Bị sỏi mật có nên ăn trứng (gà, vịt…) không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Khi bị sỏi mật, người bệnh cần chú ý trong ăn uống do những thực phẩm bổ sung vào cơ thể sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động của túi mật. Bệnh nhân bị sỏi mật được khuyến khích hạn chế lượng đạm động vật, chất béo, trong đó trứng là nhóm thực phẩm có lượng lớn các chất này. Vậy người bị sỏi mật có nên ăn trứng không?

Bị sỏi mật có nên ăn trứng (gà, vịt...) không?
Bị sỏi mật có nên ăn trứng hay không là câu hỏi được nhiều bệnh nhân quan tâm

Bị sỏi mật có nên ăn trứng (gà, vịt..) không?

Có nhiều loại trứng được sử dụng trong chế biến bữa ăn hàng ngày. Trong đó, trứng gà và trứng vịt là những loại thực phẩm phổ biến nhất. Sở dĩ trứng được ưa chuộng là bởi chúng chứa nhiều yếu tố vi lượng quan trọng như kali, magie, canxi, sắt,… đây là những dưỡng chất rất quan trọng để duy trì hoạt động cơ thể. Ngoài ra trứng còn cung cấp lượng protein đáng kể, kết hợp với rất nhiều các loại vitamin A, D, B6, B12, acid folic… 

Ngoài ra thành phần omega 3 có trong trứng là một chất béo chưa bão hoà dễ hấp thu và bổ sung năng lượng hàng đầu cho hoạt động con người. Nguồn chất béo của trứng có chủ yếu trong phần lòng đỏ trứng gà. Lòng trắng trứng gà không chứa chất béo, mà chủ yếu bao gồm nước, các vi khoáng và protein. Vì thế chỉ cần cung cấp cho cơ thể 1 – 2 quả trứng vào mỗi bữa cũng cung cấp đủ nguồn năng lượng cho cơ thể.

Trung bình trong 1 quả trứng gà có khoảng 3 – 5g chất béo bão hoà. Ngoài ra lượng cholesterol có trong 1 quả trứng gà chiến gần 70% tổng lượng cholesterol được khuyến cáo tiêu thụ cho mỗi người 1 ngày. Chính vì nguồn đạm và chất béo và cholesterol khá cao nên trứng gà nằm trong danh sách thực phẩm “hạn chế” của những người bị mỡ trong máu, béo phì và người bị sỏi mật. 

Bị sỏi mật có nên ăn trứng không?
Hàm lượng đạm và cholesterol trong trứng rất cao nên người sỏi thận nên hạn chế dùng nhiều

Trong khi đó, những người bị sỏi mật không thể hấp thu quá nhiều chất béo và cholesterol, điều này sẽ tạo điều kiện hình thành tinh thể tạo sỏi. Ngoài ra việc tiêu thụ quá nhiều đạm, chất béo và các cholesterol cũng khiến hoạt động hệ tiêu hóa trì trệ và tạo áp lực cho túi mật. Chỉ số cholesterol trong máu cao cũng là nguy cơ dẫn đến đột quỵ và nhiều bệnh lý về tim mạch khác.

Các nghiên cứu gần đây đã khẳng định, cholesterol dư thừa là một nguyên nhân hình thành sỏi mật. Đây cũng là nguyên nhân vì sao các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra khuyến cáo người bị sỏi mật không nên dùng quá 5 quả trứng gà/ tuần để đảm bảo sức khoẻ.

Người bị sỏi mật có nên ăn trứng vịt lộn?

Tương tự như trứng gà, trứng vịt lộn có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Trong đó nguồn dưỡng chất từ trứng vịt lộn thậm chí còn cao hơn nhiều lần về lượng đạm và canxi, trong khi đó chất béo của trứng vịt lộn tương đương với một quả trứng gà bình thường.

Người mắc bệnh sỏi túi mật không nên ăn trứng vịt lộn thường xuyên, tốt nhất là hạn chế thực phẩm này trong thực đơn để đảm bảo sức khỏe. Nguyên nhân là vì sau khi ăn, lượng đạm có trong trứng vịt lộn sẽ lưu lại một thời gian dài trong túi mật và kích thích chức năng co bóp của túi mật. Điều này khiến cho bệnh nhân cảm thấy rất mệt và đau râm ran ở bụng.

Không chỉ riêng đối với trứng vịt lộn, khi bị sỏi mật người bệnh nên hạn chế bổ sung nhiều đạm trong thực đơn. Do khi dùng thức ăn có hàm lượng protein cao, ruột sẽ tiết ra chất làm co bóp túi mật và tạo sự quá tải cho hoạt động cơ quan này.

Những dấu hiệu cho thấy người bệnh bổ sung quá mức nguồn đạm như đau bụng và nôn mửa. Đối với  những trường hợp nghiêm trọng hơn, viên sỏi theo nhịp co bóp của túi mật di chuyển đến cuống túi mật, sau đó làm tắc lối thông của túi mật và gây ứ đọng dịch mật, sau đó xảy ra viêm túi mật.

Bị sỏi mật có nên ăn trứng không?
Trứng vịt lộn có thành phần đạm cao, trung bình mỗi tuần người bệnh sỏi mật không dùng quá 1 quả

Bị sỏi mật nên ăn trứng như thế nào mới an toàn?

Thông thường bệnh nhân bị sỏi túi mật sẽ nhận thấy cơn đau bụng sau khi ăn nhiều dầu mỡ, uống rượu, ăn quá no hoặc khi căng thẳng thần kinh.  Việc bổ sung những thực phẩm không phù hợp với tình trạng sức khỏe có thể khiến sỏi to thêm hoặc gây biến chứng viêm túi mật nguy hiểm. 

Đối với bất kỳ loại thực phẩm nào, người bệnh cần biết cách phân chia với liều lượng vừa đủ. Đối với trứng, mặc dù chúng không được khuyến khích nhưng bạn vẫn có thể sử dụng với lượng nhất định thì sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Lưu ý khi dùng trứng dành cho người bệnh là:

  • Trung bình mỗi tuần bệnh nhân sỏi mật chỉ nên dùng khoảng 4 – 5 quả trứng.
  • Người bệnh nên chia nhỏ trứng thành từng phần và ăn chậm rãi để kiểm soát lượng chất béo và lượng protein tiêu thụ trong mỗi bữa ăn.
  • Ưu tiên cách chế biến trứng thành các món ăn lành mạnh như trứng luộc, trứng hấp, trứng chưng nấm, canh trứng.
  • Có thể dùng lòng trắng trứng và hạn chế dùng lòng đỏ, vì lòng trắng trứng chứa rất ít chất béo mà protein và canxi là chủ yếu.

Bên cạnh những lưu ý khi ăn trứng, người bị sỏi túi mật cần có chế độ ăn uống giảm chất béo. Bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều cholesterol như phủ tạng động vật, các loại bánh kẹo ngọt chế biến từ bơ sữa, các loại thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ.

Khi bị sỏi mật nên ăn gì thì tốt?

Hạt lanh cung cấp chất xơ

Trong hạt lạnh có thành phần chất xơ giúp hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, phòng chứng táo bón, tăng cường lợi khuẩn đường ruột. Ngoài ra hạt lanh cũng chứa các chất béo lành mạnh omega 3 tốt cho hoạt động của túi mật và đồng thời giúp giảm hấp thu cholesterol từ ruột. Nhờ có những lợi ích này là hạt lanh được đánh giá là siêu thực phẩm cần thiết có trong thực đơn của người bệnh sỏi mật.

Quả bơ tăng cường kali và các chất béo tốt

Khi hàm lượng  bilirubin muối mật không đủ để hòa tan cholesterol, chúng bắt đầu quá trình kết tinh lại tạo sỏi. Vì thế để phòng sỏi mật, bạn nên bổ sung những thực phẩm chống lại quá trình kết tinh này.

Một chất giúp khắc phục tình trạng kết tủa cholesterol là kali và các chất béo lành mạnh. Trong đó quả bơ cung cấp kali – dưỡng chất giúp cân bằng nước và điện giải, từ đó có thể hạn chế được sự hình thành sỏi mật.

Bị sỏi mật có nên ăn trứng không?
Bơ được đánh giá là thực phẩm rất tốt cho người mắc bệnh sỏi mật

Cam, quýt, bưởi bổ sung vitamin

Các chuyên gia dinh dưỡng cho răng khi cơ thể được bổ sung đủ vitamin C sẽ giúp làm giảm được 50% nguy cơ biến chứng sỏi mật. Vì thế mà những loại trái cây họ cam được khuyến khích bổ sung tăng cường trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân sỏi mật. Nhóm trái cây giàu vitamin C như cam quýt và quả mọng sẽ tăng cường hoạt động tăng cường đề kháng.  

Ăn đậu bắp giúp kích thích tiết dịch mật

Dịch mật có vai trò chính là hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, tuy nhiên dịch mật cần có đủ những chất cần thiết thì mới ngăn chặn được sự hình thành sỏi mật. Những thực phẩm được đánh giá tốt nhất cho hoạt động sản xuất dịch mật gồm có đậu bắp cùng với nhiều loại rau củ khác như atiso, rau diếp xanh, mùi tây, cải xoăn,… chúng chứa thành phần chất xơ dồi dào, cùng với nhiều vitamin có lợi. Vì thế người mắc sỏi mật nên ăn nhiều loại rau củ này.

Đậu đỗ tốt cho người sỏi mật

Đậu đỗ và những món ăn từ đậu đem đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là những người bị sỏi mật. Đậu được xem là nguồn thực phẩm tuyệt vời có giá trị đạm tương đương thịt đỏ – một trong những xúc tác chính gây bệnh sỏi mật.

Khi cơ thể bạn dư thừa cholesterol từ đạm động vật sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mật. Lúc này việc thay thế chế độ ăn giàu protein từ thực vật sẽ thay thế đạm thịt, nhưng vẫn có thể đảm bảo cholesterol không tăng quá cao cho cơ thể. Bạn có thể tìm thấy protein thực vật có trong trong đậu lăng, đậu nành, đậu hũ,…

Rau có màu xanh lá đậm

Đối với người bị bệnh sỏi mật, sỏi thận, những thực phẩm bổ sung canxi là rất cần thiết để ngăn chặn hình thành sỏi. Trong đó những loại rau màu xanh lá đậm như bông cải xanh, rau bina, rau dền, mồng tơi,… chúng được đánh giá tốt nhất. Những loại rau này cũng dồi dào thành phần magie giúp chống lại sự tích tụ canxi hình thành sỏi mật.

Bị sỏi mật có nên ăn trứng không?
Chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh và trái cây hỗ trợ tốt cho hoạt động tạo mật và túi mật

Củ cải đường kích thích tiết dịch mật

Trong các loại rau củ thì củ cải đường có thành phần chất betain cao nhất. Hoạt chất này có vai trò giúp bảo vệ tế bào gan, kích thích bài tiết dịch mật để tiêu hóa chất béo. Củ cải đường là thực phẩm rất tốt cho những người muốn giảm béo, thanh lọc các chất độc dư thừa tích trữ trong cơ thể. Người bệnh sỏi mật có thể chế biến củ cải đường thành nhiều món như salad, nước ép, súp hoặc sinh tố rau củ,…

Uống đủ nước ngăn ngừa hình thành sỏi mật

Thói quen uống nước giúp cơ thể luôn duy trì được sự khỏe mạnh và hỗ trợ trao đổi chất. Nước là thành phần chủ yếu của các dịch tiêu hóa và 80% tạo thành dịch mật, nước cũng giúp gan đào thải các độc tố tốt hơn, phòng tránh được tình trạng sỏi thận, sỏi mật. Do đó để ngăn chặn sự hình thành sỏi thì người bệnh nên uống trung bình 2 – 2,5l nước mỗi ngày.

Thực phẩm lên men hỗ trợ đường ruột

Trong đó những loại thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn tốt gồm các thực phẩm lên men như sữa chua không đường, rau củ muối chua, phô mai ít béo, đỗ tương…  Khi hoạt động đường ruột được đảm bảo sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho mật. Chúng giúp tái hấp thu hoạt động tạo thành muối mật nên không có các cặn sỏi dư thừa. Tuy nhiên người bệnh cũng nên lưu ý không nên bổ sung quá nhiều thực phẩm muối chua, lên men vì chúng có thể gây đầy bụng, ợ hơi và khó tiêu…

Với những thông tin trong bài viết giải đáp vấn đề “Bị sỏi mật có nên ăn trứng không?”. Trứng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tuy nhiên sẽ có những trường hợp trứng mang lại những tác dụng không tốt cho sức khỏe. Việc làm cần thiết là người bệnh nên chủ động xây dựng thực đơn dinh dưỡng đủ chất, giảm nguồn đạm và chất béo động vật. Hoặc để đảm bảo, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng được bữa ăn khoa học, hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Sỏi mật có mổ được không? Có khỏi hoàn toàn? Sỏi mật có mổ được không? Có khỏi hoàn toàn?
Sỏi mật không nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh khi các cơn đau tái phát thường xuyên. Phương pháp mổ sỏi mật được…
da vàng là bị bệnh gì Da vàng là bị bệnh gì? Cách nhận biết, điều trị

Tình trạng da vàng thường đi kèm với vàng cả niêm mạc hay kết mạc mắt. Đây có thể là…

bệnh sỏi mật nên ăn gì Bệnh sỏi mật kiêng ăn gì và bổ sung gì đánh tan sỏi?

Chế độ ăn uống chính là giải pháp hỗ trợ cần được áp dụng trong điều trị bất cứ bệnh…

Bị sỏi mật có nên ăn trứng (gà, vịt...) không? Bị sỏi mật có nên ăn trứng (gà, vịt…) không?

Khi bị sỏi mật, người bệnh cần chú ý trong ăn uống do những thực phẩm bổ sung vào cơ…

10 cách trị sỏi mật tại nhà – Giảm nhanh cơn đau

Những cách trị sỏi mật tại nhà từ kim tiền thảo, quả dứa, bồ công anh hay rau ngổ có…

bài thuốc dân gian trị sỏi mật 7 bài thuốc trị sỏi mật hiệu quả, dân gian thường dùng

Áp dụng các bài thuốc dân gian trị sỏi mật là giải pháp hiện đang được nhiều người tin tưởng.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua