Ù tai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chẩn đoán, điều trị

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Ù tai là triệu chứng thường xảy ra khi bạn tiếp xúc nhiều với tiếng ồn lớn. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe cần được điều trị sớm.

Ù tai là gì?

Ù tai là hiện tượng trong tai xuất hiện những tiếng ồn bất thường có âm thanh tương tự như tiếng ve kêu hay tiếng huýt gió. Những đối tượng khác thường không nghe được âm thanh này. 

Ù tai là gì?
Ù tai là triệu chứng cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe

Chứng ù tai ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn so với nữ giới. Hiện tượng này kéo dài không chỉ khiến khó chịu mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề tiềm ẩn về sức khỏe.

Gợi ý: Viêm tai giữa ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả

Nguyên nhân gây ù tai

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ù tai như tác dụng phụ của thuốc tây, tiếp xúc nhiều với tiếng ồn, tuổi cao… Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý trong cơ thể.

Ù tai là bệnh gì?

  • Bị khối u ở đầu hoặc cổ: Sự xuất hiện của một khối u lành tính hay ác tính ở vùng đầu hoặc cổ có thể gây chèn ép vào mạch máu, làm ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu đến tai. Điều này có thể gây ra những tiếng ồn bất thường mà chỉ có người bệnh mới nghe được.
  • Bệnh xơ vữa mạch máu: Căn bệnh này xảy ra khi có sự tích tụ của cholesterol, chất béo và một số chất khác ở thành mạch. Chúng tạo thành các mảng xơ vữa làm thu hẹp không gian của động mạch lớn làm nhiệm vụ dẫn máu đến tai. 
  • Hẹp hoặc xoắn động mạch cổ: Các động mạch ở cổ bị thu hẹp hay bị xoắn sẽ làm ảnh hưởng đến dòng chảy của máu tới tai. 
  • Tăng huyết áp: Chứng huyết áp cao cũng được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng ù tai cho nhiều bệnh nhân. 
  • Xơ cứng tai: Bệnh lý này xảy ra do sự phát triển bất thường của xương trong tai. Bệnh có khuynh hướng di truyền và là nguyên nhân chính gây ù tai.
  • Bệnh Meniere: Ù tai là triệu chứng ban đầu của bệnh Meniere. Bệnh có thể xảy ra ở một hoặc cả hai tai do sự gia tăng bất thường của lượng dịch hay ion nội mô.
  • U thần kinh sọ: Đây là dây thần kinh nối từ não đến tai trong. Sự xuất hiện của một khối u lành tính ở cơ quan này có thể gây ù tai trái hoặc ù tai phải.
  • Đa xơ cứng: Bệnh đa xơ cứng và một số bệnh lý thần kinh khác có thể gây ra hiện tượng co thắt cơ ở tai trong.
  • Rối loạn chức năng ống Eustachian: Ống Eustachian là bộ phận nối tai giữa với cổ họng. Hoạt động của ống này có thể bị rối loạn khi bệnh nhân được xạ trị ung thư, mang thai hoặc sụt giảm nhiều cân nặng dẫn đến tiếng ồn lạ trong tai, ù tai.
  • Rối loạn khớp thái dương hàm: Đây cũng là một vấn đề về sức khỏe thường gặp có thể khiến tai bị ù.
  • Bệnh đường hô hấp: Bệnh viêm xoang, viêm họng hay ung thư vòm họng có thể gây tắc vòi nhĩ và khiến một cá nhân bị ù tai.

Bị ù tai do các nguyên nhân khác

  • Tác dụng phụ của thuốc: Thường gặp nhất là các loại thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm, Aspirin, Methotrexate , Cisplatin. 
  • Chấn thương ở đầu hoặc cổ: Những chấn thương ở khu vực này có thể gây tổn thương cho dây thần kinh thính giác hay tai trong. 
  • Tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn có cường độ cao: Đây là nguyên nhân gây ù tai thường gặp ở những người phải thương xuyên tiếp xúc tiếng ồn.
Nguyên nhân gây ù tai
Tiếp xúc nhiều với tiếng ồn lớn là nguyên nhân gây ù tai
  • Có nhiều ráy tai: Sự tích tụ của nhiều ráy tai có thể gây kích thích lên màng nhĩ khiến bạn bị ù tai.
  • Lớn tuổi: Hiện tượng ù tai thường xảy ra ở những người trên 60 tuổi. Do ảnh hưởng của quá trình lão hóa, thính giác của một cá nhân sẽ ngày càng trở nên kém hơn.
  • Hút thuốc lá: Chất độc trong khói thuốc lá cũng là nguyên nhân khiến thị giác bị suy giảm và dẫn đến tiếng ồn trong tai.

Tham khảo thêm: Viêm tai giữa ứ dịch: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Phân loại ù tai

  • Ù tai chủ quan: Đây là dạng ù tai nhiều người gặp nhất. Với thể bệnh này, chỉ có mình bạn mới nghe được những tiếng ồn bất thường. Ù tai chủ quan thường gặp ở người có vấn đề về tai hoặc dây thần kinh thính giác.
  • Ù tai khách quan: Bác sĩ có thể nghe được âm thanh khác lạ trong tai của bạn khi khám. Đây là dạng ù tai hiếm gặp gây ra bởi các vấn đề ở mạch máu, xương tai giữa hay hiện tượng co thắt cơ ở tai.

Dấu hiệu bị ù tai

Triệu chứng đặc trưng của ù tai chính là những tiếng ồn bất thường bạn nghe được trong tai trong khi âm thanh này không xuất hiện bên ngoài. Đó có thể là tiếng huýt gió, tiếng nhạc, tiếng huýt sáo, tiếng la hét hay tiếng kêu ù ù của gió. Chúng có thể lâu lâu mới xuất hiện hoặc xảy ra thường xuyên ở một hay cả hai bên tai.

Người bị ù tai còn xuất hiện kèm theo các triệu chứng khác như:

  • Đau đầu
  • Hoa mắt
  • Chóng mặt
  • Mất ngủ
  • Suy nhược cơ thể…

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

  • Chứng ù tai xảy ra liên tục ảnh hưởng đến giấc ngủ và cuộc sống.
  • Ù tai kéo dài không cải thiện sau 1 tuần.
  • Ù tai mà không rõ nguyên nhân.
  • Ù tai sau khi bị nhiễm trùng ở đường hô hấp trên.

Chẩn đoán ù tai

– Thăm khám lâm sàng:

  • Kiểm tra tiền sử bệnh.
  • Ghi nhận các vấn đề liên quan đến ù tai.
  • Quan sát tai hoặc vùng đầu cổ để tìm kiếm chấn thương.
  • Kiểm tra đánh giá chức năng nghe.
Chẩn đoán ù tai
Bác sĩ khám chẩn đoán ù tai

– Chẩn đoán hình ảnh:

  • Chụp cắt lớp vi tính sọ não ( CT scan)
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Chụp mạch não đồ

Xem thêm: Hướng dẫn cách chữa viêm tai giữa tại nhà chi tiết 

Cách điều trị ù tai

1. Cách chữa ù tai bằng nội khoa

Với phương pháp này, bạn sẽ được điều trị bằng thuốc kết hợp với một số phương pháp khác châm cứu, trợ thính, thôi miên… để khắc phục tình trạng ù tai.

– Thuốc trị ù tai:

  • Thuốc làm tăng toàn hoàn máu lên thần kinh trung ương và ốc tai
  • Thuốc làm giãn cơ trơn
  • Thuốc kháng histamin, thuốc kháng viêm cho người bị ù tai do mắc chứng rối loạn chức năng vòi.
  • Thuốc an thần: Thường được chỉ định là Magnesi sulfat hay Barbiturate,… 
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Bạn có thể được chỉ định thuốc Amitriptyline hay Nortriptyline.
  • Thuốc làm giảm độ nhạy cảm ở hệ thống mô dẫn truyền thần kinh: Procain, Lidocaine hay Lignocaine.

– Các phương pháp hỗ trợ khác:

  • Sử dụng thiết bị tạo ra tiếng ồn trắng có thể giúp che bớt đi tiếng ồn trong tai khi ngủ vào ban đêm, mang đến cho bạn một giấc ngủ ngon hơn.
  • Mang máy trợ thính
  • Châm cứu
  • Thôi miên
  • Điều trị thần kinh bằng phương pháp kích thích từ xuyên sọ ( TMS)
  • Làm sạch tai
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc thay đổi loại thuốc điều trị khác nếu thuốc đang dùng là nguyên nhân dẫn đến ù tai.
  • Giảm tiếp xúc với tiếng ồn. Nếu cần thiết hãy đeo đồ bịt tai để không phải nghe tiếng ồn quá lớn.
  • Ngưng hút thuốc lá hoặc uống bia rượu
  • Hướng sự chú ý của bạn đến những vấn đề khác để quên đi tiếng ồn khó chịu trong tai
  • Ngồi thiền, tập yoga hay áp dụng các kỹ thuật thư giãn khác để thần kinh bớt căng thẳng, qua đó giảm bớt tiếng ồn trong tai.
  • Dùng Ginkgo biloba
  • Bổ sung các chất như kẽm và vitamin B thông qua các chế phẩm hoặc chế độ ăn uống
Cách điều trị ù tai
Bệnh ù tai thường được điều trị bằng phương pháp nội khoa

2. Phẫu thuật chữa ù tai

Một số trường hợp bị ù tai không đáp ứng với điều trị nội khoa sẽ được bác sĩ chỉ định làm phẫu thuật. Phổ biến nhất là các đối tượng bị bệnh Ménière, u tai kèm điếc dẫn truyền, u tân sinh ở thùy thái dương,…

Cách phòng ngừa ù tai

  • Làm sạch ráy tai thường xuyên và đúng cách. Nếu ráy tai quá nhiều, hãy tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ.
  • Giữ cho hai tai luôn khô ráo, sạch sẽ.
  • Đeo đồ bảo hộ tai khi phải tiếp xúc với tiếng ồn lớn. 
  • Không hút thuốc lá
  • Hạn chế sử dụng rượu bia và các thức uống chứa caffein
  • Không sử dụng thuốc tây bừa bãi
  • Tập thể dục mỗi ngày để cải thiện dòng máu đến tai, qua đó giúp tăng cường thính giác.

Vấn đề ù tai không quá nghiêm trọng nhưng cũng ảnh hưởng đến cuộc sống nếu tình trạng kéo dài. Nếu có bất kỳ vấn đề nào bất thường ở tai, bạn nên đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị triệt để

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Thuốc nhỏ tai Otifar: Công dụng, cách dùng và giá bán

Thuốc nhỏ tai Otifar được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn tai ngoài và viêm tai giữa xung huyết.…

Thuốc nhỏ tai Illixime: Công dụng, cách dùng và giá bán

Thuốc nhỏ tai Illixime là dược phẩm của Công ty Hanlim Pharm Co., Ltd - Hàn Quốc. Được chỉ định…

Đau Nhức Bên Trong Lỗ Tai Phải, Trái là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Đau nhức bên trong lỗ tai phải hoặc trái có thể gây khó chịu và là dấu hiệu của một…

Thuốc nhỏ tai Otipax: Công dụng, cách dùng và giá bán

Thuốc nhỏ tai Otipax có chứa hoạt chất Lidocaine và Phenazone. Thuốc có tác dụng chống viêm và giảm đau…

Các biến chứng của bệnh viêm tai giữa bạn cần biết

Biến chứng của viêm tai giữa bao gồm: áp xe tai, viêm tai xương chũm, thủng màng nhĩ,... Nếu không…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua