian sử dụng các biện pháp tại nhà nhưng không mang lại hiệu quả, hoặc chúng tái phát thường xuyên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Nếu các triệu chứng choáng váng, ù tai, hoa mắt, chóng mặt… kéo dài, xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hoặc gây khó khăn trong việc thực hiện các công việc bình thường.
  • Nếu bạn cảm thấy có các dấu hiệu bất thường khác như suy giảm thính lực, thay đổi thị lực, yếu cơ, tê liệt, khó nói… bạn nên tìm bác sĩ ngay lập tức.
  • Nếu rối loạn tiền đình đi kèm với đau đầu dữ dội, đặc biệt là đột ngột, bạn nên thăm khám càng sớm càng tốt.

Việc thăm khám có thể giúp bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng của bạn, xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng, từ đó đề xuất các biện pháp điều trị thích hợp.

Các cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà có thể cần thời gian để phát huy hiệu quả, nhưng chúng thường an toàn và lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân. Do đó, bằng cách tuân thủ các biện pháp điều trị và thực hiện những thay đổi trong lối sống, bạn có thể kiểm soát hiệu quả các triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Cây đinh lăng chữa rối loạn tiền đình Cây Đinh Lăng Chữa Rối Loạn Tiền Đình – Mẹo Hay Dân Gian

Dùng cây đinh lăng chữa rối loạn tiền đình là mẹo dân gian giúp kiểm soát các triệu chứng như…

Rối loạn tiền đình Rối Loạn Tiền Đình Là Gì? Nguyên Nhân và Cách Điều Trị

Rối loạn tiền đình là tình trạng phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp…

Rối loạn tiền đình khi mang thai Rối Loạn Tiền Đình Khi Mang Thai và Thông Tin Cần Biết

Rối loạn tiền đình khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Do…

Địa chỉ trị rối loạn tiền đình ở Hà Nội 5 Địa Chỉ Chữa Rối Loạn Tiền Đình Ở Hà Nội Uy Tín Nhất

Xác định địa chỉ chữa rối loạn tiền đình ở Hà Nội là bước đầu tiên và quan trọng nhất…

Rối loạn tiền đình ở người trẻ Rối Loạn Tiền Đình Ở Người Trẻ: Triệu Chứng Và Cách Trị

Rối loạn tiền đình ở người trẻ ngày càng phổ biến với nhiều nguyên nhân và biểu hiện đa dạng.…

Chia sẻ
Bỏ qua