Triệu chứng viêm tai giữa cấp ở trẻ em và cách điều trị
Viêm tai giữa cấp ở trẻ em thường có các triệu chứng phổ biến như tai sưng, đau rát, giảm khả năng nghe, hạch ở cổ,… Các triệu chứng xuất hiện đột ngột nhưng sẽ thuyên giảm sau 7 – 14 ngày nếu chăm sóc đúng cách.
Viêm tai giữa cấp ở trẻ em?
Viêm tai giữa cấp thường xảy ra ở trẻ em vì hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu và chưa phát triển hoàn chỉnh. Thuật ngữ này đề cập đến tình trạng nhiễm trùng cấp tính ở tai giữa.
Trong trường hợp không can thiệp điều trị, hiện tượng nhiễm trùng có thể chuyển sang giai đoạn bán cấp và mãn tính, gây ra nhiều bất lợi và khó khăn trong quá trình chữa trị về sau.
Xem thêm: Viêm tai giữa có mủ nguy hiểm không? Có điều trị được không?
Nguyên nhân gây khiến trẻ bị viêm tai giữa cấp
Tình trạng nhiễm trùng tai giữa cấp ở trẻ thường khởi phát do ống Eustachian bị sưng viêm và tắc nghẽn. Hiện tượng này có thể khiến chất lỏng trong tai giữa bị ứ đọng và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Các nguyên nhân có thể gây ra bệnh bao gồm:
- Thói quen nằm khi bú bình.
- Hít phải khói thuốc lá trong thời gian dài.
- Viêm xoang do nhiễm trùng.
- Trẻ bị cảm cúm và cảm lạnh.
- Dị ứng.
- Viêm VA hoặc phì đại VA.
Ngoài ra bệnh có xu hướng khởi phát ở những đối tượng sau:
- Trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi.
- Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm và khí hậu lạnh.
- Thường xuyên mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên.
- Có cấu trúc ống tai bất thường.
Triệu chứng nhận biết viêm tai giữa cấp ở trẻ
- Đau tai
- Trẻ sốt và quấy khóc
- Chán ăn và bỏ bú
- Có thể sưng hạch ở cổ
- Tai chảy mủ và dịch
- Trẻ mệt mỏi, ít vận động và dễ cáu gắt
- Mất ngủ
- Thường xuyên buồn nôn và nôn mửa
- Một số trẻ có thể bị tiêu chảy
- Đi kèm với tình trạng đau họng, chảy nước mũi,…
Viêm tai giữa cấp tính ở trẻ có nguy hiểm không?
Viêm tai giữa cấp là bệnh lý về tai mũi họng rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh có xu hướng xảy ra đột ngột với mức độ nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển.
Hơn nữa tình trạng nhiễm trùng ống tai giữa có thể chuyển biến sang giai đoạn bán cấp và mãn tính. Ở một số trường hợp không điều trị kịp thời, trẻ có thể bị giảm hoặc mất thính lực vĩnh viễn.
Bên cạnh đó viêm tai giữa ở trẻ còn gây ra một số biến chứng khác như viêm họng, viêm xoang, viêm amidan, viêm VA,… Ngoài ra còn có thể chậm phát triển về khả năng ngôn ngữ và tư duy.
Xem thêm: 5 Cách chữa nhiễm trùng tai cho trẻ hiệu quả và an toàn
Chẩn đoán bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ
- Sử dụng máy soi tai
- Đo nhĩ lưỡng
- Kiểm tra phản xạ nghe
Ngoài ra bác sĩ có thể yêu cầu trẻ thực hiện một số xét nghiệm khác nếu chưa đủ dữ liệu để đưa ra chẩn đoán cuối cùng.
Các biện pháp điều trị viêm tai giữa cấp tính ở trẻ nhỏ
1. Sử dụng thuốc điều trị
Thuốc được chỉ định bao gồm thuốc kháng sinh và thuốc hỗ trợ điều trị triệu chứng. Sử dụng song song hai nhóm thuốc này có thể giảm cơn đau, hạ sốt, cải thiện mệt mỏi,… và ức chế nhiễm trùng ở tai giữa.
- Thuốc hạ sốt và giảm đau nhẹ (Paracetamol)
- Thuốc chống viêm (Ibuprofen)
- Thuốc kháng sinh (Azithromycin, Amoxicillin, Augementin,…)
- Thuốc nhỏ tai chứa hydrocortisone
- Vệ sinh tai với nước muối sinh lý
Nên thông báo với bác sĩ để được thay thế thuốc nếu trẻ có các biểu hiện sau:
- Triệu chứng sốt không thuyên giảm sau 3 ngày dùng kháng sinh.
- Có dấu hiệu dị ứng với kháng sinh nhóm penicillin hoặc cephalosporin.
Tham khảo thêm: Viêm tai giữa có lây không? Cách phòng ngừa
2. Phẫu thuật trị viêm tai cấp tính
Trong trường hợp viêm tai cấp tái phát nhiều lần và không có khả năng đáp ứng với điều trị nội khoa, bác sĩ có thể đề nghị can thiệp phẫu thuật.
- Đặt ống thông khí màng nhĩ
- Nạo VA
3. Chế độ chăm sóc
Các biện pháp chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa cấp:
- Nên kết hợp việc dùng thuốc hạ sốt với biện pháp chườm khăn để giảm thân nhiệt cho trẻ.
- Bổ sung nước, sữa và nước ép trái cây nhằm cung cấp chất lỏng, cân bằng điện giải.
- Cho trẻ bổ sung các món ăn dễ tiêu hóa, mềm, lỏng và giàu dinh dưỡng.
- Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi tại giường trong ít nhất 2 – 3 ngày.
Phòng ngừa bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ
- Vệ sinh tay cho trẻ thường xuyên – đặc biệt là trước và sau khi ăn.
- Nên cho trẻ ngồi khi bú bình.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá và các tác nhân dị ứng.
- Giữ ấm cơ thể cho trẻ khi thời tiết thay đổi đột ngột.
- Tích cực điều trị các bệnh lý tai mũi họng.
- Có thể tiêm vaccine phòng ngừa các virus gây nhiễm trùng thường gặp ở trẻ nhỏ.
- Hạn chế đưa trẻ đến các nơi công cộng.
- Cho trẻ vận động thường xuyên và bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng.
- Tránh không để trẻ tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
Bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ em có thể được điều trị dứt điểm sau 7 – 15 ngày và hầu như không để lại biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, tình trạng phát hiện muộn và điều trị không đúng cách có thể khiến bệnh tình chuyển biến nặng nề và buộc trẻ phải can thiệp các thủ thuật ngoại khoa.
Có thể bạn quan tâm:
- Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà
- Bé bị viêm tai giữa chảy mủ nguy hiểm như thế nào?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!