Bị viêm tai giữa nên uống thuốc gì?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Bị viêm tai giữa nên uống thuốc gì? Bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây tổn thương màng nhĩ, mức độ triệu chứng và khả năng đáp ứng của từng người bệnh để chỉ định loại thuốc phù hợp.

Bị viêm tai giữa nên uống thuốc gì?

viêm tai giữa nên uống thuốc gì
Nên dùng thuốc nào để điều trị viêm tai giữa là vấn đề được nhiều người quan tâm

Dùng thuốc là biện pháp chính trong điều trị viêm tai giữa, đặc biệt là trong giai đoạn xung huyết và ứ mủ. 

1. Thuốc điều trị toàn thân

Kháng sinh đường uống/ tiêm

Kháng sinh có khả năng kìm hãm và tiêu diệt các khuẩn gây bệnh, từ đó cải thiện nhiễm trùng và phục hồi thính lực.

Thuốc điều trị toàn thân
Kháng sinh là loại thuốc đặc hiệu được sử dụng trong quá trình điều trị viêm tai giữa

Đọc thêm: Viêm tai giữa có lây không? Cách phòng ngừa 

  • Nhóm beta-lactam (Cephalosporin thế hệ II, III và Ampicillin)
  • Nhóm macrolid (Spiramycin, Roxithromycin, Azithromycin,…)
  • Nhóm quinolon (Fluoroquinolon, Ofloxacin, Pefloxacin, Ciprofloxacin, Acid nalidixic,…)
  • Nhóm kháng sinh aminoglycoside (Gentamycin, Kanamycin,…)

Khi dùng kháng sinh, cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Không dùng thuốc tùy tiện hoặc thường xuyên quên liều hoặc ngưng thuốc trước thời gian quy định (khoảng 7 – 10 ngày) có thể làm giảm mức độ nhạy cảm của vi khuẩn. 

Thuốc chống viêm corticoid, NSAIDs

Corticoid có thể được chỉ định trong điều trị ngắn hạn (7 – 10 ngày). Có khả năng chống viêm mạnh, hạn chế tình trạng phù nề và viêm ở bên trong ống tai giữa.

Tuy nhiên loại thuốc này có nguy cơ gây ra nhiều tác dụng phụ đối với trẻ nhỏ. Vì vậy bạn có thể sử dụng NSAIDs để thay thế.

NSAIDs (thuốc chống viêm không steroid) có khả năng giảm đau, chống viêm và hạ sốt nhẹ. Một số NSAIDs được dùng phổ biến như: Diclofenac, Naproxen, Ibuprofen,… 

Thuốc giảm đau, hạ sốt

Thuốc giảm đau, hạ sốt được dùng phổ biến nhất là Paracetamol. Nhóm thuốc này có khả năng hạ sốt và giảm đau nhẹ. Paracetamol khá an toàn nên có thể sử dụng cho trẻ nhỏ.

Thuốc điều trị toàn thân
Paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng do viêm tai giữa gây ra

Gợi ý: Hướng dẫn vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa đúng cách

2. Thuốc điều trị tại chỗ

Thuốc nhỏ mũi

Otrivin 0.05%, collydexa, xylomethazoline, sunfarin, naphazoline,… là những loại thuốc nhỏ mũi được sử dụng phổ biến cho bệnh nhân viêm tai giữa.

Thuốc giúp làm co mạch, chống phù nề, làm sạch hốc mũi và đảm bảo sự thông thoáng giữa tai và mũi họng.

Thuốc nhỏ tai

Thuốc điều trị tại chỗ
Loại thuốc nhỏ tai được chỉ định dựa trên mức độ tổn thương của màng nhĩ

Với trường hợp không thủng màng nhĩ (giai đoạn xung huyết), bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc nhỏ tai có khả năng sát khuẩn, giảm đau (otipax, cồn boric,…) và thuốc nhỏ tai chống viêm và kháng sinh (polydexa, cortiphenicol,…).

Trong trường hợp thủng màng nhĩ (giai đoạn viêm tai giữa vỡ mủ), những loại thuốc nhỏ tai kháng sinh có độ an toàn cao như effexin và rifamycin sẽ được chỉ định. 

Xem ngay: Viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em: Điều trị hiệu quả như thế nào?

Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm tai giữa

  • Trong giai đoạn viêm tai giữa ứ mủ, cần chủ động trích rạch dẫn lưu mủ và phối hợp với việc dùng thuốc. 
  • Trong trường hợp có thủng màng nhĩ, phải phối hợp việc sử dụng thuốc với chăm sóc đúng cách để phục hồi thính lực.
  • Phải tuân thủ loại thuốc, liều dùng và thời gian được bác sĩ chỉ định. 
  • Để hạn chế tương tác thuốc, bạn nên trao đổi với bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng.
  • Khi điều trị viêm tai giữa cho trẻ, việc dùng thuốc chỉ được thực hiện khi bác sĩ chuyên khoa yêu cầu.

Bài viết đã tổng hợp một số loại thuốc điều trị viêm tai giữa phổ biến. Trước khi dùng thuốc, bạn cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ để biết liều dùng cụ thể và hạn chế các rủi ro phát sinh.

Có thể bạn quan tâm: 

Chia sẻ:
Đặt ống khí viêm tai giữa khi nào? Quy trình & chi phí

Đặt ống khí viêm tai giữa được chỉ định với trường hợp tắc vòi nhĩ do u vòm họng, viêm…

Đau tai phải khi nuốt nước bọt là bị gì? Làm sao hết?

Đau tai phải khi nuốt nước bọt là triệu chứng của bệnh viêm tai giữa, viêm họng và nhiễm trùng…

triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ em Viêm tai giữa ở trẻ em – Biểu hiện nhận biết và cách điều trị

Viêm tai giữa ở trẻ em có thể tự khỏi nhưng đôi khi cũng chuyển biến nặng. Do đó, cha…

Viêm tai giữa – Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa bị nhiễm trùng, bệnh lý này thường xảy ra vào mùa đông…

Viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma Viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma và cách điều trị

Viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma là bệnh nguy hiểm trong tất cả các loại viêm tai. Đây là…

Bình luận (1)

  1. Lê đình Khánh
    Lê đình Khánh says: Trả lời

    Con bị đau ở trong bên tai mà giờ nó đau cả miệng mỗi lần ăn hả miệng ra lại đau thì bị gì ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua