Thuốc nhỏ tai điều trị viêm tai giữa và những lưu ý khi sử dụng

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Thuốc nhỏ tai điều trị viêm tai giữa có tác dụng làm sạch dịch tiết, giảm đau, sát khuẩn. Tuy nhiên cần xác định mức độ nhiễm trùng và tổn thương màng nhĩ để lựa chọn loại thuốc phù hợp.

Một số loại thuốc nhỏ tai điều trị viêm tai giữa

Các loại thuốc nhỏ tai được sử dụng trong quá trình chữa viêm tai giữa nhằm mục đích cải thiện triệu chứng và ức chế hiện tượng nhiễm trùng.

1. Thuốc nhỏ tai có tác dụng làm sạch

thuốc nhỏ tai điều trị viêm tai giữa
Natri clorid 0.9% là thuốc nhỏ tai có tác dụng làm sạch được sử dụng trong điều trị viêm tai giữa

Thuốc nhỏ tai có tác dụng làm sạch, loại bỏ dịch tiết, vảy bong và mủ ứ đọng bên trong ống tai. Nhóm thuốc này được sử dụng 2 lần/ tuần. Các loại thuốc nhỏ tai có tác dụng làm sạch như oxy già, natri clorid 0.9%,…

Xem thêm: Bị viêm tai giữa nên uống thuốc gì? Những loại thuốc nên dùng

2. Thuốc nhỏ tai giảm đau và sát khuẩn

Otipax

Otipax là thuốc nhỏ tai có chứa Lidocaine và Phenazone. Thường được chỉ định cho bệnh nhân viêm tai giữa trong giai đoạn xung huyết và một số tình trạng viêm tai do chấn thương hoặc do virus cúm.

2. Thuốc nhỏ tai giảm đau và sát khuẩn
Thuốc nhỏ tai Otipax có khả năng giảm đau, chống viêm và sát khuẩn nhẹ

Sử dụng Otipax cho người bị thủng màng nhĩ có thể khiến thuốc hấp thu vào máu và gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm. Thuốc chỉ được khuyến cáo dùng trong vòng 10 ngày trở xuống.

Cồn boric 3%

Loại thuốc nhỏ tai này chứa Acid boric, có tác dụng sát khuẩn và giảm đau, ngứa ở ống tai giữa. Tuy nhiên cần thận trọng khi dùng loại thuốc này cho trẻ dưới 2 tuổi.

3. Thuốc nhỏ tai có tác dụng kháng viêm và kháng sinh

Polydexa

Polydexa chứa các thành phần như Polymycine B sulfate, Sexamethasone, Metasulfobenzoate và Neomycin sulfate.

3. Thuốc nhỏ tai có tác dụng kháng viêm và kháng sinh
Không sử dụng thuốc Polydexa cho bệnh nhân viêm tai giữa bị thủng màng nhĩ

Loại thuốc này được dùng cho các trường hợp viêm tai giữa cấp tính xung huyết và viêm tai giữa vừa trích rạch màng nhĩ. Tuy nhiên tránh dùng khi bị nhiễm trùng màng nhĩ.

Cortiphenicol

Cortiphenicol là thuốc nhỏ tai có chứa hoạt chất Chloramphenicol. Thành phần này có tác dụng kìm khuẩn bằng cách ức chế quá trình tổng hợp protein ở các vi khuẩn gây bệnh.

Tham khảo thêm: Thông tin quan trọng về tiêm Vacxin phòng viêm tai giữa

4. Thuốc nhỏ tai kháng sinh đơn thuần

thuốc nhỏ tai điều trị viêm tai giữa
Otofa là thuốc nhỏ mắt kháng sinh đơn thuần và có thể dùng cho bệnh nhân bị thủng màng nhĩ

Otofa

Otofa là thuốc nhỏ tai có chứa Rifamycin sodium. Hoạt chất này có khả năng ức chế sự tăng trưởng của hầu hết các vi khuẩn gram âm và gram dương gây ra nhiễm trùng ở ống tai giữa.

Ciplox

Ciplox là loại thuốc nhỏ tai chứa hoạt chất Ciprofloxacine (kháng sinh nhóm quinolon). Thành phần này có phổ kháng khuẩn rộng, hoạt động bằng cách cản trở thông tin từ nhiễm sắc thể khiến vi khuẩn giảm khả năng sinh sản.

Gợi ý: Dùng Đông Y chữa viêm tai giữa có hiệu quả không?

Những lưu ý khi dùng thuốc nhỏ tai điều trị viêm tai giữa

  • Một số loại thuốc có thể đi vào máu và gây ra các triệu chứng nguy hiểm. Do đó chỉ sử dụng thuốc khi có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.
  • Với trường hợp thủng màng nhĩ, cần đến bệnh viện để được chăm sóc và chỉ định loại thuốc phù hợp. 
  • Không dùng thuốc nhỏ tai quá liều lượng quy định. 
  • Tránh trường hợp quên dùng thuốc – đặc biệt là thuốc nhỏ tai có chứa thành phần kháng sinh. 
  • Phải phối hợp việc dùng thuốc nhỏ tai với thuốc điều trị toàn thân để tác động toàn diện.
  • Trẻ nhỏ – đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi có thể nhạy cảm hơn với hoạt tính của các loại thuốc điều trị. Vì vậy bạn cần chú ý khi sử dụng thuốc cho trẻ.

Nếu sử dụng đúng cách, các loại thuốc nhỏ tai có khả năng cải thiện triệu chứng và điều trị dứt điểm tình trạng nhiễm trùng ở ống tai giữa. Ngược lại, tình trạng chủ quan và cẩu thả khi dùng thuốc có thể khiến bệnh tình chuyển biến nghiêm trọng hơn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn loại thuốc phù hợp, bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.

Có thể bạn quan tâm: 

Ngày đăng 14:40 - 12/12/2023 - Cập nhật lúc: 15:43 - 12/12/2023
Chia sẻ:
Đau tai phải khi nuốt nước bọt là bị gì? Làm sao hết?
Đau tai phải khi nuốt nước bọt là triệu chứng của bệnh viêm tai giữa, viêm họng và nhiễm trùng amidan. Nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo…
Cách chữa viêm tai giữa bằng các bài thuốc dân gian

Chữa viêm tai giữa bằng các bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng vì nguyên liệu dễ tìm,…

Đau tai khi nhai và các bệnh lý có thể liên quan

Đau tai khi nhai có thể liên quan đến một số bệnh lý như viêm tuyến nước bọt mang tai,…

Viêm ống tai ngoài (tai ngoài bị nhiễm trùng) và cách điều trị

Viêm ống tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng lớp da bao phủ ống tai ngoài. So với tình trạng…

Bệnh viêm tai giữa có tự khỏi được không Bệnh viêm tai giữa có tự khỏi được không? Bác sĩ nói gì?

Viêm tai giữa có tự khỏi được không? Đây là vấn đề được nhiều quan tâm khi mắc phải bệnh…

Cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa – Hướng dẫn A-Z

Trẻ bị viêm tai giữa cần được chăm sóc đúng cách để mau phục hồi sức khỏe. Tham khảo nội…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua