Viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma là bệnh nguy hiểm trong tất cả các loại viêm tai. Đây là loại viêm tai giữa nhiễm khuẩn gây ra những tổn thương về hệ thống xương con trong hòm nhĩ. 

Viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma là bệnh gì?

Viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma là bệnh gì?
Viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma là một thể phổ biến của bệnh viêm tai giữa mạn tính

Đây là một trong những thể phổ biến của của bệnh viêm tai giữa mạn tính. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng cũng là thể bệnh nguy hiểm nhất. 

Cholesteama là một khối u biểu bì lạc chỗ nằm ở vị trí tai giữa hoặc xương chũm hoặc cũng có thể nằm ở bất cứ vị trí nào tại các nhóm thông bào xương chũm. Đây là sự phát triển bất thường, không ung thư và có thể phát triển ở giữa tai, phía sau màng nhĩ. 

Viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma là bệnh gì?
Bệnh viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma nguy hiểm và dễ gây biến chứng nếu không được điều trị kịp thời

Viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma là hiện tượng viêm tai giữa bên trong hòm tai và có sự xuất hiện của biểu mô Malpighi sừng hóa. Các tổ chức Cholesteatoma có thể ở dạng túi nang, ranh giới rõ hoặc phân nhánh từ thông bào này sang các thông bào khác bên trong xương đá. 

Các khối cholesteatoma có khả năng phát triển nhanh, ăn mòn và phá hủy các cấu trúc bên trong tai giữa và các bộ phận lân cận gây ra tình trạng suy giảm chức năng thính giác.

Xem thêm: Bệnh viêm tai giữa ở người lớn: Nguyên nhân và cách điều trị

Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma

Theo thông tin từ các chuyên gia, nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma chủ yếu là do quá trình dị nhập của các lớp biểu bì ống tai và màng nhĩ vào bên trong hòm tai qua lỗ thủng hoặc túi co kéo được hình thành trong quá trình bị viêm tai giữa. 

Ban đầu, khối Cholesteatoma thường có kích thước nhỏ và phát triển như u bọc. Bên ngoài là một lớp màng với túi biểu mô có khả năng tiết ra các men gây ra hiện tượng ăn mòn, phá hủy các hệ xương lân cận cùng một lớp màng đáy có màu sắc óng ánh. Bên trong là một khối mềm có màu trắng giống như bã đậu với thành phần là các tế bào biểu mô, mỡ và các tinh thể cholesterin. 

Viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma
Nguyên nhân gây viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma

Sau khi lớn lên, khối u sẽ bị vỡ ra dưới áp lực của các thành phần ở trong. Kèm theo đó là tình trạng nhiễm trùng khiến cho các chất bên trong xuất tiết ra bên ngoài, lổn nhổn như bã đậu và có mùi tanh hôi thối.

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ có khả năng làm khởi phát bệnh như:

  • Viêm xoang
  • Nhiễm trùng tai mãn tính
  • Viêm mũi dị ứng
  • Cảm lạnh, cảm cúm

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma

  • Suy giảm chức năng thính giác: Thính lực của người bệnh lúc này thường khoảng 50 – 60 dB. 
  • Tai chảy mủ và có mùi hôi thối: Lượng dịch mủ lớn, lổn nhổn và có có màu trắng như bã đậu. Đặc biệt là có mùi tanh hôi thối khó chịu. 
  • Thủng màng nhĩ
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma
Triệu chứng của viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma là sự kết hợp giữa triệu chứng của viêm tai giữa mạn tính và của khối cholesteatoma bị vỡ ra

Tham khảo thêm: Thuốc nhỏ tai điều trị viêm tai giữa – Cần lưu ý điều trị

Viêm tai giữa mạn tính cholesteatoma có nguy hiểm không?

Bệnh viêm tai giữa mạn tính cholesteatoma nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách chính là điều kiện hoàn hảo khiến cho khối cholesteatoma phát triển nhanh hơn và hậu quả là gây ra hàng loạt các biến chứng từ nhẹ đến nặng. 

Các u nang cholesteatoma còn có khả năng lan nhanh và tiền ẩn nhiều biến chứng. 

  • Tái nhiễm trùng tai mãn tính 
  • Tê liệt cơ mặt
  • Sưng phù bên trong tai
  • Áp xe não, mủ trong não

Chẩn đoán viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma

Chẩn đoán viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma
Việc chẩn đoán viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma chủ yếu dựa trên các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng, chụp CT, chụp X quang…
  • Dựa vào các chẩn đoán lâm sàng, toàn thân 
  • Thực hiện đo thính lực đánh giá chức năng nghe. 
  • Chụp X quang xương chũm hoặc chụp CT điện toán cắt lớp xương thái dương.

Gợi ý: Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh: Điều trị và chăm sóc tại nhà

Biện pháp điều trị viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma 

Sau khi có kết quả chẩn đoán viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma, trước mắt bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh và thuốc nhỏ tai cho người bệnh sử dụng trong một thời gian. 

Sau đó, tùy vào tình hình bệnh được chẩn đoán nhiều lần, xem xét các đặc điểm tăng trưởng của u nang và sẽ cân nhắc chỉ định phẫu thuật sớm. Đây là cách duy nhất để điều trị vì những khối cholesteatoma này sẽ không có khả năng tự biến mất. 

Phẫu thuật giúp làm sạch các tác nhân gây bệnh, duy trì sự khô thoáng và sạch sẽ bên trong tai và bảo tồn cấu trúc, chức năng nghe của tai, đặc biệt là ngăn ngừa và xử lý các biến chứng nếu có. 

Các biện pháp điều trị viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma 
Hầu hết những trường hợp bị viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma đều được chỉ định phẫu thuật để điều trị bệnh dứt điểm

Phẫu thuật để loại bỏ cholesteatoma không quá phức tạp, diễn ra nhanh chóng và người bệnh có thể ra về ngay trong ngày nếu sức khỏe tốt. Hiện nay, phẫu thuật điều trị dựa vào một số phương pháp sau: 

  • Phẫu thuật kín: nhằm giữ lại thành sau ống tai xương
  • Phẫu thuật hở: phá thành sau ống tai xương
    • Khoét rỗng đá chũm toàn phần hoặc khoét rỗng đá chũm bán phần nếu cholesteatoma nằm trong xương chũm. 
    • Phẫu thuật tiệt căn xương chũm cải biên.
    • Phẫu thuật tiệt căn xương chũm dành cho những người có khối cholesteatoma lớn và lan rộng trên xương chũm quá thông bào. 
  • Phẫu thuật nội soi bóc cholesteatoma dành cho những trường hợp cholesteatoma trú ngụ trong thượng nhĩ hoặc lan vào sào đạo nhưng chưa di chuyển vào sào bào hoặc xuống trung nhĩ. 

Lưu ý chăm sóc sau khi phẫu thuật viêm tai giữa mạn tính cholesteatoma

  • Vệ sinh vết mổ hằng ngày bằng thuốc sát trùng do bác sĩ kê đơn.
  • Tuyệt đối không để nước chui vào bên trong tai khi vết mổ chưa lành lại. 
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi nhiều hơn và vận động nhẹ nhàng.
  • Quá trình sử dụng thuốc hoặc sau khi phẫu thuật có thể người bệnh sẽ bị đau đầu, chóng mặt nhẹ nhưng chỉ trong vòng 1 ngày. 
  • Tuyệt đối tránh xa khói thuốc lá, chất kích thích, môi trường ô nhiễm.
  • Hạn chế bơi lội và nên hết sức kỹ lượng trong việc chăm sóc tai. 
  • Tuân thủ lịch tái khám định kỳ thường xuyên.

Bệnh viêm tai giữa mãn tính cholesteatoma là bệnh lý nguy hiểm, gây nhiều biến chứng khó lường nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường, tốt nhất người bệnh nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, bảo tồn chức năng thính giác.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Thuốc nhỏ tai Otifar: Công dụng, cách dùng và giá bán
Thuốc nhỏ tai Otifar được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn tai ngoài và viêm tai giữa xung huyết. Thuốc được sử dụng bằng cách nhỏ trực tiếp vào…
Viêm tai giữa kiêng ăn gì để bệnh nhanh khỏi?

Viêm tai giữa kiêng ăn gì? Đây là vấn đề cần được quan tâm vì chế độ ăn uống cũng…

Triệu chứng viêm tai giữa cấp ở trẻ em và cách điều trị

Viêm tai giữa cấp ở trẻ em thường có các triệu chứng phổ biến như tai sưng, đau rát, giảm…

Thuốc nhỏ tai điều trị viêm tai giữa và những lưu ý khi sử dụng

Thuốc nhỏ tai điều trị viêm tai giữa có tác dụng làm sạch dịch tiết, giảm đau, sát khuẩn. Tuy…

Đặt ống khí viêm tai giữa khi nào? Quy trình & chi phí

Đặt ống khí viêm tai giữa được chỉ định với trường hợp tắc vòi nhĩ do u vòm họng, viêm…

đau tai Đau tai: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách chữa trị hiệu quả

Đau tai là triệu chứng rất phổ biến, có thể bắt gặp ở bất cứ đối tượng nào, kể cả…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua