Thuốc nhỏ tai Otifar: Công dụng, cách dùng và giá bán

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Thuốc nhỏ tai Otifar được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn tai ngoài và viêm tai giữa xung huyết. Thuốc được sử dụng bằng cách nhỏ trực tiếp vào ống tai cần điều trị trong 6 – 10 ngày.

Một số thông tin cơ bản về thuốc Otifar

Thuốc nhỏ tai Otifar
Thuốc nhỏ tai Otifar là dược phẩm của Công ty cổ phẩn Dược phẩm Dược liệu Pharmedic

  • Nhà sản xuất: Công ty cổ phẩn Dược phẩm Dược liệu Pharmedic
  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Dạng bào chế: Thuốc nhỏ tai
  • Dung tích: 8ml
  • SĐK: VD-0037-06
  • Phân nhóm: Thuốc điều trị tai mũi họng

Xem thêm: Thuốc nhỏ tai Illixime: Thành phần, cách dùng và giá bán 

Thành phần và Công dụng

  • Dexamethasone acetate: Là một glucocorticoid tổng hợp, có tác dụng kháng viêm mạnh.
  • Chloramphenicol: Là kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn và diệt khuẩn ở nồng độ cao. Giúp tiêu diệt vi khuẩn bằng cách gắn vào tiểu thể 50S của ribosom và ức chế tổng hợp protein.

Thuốc có công dụng:

  • Giảm viêm ở tai nhằm cải thiện thính lực và giảm đau.
  • Ức chế vi khuẩn gây nhiễm trùng, hạn chế tình trạng ứ mủ, ngứa lở và sưng đau.

Chỉ định & Chống chỉ định

Thuốc nhỏ tai Otifar được chỉ định:

Chỉ định & Chống chỉ định
Thuốc Otifar được chỉ định cho trường hợp nhiễm khuẩn tai ngoài và viêm tai giữa xung huyết
  • Ngứa lở
  • Sưng đỏ tai
  • Tai có mụn, mủ
  • Ù tai
  • Viêm tai giữa xung huyết (giai đoạn đầu của viêm tai giữa).

Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm với thành phần thuốc.
  • Chấn thương gây thủng màng nhĩ.
  • Thủng màng nhĩ do viêm tai giữa ứ mủ.

Gợi ý: Thuốc nhỏ tai Candibiotic: Cách dùng, tác dụng và giá bán

Hướng dẫn sử dụng thuốc nhỏ tai Otifar

Thuốc được sử dụng bằng cách nhỏ trực tiếp vào ống tai bị viêm nhiễm. Trước khi nhỏ thuốc, nên vệ sinh tai bằng khăn ẩm, sau đó ngửa tai lên và nhỏ thuốc theo liều lượng được chỉ định.

Lưu ý: Tránh để đầu thuốc chạm vào tai vì có thể gây nhiễm khuẩn và giảm tác dụng điều trị.

Hướng dẫn sử dụng thuốc nhỏ tai Otifar
Khi nhỏ thuốc, cần tránh để đầu thuốc chạm vào tai và các bề mặt khác

Liều lượng tham khảo:

  • Trẻ nhỏ: Nhỏ từ 1 – 2 giọt/ 2 lần/ ngày
  • Người lớn: Nhỏ từ 1 – 5 giọt/ 2 lần/ ngày
  • Sử dụng liên tục trong 6 – 10 ngày

Thuốc Otifar có chứa kháng sinh Chloramphenicol, do đó bạn nên dùng thuốc đều đặn mỗi ngày và tại các thời điểm cố định để thuốc phát huy tác dụng tối ưu.

Chú ý đề phòng

Một số trường hợp có thể bị kích ứng khi sử dụng thuốc nhỏ tai Otifar. Tá dược Propylen glycol trong thuốc có thể gây kích ứng da. Vì vậy cần tránh để thuốc dính vào da tay hoặc da mặt.

Chú ý đề phòng
Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc nhỏ tai Otifar

Phụ nữ mang thai và cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Ở dạng điều trị tại chỗ, hoạt chất trong thuốc ít khi được hấp thu và gây phản ứng toàn thân. 

Nên dùng thuốc trong 6 – 10 ngày và xử lý thuốc nếu không còn nhu cầu sử dụng. Thuốc chỉ có tác dụng điều trị trong 10 – 20 ngày kể từ thời điểm mở nắp.

Tham khảo thêm: Thuốc nhỏ tai Polydexa: Tác dụng, liều dùng và giá bán

Tác dụng phụ của thuốc nhỏ tai Otifar

  • Sưng đỏ tai
  • Châm chích
  • Đau đầu
  • Ngứa tai

Các triệu chứng này thường khởi phát vào 1 – 3 ngày đầu mới dùng thuốc và có xu hướng thuyên giảm dần. 

Có nên dùng thuốc nhỏ tai Otifar?

Thuốc nhỏ tai Otifar là loại thuốc điều trị đặc hiệu viêm tai giữa xung huyết và viêm tai ngoài. Do đó bạn không nên tự ý sử dụng thuốc – ngay cả khi không có các tình trạng sức khỏe đặc biệt.

Tự ý dùng thuốc có thể gây sai lệch trong quá trình điều trị khiến mức độ đáp ứng kém và làm phát sinh nhiều tình huống rủi ro.

Thuốc nhỏ tai Otifar giá bao nhiêu?

Thuốc nhỏ tai Otifar có giá 5 – 7.000 đồng/ chai 8ml. Bạn có thể tìm mua thuốc tại nhà thuốc hoặc các quầy thuốc tại bệnh viện.

Bài viết đã tổng hợp các thông tin cơ bản nhất về thuốc nhỏ tai Otifar. Nếu có thắc mắc về liều dùng và thời gian sử dụng, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn chuyên môn.

Có thể tham khảo: 

Chia sẻ:
Triệu chứng viêm tai giữa cấp ở trẻ em và cách điều trị

Viêm tai giữa cấp ở trẻ em thường có các triệu chứng phổ biến như tai sưng, đau rát, giảm…

5 Cách chữa nhiễm trùng tai cho trẻ em 5 cách hiệu quả chữa nhiễm trùng tai cho trẻ

5 cách hiệu quả chữa nhiễm trùng tai cho trẻ được áp dụng nhiều hiện nay. Bệnh nhiễm trùng tai…

Đau Nhức Bên Trong Lỗ Tai Phải, Trái là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Đau nhức bên trong lỗ tai phải hoặc trái có thể gây khó chịu và là dấu hiệu của một…

tiếng ve kêu trong tai Có tiếng ve kêu trong tai là bệnh gì? Cách chữa trị

Nghe thấy tiếng ve kêu trong tai có thể xuất phát từ những nguyên nhân bệnh lý hoặc thậm chí…

Viêm tai ngoài – Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng lỗ mở ở bên ngoài ống tai. Loại nhiễm trùng này thường…

Bình luận (3)

  1. Hung
    Hung says: Trả lời

    Tôi muốn mua thuốc nhỏ tai Ottfar nhà thốc có không

  2. Anh vân
    Anh vân says: Trả lời

    Khi nào trả loi

  3. Anh vân
    Anh vân says: Trả lời

    Muốn mua 03 chai nhỏ tai Otifa có bán không vậy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua